Tình trạng xử lý chất thải trong chăn nuôi tại các hộ được điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 53 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện kinh tế và tình hình chăn nuôi thú y tại tỉnh LuangNam THa

4.1.8. Tình trạng xử lý chất thải trong chăn nuôi tại các hộ được điều tra

Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường, sức khỏe con người, và sức khỏe vật nuôi ở nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Phương thức xử lý chất thải chăn nuôi được chúng tôi đề cập

Bảng 4.9. Tình trạng xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi trâu (n = 240) (n = 240) Phương thức xử lý Số hộ (n=240) Tỷ lệ (%) Ủ bio-gas 61 25,4 Trực tiếp bón cây 73 30,4 Nuôi cá 53 22,1 Xả thẳng ra môi trường 53 22,1

Bốn phương thức xử lý chất thải trong chăn nuôi trâu bò được thực hiện chính tại địa bàn điều tra bao gồm ủ bio-gas, bón trực tiếp cho cây trồng, nuôi cá và xả thẳng ra môi trường.

Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng phương pháp ủ bio-gas rất có hiệu quả:

+ Cố định chất thải: Các chất hữu cơ phức tạp biến đổi thành các chất vô cơ sẽ ít gây ô nhiễm cho môi trường đất hoặc nguồn nước nếu thải vào.

+ Diệt một số mầm bệnh ở chất thải đầu ra.

+ Không gây mùi hôi thối, ít hấp dẫn ruồi nhặng, côn trùng, tạo mối thân thiện giữa hộ chăn nuôi với hộ không chăn nuôi.

+ Bảo đảm vệ sinh chuồng trại; Gia súc, gia cầm ít bị nhiễm bệnh hơn + Sử dụng gas để đun nấu sẽ không còn khói bụi, hạn chế nóng nực.

Kết quả thống kê tại bảng trên cho thấy, mặc dù việc xử lý bio-gas có nhiều lợi ích cả về mặt tài chính cũng như hiệu quả bảo vệ môi trường, hình thức xử lý này không chiếm ưu thế bởi yêu cầu chi phí đầu tư ban đầu cao, yêu cầu kỹ thuật sử dụng lớn đồng thời không phù hợp với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Việc xử lý chất thải bằng biện pháp xả thẳng ra môi trường đang còn tồn tại rất nhiều trong chăn nuôi gây ra ô nhiễm cho môi trường, làm tăng cao nguy cơ lây lan và phát dịch.

4.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM PHÁT SINH VÀ LÂY LAN DỊCH LMLM Ở TRÂU TẠI LUANG NAM THA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 53 - 54)