Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Điều kiện kinh tế và tình hình chăn nuôi thú y tại tỉnh LuangNam THa
4.1.5. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi tại các hộ điều tra
Đi đôi với phương thức chăn nuôi là việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi. Thức ăn là một phần quan trọng góp phần vào hiệu quả trong chăn nuôi. Người chăn nuôi cần chọn chế độ ăn thích hợp với phương thức chăn nuôi, tạo điều kiện cân bằng hài hòa, để gia súc có chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp cho sự tăng trưởng của gia súc. Trong quá trình điều tra các hộ chăn nuôi tại các xã trong tỉnh Luang Nam Tha sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò cho thấy có hộ chỉ sử dụng một loại thức ăn nhưng có hộ lại sử dùng cùng một lúc hai loại thức ăn hoặc có thể là 3 loại thức ăn, số liệu được tổng hợp ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi trâu tại các hộ điều tra (n = 240) (n = 240)
Loại thức ăn Số hộ Tỷ lệ (%)
Cỏ tươi, cỏ khô, rơm 151 62,9
Thức ăn thô xanh (cỏ tươi, cỏ khô, rơm đã được xử lý
mềm và tăng độ đạm) 9 3,8
Thức ăn thô xanh hỗn hợp với thức ăn tinh 76 31,6
Thức ăn ủ chua 4 1,7
từng hộ chăn nuôi mà thức ăn sử dụng trong chăn nuôi trâu là có khác nhau như mô tả trong bảng thống kê trên đây.
Kết quả điều tra cho thấy nguồn thức ăn chủ yếu cho trâu là cỏ tươi, cỏ khô và rơm (62,9 %). Đây là loại thức ăn có sẵn chưa qua sơ chế nên dinh dưỡng chưa được cao. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng kết hợp cho ăn thêm thức ăn tinh như bột ngô, khoai, sắn… (31,6%). Nhưng để thức ăn đạt được hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa các hộ chăn nuôi cần sơ chế thành thức ăn thô xanh (cỏ tươi, cỏ khô, rơm đã được xử lý mềm và tăng độ đạm) và thức ăn ủ chua. Tuy nhiên, số hộ chăn nuôi áp dụng phương pháp xử lý thức ăn này còn thấp với tỷ lệ lần lượt là 3,8 và 1,7%.