Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM
2.4.3. Đường xâm nhập
Trong thiên nhiên, virus xâm nhập qua đường hô hấp là phổ biến hơn cả, ngoài ra virus LMLM có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá, các vết thương. Đường sinh dục cũng có thể là nơi xâm nhập nhưng ít xảy ra.
Trong phòng thí nghiệm, đường tiêm nội bì có hiệu quả nhất. Đối với bò và lợn, người ta hay tiêm virus vào nội bì niêm mạc lưỡi. Ở chuột lang, tiêm vào nội bì gan bàn chân. Những đường tiêm khác như bắp thịt, dưới da, tĩnh mạch… cho kết quả không chắc chắn và đòi hỏi liều virus cao hơn.
2.4.4. Cách sinh bệnh
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), virus LMLM có tính hướng thượng bì, sinh sản chủ yếu trong các tế bào thượng bì niêm mạc và da, chủ yếu là ở những tế bào thượng bì non. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó nhân lên trước tiên ở trong lớp thượng bì của nơi xâm nhập, ví dụ lớp thượng bì của ống tiêu hóa nếu xâm nhập theo đường tiêu hóa, lớp thượng bì của da nếu virus xâm nhập qua vết thương ở da… Trong quá trình nhân lên ở đây, virus gây thuỷ thũng các tế bào thượng bì hình thành mụn nước sơ phát. Sau đó, virus chứa trong dịch lâm ba và mụn sẽ tiến vào máu và phủ tạng. Khi virus vào máu sẽ gây sốt, cuối giai đoạn sốt virus nhân lên và gây ra các mụn nước thứ phát ở nơi những tế bào thượng bì đang phân chia mạnh như niêm mạc xoang miệng, vành móng, kẽ móng, đầu vú bò sữa, mõm lợn. Mụn nước phát triển to dần ra, nhô lên nhưng không bao giờ sinh mủ khi không có vi trùng kế phát. Sau khi mụn vỡ, những vết tích trên thượng bì được lấp bằng nhanh chóng, không để lại sẹo do tế bào của lớp Malpighi vẫn nguyên vẹn. Mụn nước chỉ loét khi nhiễm khuẩn kế phát, vi khuẩn sinh mủ, gây hoại tử xâm nhập gây bệnh lý cục bộ ăn sâu vào trong, có khi gây
lượng virus, đường truyền và type virus: Giai đoạn ủ bệnh có các trường hợp đặc biệt có thể kéo dài 2 - 10 ngày (Donaldson). Trong một số trường hợp, do nguyên nhân chưa rõ, virus lưu hành trong máu rồi sinh sản trong nếp nhăn cơ tim, gây bại huyết, thoái hoá cơ tim, viêm cơ tim. Hiện tượng viêm cơ tim này không phải do virus trực tiếp gây ra mà do liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn kế phát đã chui vào tế bào cơ tim bị nhiễm virus (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Thể ác tính của bệnh LMLM ở con vật trưởng thành xuất hiện triệu chứng rõ ràng khi mụn nước giai đoạn khỏi, ở con non hiện tượng thoái hoá cơ tim có thể làm con vật chết trước khi mụn nước thứ phát xuất hiện.
Virus có thể xâm nhập vào phôi thai qua đường tuần hoàn giữa con mẹ và con con, do đó gia súc có chửa thường hay sẩy thai khi mắc bệnh LMLM.