Bản đồ hành chính tỉnh LuangNamTha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 48)

4.1.2. Tình hình chăn nuôi

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh Luang Nam Tha ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương. Chăn nuôi phát triển khá mạnh, tỷ lệ lợn hướng nạc đạt 32 %, bò lai sind 85 %. Trung bình mỗi năm tổng đàn lợn đạt gần 1.200 nghìn con, đàn bò 26.000 con, đàn gia cầm trên 17 triệu con, chủ yếu là gà, vịt, ngan, ngỗng. Đàn bò sữa bắt đầu có chiều hướng phát triển tốt, sản lượng thịt hơi xuất chuồng mỗi năm đạt khoảng 80 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu đông lạnh khoảng 1.500 tấn.

Tình hình chăn nuôi của tỉnh Luang Nam Tha năm 2016 và 2017 được thể hiện qua bảng 4.1 và bảng 4.2.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của tỉnh Luang Nam Tha năm 2016 (con)

Huyện Trâu Lợn Gia cầm LuangNamTha 826 5046 1798 28543 626230 Sing 3383 7183 1013 15733 129500 Long 1110 4156 1008 16935 79756 Viengphoukha 3289 4650 1131 14700 66098 NaLae 3886 3445 2833 27629 68838 Tổng 12494 24480 7783 103540 970422

Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi của tỉnh Luang Nam Tha năm 2017 (con)

Huyện Trâu Lợn Gia cầm LuangNamTha 901 5199 1878 3086 630630 Sing 3462 7239 1194 15719 129900 Long 1123 4288 1444 16267 87638 Viengphoukha 2024 5842 2331 17756 55708 NaLae 4064 3908 3810 46354 95034 Tổng 11574 26476 10657 99182 998910

Nhìn chung tình hình chăn nuôi của tỉnh Luang Nam Tha không có nhiều thay đổi qua các năm. Chỉ có sự chuyển biến nhất là chăn nuôi gia cầm tăng 2 năm 2016 - 2017. Năm 2017 chăn nuôi trâu, bò: 38050 con. Chăn nuôi lợn: 99182 con. Chăn nuôi dê: 10657 con và chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng: 998910 con.

Số liệu điều tra số lượng các hộ chăn nuôi trong tỉnh Luang Nam Tha được thể hiện trong bảng 4.3 dưới đây.

Bảng 4.3. Cơ cấu chăn nuôi trong tỉnh giai đoạn 2016 – 2017 (hộ)

Năm Trâu Lợn Gia cầm

2016 1499 1406 2879 14950 39298

2017 1465 1430 2881 14957 39800

Số lượng các hộ chăn nuôi không có nhiều thay đổi qua các năm. Tuy nhiên các hộ chăn nuôi lợn và gia cầm đã có xu hướng tăng qua các năm trong khi số hộ chăn nuôi trâu, bò và dê, cừu lại có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2017 số hộ chăn nuôi trâu là 1465 hộ, bò là 1430, dê là 2881 hộ, lợn là 14957 hộ và gia cầm là 39800 hộ.

4.1.3. Cơ cấu chăn nuôi tại các hộ điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra cơ cấu chăn nuôi tại các hộ ở một số xã thuộc tỉnh Luang Nam Tha, số liệu thu được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Cơ cấu đàn trâu tại các hộ điều tra (n = 4064)

Mục đích chăn nuôi Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

Trâu thịt 2506 61,66

Trâu cày 1355 33,34

Nghé 203 5,00

Chăn nuôi trâu: Phần lớn các hộ chăn nuôi tập trung chăn nuôi trâu thịt 2506 con chiếm 61,66% trong khi chăn nuôi trâu cày 1355 con chiếm 33,34 % và thấp nhất là chăn nuôi nghé 203 con chiếm 5%.

4.1.4. Hình thức chăn nuôi

Tiến hành điều tra nghiên cứu, tổng hợp các phương thức chăn nuôi chính đang được áp dụng ở Luang Nam Tha hiện nay. Số liệu được thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Hình thức chăn nuôi trâu tại các hộ điều tra (n = 240)

Hình thức chăn nuôi Số hộ Tỷ lệ (%)

Nuôi nhốt 20 8,4

Chăn thả 92 38,3

Bán chăn thả 128 53,3

Chăn nuôi trâu của Lào là chăn nuôi nhỏ lẻ nên hình thức chăn nuôi đa phần là chăn thả, có thể sử dụng được nguồn thức ăn tự nhiên bên cạnh đó cũng không ít các hộ sử dụng hình thức vừa nhốt vừa thả. Nhưng chăn nuôi theo quy mô trang trại còn ít nên hình thức chăn nuôi nuôi nhốt chưa được áp dụng nhiều.

