Yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 41 - 43)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.8. Yếu tố nguy cơ

2.8.1. Khái niệm

Yếu tố nguy cơ là yếu tố làm cho ký chủ bị phơi nhiễm trước các vsv (virus, vi khuẩn…) hoặc các chất độc hại khác.

Một yếu tố nguy cơ bao gồm 3 thành phần: Tác nhân có hại, yếu tố nguy cơ và mức độ hậu quả. Thông thường, người ta ít khi phân biệt tác nhân có hại với yếu tố nguy cơ và nhiều khi coi chúng đều là nguyên nhân. Do vậy, nếu dùng từ nguyên nhân thì trong dịch tễ học cần phân biệt giữa tác nhân có hại với yếu tố nguy cơ.

2.8.2. Phương pháp xác định các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ xảy ra dịch bệnh không chỉ nói chung chung là nguy cơ cao mà phải xác định và tính toán để chứng minh rằng yếu tố đó chính là yếu tố nguy cơ. Muốn vậy, ta phải tính xác suất xảy ra bệnh khi không có yếu tố nguy cơ đó. Sau đó so sánh 2 xác suất với nhau. Có 3 con số so sánh xác suất tuỳ theo phương pháp nghiên cứu dịch tễ. Đó là tỷ số chênh lệch OR (Odd Ratio), tỷ số tỷ lệ nhiễm PR (Prevalence Ratio) và nguy cơ tương quan RR (Relative Risk).

2.8.3. Tỷ số chênh lệch OR (Odd Ratio) và nghiên cứu (điều tra) hồi cứu

Nghiên cứu (điều tra) hồi cứu là điều tra ngược thời gian để tìm ra yếu tố nguy cơ đã làm cho bệnh xảy ra. Một cách làm nghiên cứu hồi cứu là nghiên cứu bệnh chứng (case control – Study). Người ta chọn một số gia súc có bệnh gọi là nhóm bệnh và một số gia súc không bệnh gọi là nhóm đối chứng và so sánh xem giữa 2 nhóm này có những điểm gì khác biệt. Nhưng sự khác biệt này chủ yếu là do các yếu tố tác động đến gia súc ở 2 nhóm. Các yếu tố nói trên nếu có tác động vào gia súc thì gia súc đó được coi là đã phơi nhiễm và nếu không có tác động thì gia súc đó được coi là không phơi nhiễm với yếu tố đó.

Phân tích hồi quy logic đa tầng, nhiều biến (multilevel analysis) được áp dụng để định lượng các yếu tố nguy cơ theo các phân tầng khác nhau (Nguyễn Văn Long, 2013; Dohoo, 2013). Phân tích kết quả dựa trên giá trị OR thu được:

OR > 1: gia súc phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ có khả năng dương tính huyết thanh học với virus LMLM.

OR < 1: nguy cơ gia súc dương tính huyết thanh học với virus LMLM giảm đi. OR = 1: cho thấy không có ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ lên xác suất gia súc cho kết quả dương tính huyết thanh học với virus LMLM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 41 - 43)