Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 52 - 53)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện kinh tế và tình hình chăn nuôi thú y tại tỉnh LuangNam THa

4.1.6. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

Để tiến hành nghiên cứu các yếu tố nguy cơ làm lây lan và phát sinh dịch bệnh tại Luang Nam Tha, chúng tôi tiến hành điều tra, thống kê tình hình sử dụng nước trong chăn nuôi. Kết quả thu được, chúng tôi thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò tại các hộ điều tra (n = 240) Nội dung Số hộ (n=240) Tỷ lệ (%) Nước máy 7 2,9 Nước giếng 189 78,8 Nước mưa 6 2,5 Nước ao hồ 38 15,8

Qua kết quả điều tra cho thấy, 4 nguồn nước chính được sử dụng trong chăn nuôi trâu bò tại địa phương bao gồm nước máy, nước giếng, nước mưa và nước ao hồ.

Từ số liệu tổng kết trong bảng, nguồn cung cấp nước chính là nước giếng có 189/240 hộ sử dụng chiếm 78,8%; Mặc dù trong các hộ chăn nuôi đã có nguồn nước sạch cho sinh hoạt của con người, tuy nhiên, nước giếng vẫn được sử dụng như nguồn cung chính cho chăn nuôi, điều này giúp giảm chi phí đầu tư cho chăn nuôi.

Sử dụng nước sạch trong chăn nuôi không những giúp cho vật nuôi không bị nhiễm các chất độc hại (hóa học và sinh học) từ môi trường, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh mà còn nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng.

Ngoài nước giếng là nguồn cung chính cho chăn nuôi trâu bò, ba nguồn nước còn lại được sử dụng với tỷ lệ rất thấp lần lượt là nước ao hồ (15,8 %), nước máy (2,9 %) và nước mưa (2,5 %). Hai nguồn nước từ ao hồ và nước mưa mặc dù đều là nguồn nước tự nhiên nhưng tỷ lệ được sử dụng không cao, điều này là do hai nguồn nước này yêu cầu diện tích lưu trữ lớn mà không phải hộ chăn nuôi nào cũng có thể thực hiện; Thêm vào đó, nguồn nước tự nhiên này không có tính chủ động cao như nguồn nước giếng dẫn tới tỷ lệ sử dụng thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)