Từ kết quả ở bảng 4.5 cho thấy trong chăn nuôi trâu các hộ chăn nuôi ít nuôi theo hình thức nuôi nhốt 20 hộ với 8,4 % trong khi hình thức chăn thả 92 hộ chiếm 38,3%. Người chăn nuôi còn kết hợp hình thức chăn nuôi trên vừa nhốt, vừa thả 128 hộ chiếm 53,3%.

4.1.5. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi tại các hộ điều tra

Đi đôi với phương thức chăn nuôi là việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi. Thức ăn là một phần quan trọng góp phần vào hiệu quả trong chăn nuôi. Người chăn nuôi cần chọn chế độ ăn thích hợp với phương thức chăn nuôi, tạo điều kiện cân bằng hài hòa, để gia súc có chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp cho sự tăng trưởng của gia súc. Trong quá trình điều tra các hộ chăn nuôi tại các xã trong tỉnh Luang Nam Tha sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò cho thấy có hộ chỉ sử dụng một loại thức ăn nhưng có hộ lại sử dùng cùng một lúc hai loại thức ăn hoặc có thể là 3 loại thức ăn, số liệu được tổng hợp ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi trâu tại các hộ điều tra (n = 240) (n = 240)

Loại thức ăn Số hộ Tỷ lệ (%)

Cỏ tươi, cỏ khô, rơm 151 62,9

Thức ăn thô xanh (cỏ tươi, cỏ khô, rơm đã được xử lý

mềm và tăng độ đạm) 9 3,8

Thức ăn thô xanh hỗn hợp với thức ăn tinh 76 31,6

Thức ăn ủ chua 4 1,7

từng hộ chăn nuôi mà thức ăn sử dụng trong chăn nuôi trâu là có khác nhau như mô tả trong bảng thống kê trên đây.

Kết quả điều tra cho thấy nguồn thức ăn chủ yếu cho trâu là cỏ tươi, cỏ khô và rơm (62,9 %). Đây là loại thức ăn có sẵn chưa qua sơ chế nên dinh dưỡng chưa được cao. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng kết hợp cho ăn thêm thức ăn tinh như bột ngô, khoai, sắn… (31,6%). Nhưng để thức ăn đạt được hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa các hộ chăn nuôi cần sơ chế thành thức ăn thô xanh (cỏ tươi, cỏ khô, rơm đã được xử lý mềm và tăng độ đạm) và thức ăn ủ chua. Tuy nhiên, số hộ chăn nuôi áp dụng phương pháp xử lý thức ăn này còn thấp với tỷ lệ lần lượt là 3,8 và 1,7%.

4.1.6. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

Để tiến hành nghiên cứu các yếu tố nguy cơ làm lây lan và phát sinh dịch bệnh tại Luang Nam Tha, chúng tôi tiến hành điều tra, thống kê tình hình sử dụng nước trong chăn nuôi. Kết quả thu được, chúng tôi thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò tại các hộ điều tra (n = 240) Nội dung Số hộ (n=240) Tỷ lệ (%) Nước máy 7 2,9 Nước giếng 189 78,8 Nước mưa 6 2,5 Nước ao hồ 38 15,8

Qua kết quả điều tra cho thấy, 4 nguồn nước chính được sử dụng trong chăn nuôi trâu bò tại địa phương bao gồm nước máy, nước giếng, nước mưa và nước ao hồ.

Từ số liệu tổng kết trong bảng, nguồn cung cấp nước chính là nước giếng có 189/240 hộ sử dụng chiếm 78,8%; Mặc dù trong các hộ chăn nuôi đã có nguồn nước sạch cho sinh hoạt của con người, tuy nhiên, nước giếng vẫn được sử dụng như nguồn cung chính cho chăn nuôi, điều này giúp giảm chi phí đầu tư cho chăn nuôi.

Sử dụng nước sạch trong chăn nuôi không những giúp cho vật nuôi không bị nhiễm các chất độc hại (hóa học và sinh học) từ môi trường, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh mà còn nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng.

