Sức đề kháng và khả năng gây bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 31 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Virus gây bệnh lở mồm long móng

2.3.6. Sức đề kháng và khả năng gây bệnh

Virus LMLM không có vỏ bọc ngoài, do vậy chúng có sức đề kháng cao đối với các dung môi hữu cơ (cồn, ê-te…) nhưng lại mẫn cảm với ánh sáng mặt trời, axit, formon...

Virus LMLM có sức đề kháng tương đối cao đối với ngoại cảnh (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958; Nguyễn Vĩnh Phước, 1978; Merchant and Barner, 1981; Swan, 1994; Geering, 1984; Kihm, 1992). Ở điều kiện nhiệt độ cao, virus dễ bị tiêu diệt. 60 - 700C virus chết sau 5 - 15 phút; đun sôi 1000C giết chết virus ngay lập tức. Ở nhiệt độ lạnh, virus tồn tại được lâu hơn: trong tủ lạnh, virus sống được 425 ngày.

Virus có thể tồn tại được khoảng 5 - 10 tuần ở những nơi thời tiết mát, đặc biệt là ở các mô bào hoặc ở các tổ chức ngoài cơ thể với điều kiện pH không thấp hơn 6,5. Tại chuồng của trâu bò virus có thể duy trì khoảng 14 ngày, ở trong đồ phế thải của động vật được khoảng 39 ngày, trên bề mặt của phân ở mùa thu được 28 ngày và ở mùa đông được 67 ngày. Virus có thể sống lâu hơn ở trong thức ăn, ở lông trâu bò được 4 tuần, trong nước thải được trên 130 ngày. Trong các sản phẩm của động vật, virus bị bất hoạt khi có sự acid hoá của sữa và thịt. Đối với ánh sáng tác động yếu: Trên mặt đồng cỏ, virus sống ít nhất 2 tháng về mùa đông, 3 ngày về mùa thu, virus còn hoạt lực 4 tuần lễ trên lông bò. Trong đất ẩm ướt virus có thể sống hàng năm. Theo Nguyễn Lương (1997), sức đề kháng của virus phụ thuộc phần lớn vào chất chứa nó. Virus có sức đề kháng

tương đối mạnh khi nó dính vào những chất khô hay những chất protein, ví dụ trong cỏ khô virus sống được 8 - 15 tuần, trong tuỷ xương dài, phủ tạng virus có thể sống 40 ngày. Ở trong tổ chức và mô bào, virus có sức đề kháng mạnh cả với những chất sát trùng mà có thể giết được vi khuẩn khác.

Đối với hoá chất, chất sát trùng: Do virus không có lớp vỏ bọc ngoài là lipit nên nó có khả năng đề kháng với các chất hữu cơ như cồn, ete… Tuy nhiên, virus lại mẫn cảm với axít, formol, có thể dùng các loại axit nhẹ để tiêu diệt virus trên cơ thể con vật như: Dấm ăn, phèn chua, chanh, khế, axit citric, axit acetic 5 %... Nhưng để tiêu độc chuồng trại nên dùng NaOH 0,8 %. Trong thực tiễn, người ta thường dùng NaOH 0,5 % để sát trùng thân thể gia súc và cho người, còn dung dịch 1 % để sát trùng dụng cụ, khi dùng nên cho thêm dung dịch nước vôi 5 %.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 31 - 32)