Ngoài nước giếng là nguồn cung chính cho chăn nuôi trâu bò, ba nguồn nước còn lại được sử dụng với tỷ lệ rất thấp lần lượt là nước ao hồ (15,8 %), nước máy (2,9 %) và nước mưa (2,5 %). Hai nguồn nước từ ao hồ và nước mưa mặc dù đều là nguồn nước tự nhiên nhưng tỷ lệ được sử dụng không cao, điều này là do hai nguồn nước này yêu cầu diện tích lưu trữ lớn mà không phải hộ chăn nuôi nào cũng có thể thực hiện; Thêm vào đó, nguồn nước tự nhiên này không có tính chủ động cao như nguồn nước giếng dẫn tới tỷ lệ sử dụng thấp hơn.

4.1.7. Vệ sinh và khử trùng trong chăn nuôi của các hộ được điều tra

Vệ sinh và khử trùng định kỳ khu chăn nuôi là một trong những biện pháp an toàn sinh học, cũng là biện pháp phòng bệnh đạt hiệu quả rất cao. Đây là biện pháp đã và đang được cơ quan thú y và các hộ chăn nuôi quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh các hộ quan tâm tới vệ sinh khử trùng trong chăn nuôi còn có không ít các hộ chăn nuôi ít quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Số liệu được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8. Vệ sinh và khử trùng trong chăn nuôi trâu tại các hộ điều tra (n = 240) Tần suất Số hộ (n=240) Tỷ lệ (%) Vệ sinh hàng ngày 176 73,3 2 - 3 lần/tuần 32 13,3 Vệ sinh hàng tuần 22 9,2 Vệ sinh hàng tháng 10 4,2

Vệ sinh và khử trùng trong chăn nuôi trâu phần lớn các hộ chăn nuôi vệ sinh hàng ngày 176 hộ chiếm 73,3%, sau đó là 2 - 3 lần/tuần có 32 hộ chiếm 13,3 %, tiếp theo là vệ sinh hàng tuần với 22 hộ chiếm 9,2 %, và thấp nhất là vệ sinh hàng tháng với 10 hộ chiếm 4,2 %.

4.1.8. Tình trạng xử lý chất thải trong chăn nuôi tại các hộ được điều tra

Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường, sức khỏe con người, và sức khỏe vật nuôi ở nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Phương thức xử lý chất thải chăn nuôi được chúng tôi đề cập

Bảng 4.9. Tình trạng xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi trâu (n = 240) (n = 240) Phương thức xử lý Số hộ (n=240) Tỷ lệ (%) Ủ bio-gas 61 25,4 Trực tiếp bón cây 73 30,4 Nuôi cá 53 22,1 Xả thẳng ra môi trường 53 22,1

Bốn phương thức xử lý chất thải trong chăn nuôi trâu bò được thực hiện chính tại địa bàn điều tra bao gồm ủ bio-gas, bón trực tiếp cho cây trồng, nuôi cá và xả thẳng ra môi trường.

Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng phương pháp ủ bio-gas rất có hiệu quả:

+ Cố định chất thải: Các chất hữu cơ phức tạp biến đổi thành các chất vô cơ sẽ ít gây ô nhiễm cho môi trường đất hoặc nguồn nước nếu thải vào.

+ Diệt một số mầm bệnh ở chất thải đầu ra.

+ Không gây mùi hôi thối, ít hấp dẫn ruồi nhặng, côn trùng, tạo mối thân thiện giữa hộ chăn nuôi với hộ không chăn nuôi.

+ Bảo đảm vệ sinh chuồng trại; Gia súc, gia cầm ít bị nhiễm bệnh hơn + Sử dụng gas để đun nấu sẽ không còn khói bụi, hạn chế nóng nực.

Kết quả thống kê tại bảng trên cho thấy, mặc dù việc xử lý bio-gas có nhiều lợi ích cả về mặt tài chính cũng như hiệu quả bảo vệ môi trường, hình thức xử lý này không chiếm ưu thế bởi yêu cầu chi phí đầu tư ban đầu cao, yêu cầu kỹ thuật sử dụng lớn đồng thời không phù hợp với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Việc xử lý chất thải bằng biện pháp xả thẳng ra môi trường đang còn tồn tại rất nhiều trong chăn nuôi gây ra ô nhiễm cho môi trường, làm tăng cao nguy cơ lây lan và phát dịch.

4.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM PHÁT SINH VÀ LÂY LAN DỊCH LMLM Ở TRÂU TẠI LUANG NAM THA LÂY LAN DỊCH LMLM Ở TRÂU TẠI LUANG NAM THA

Việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ ở cấp hộ chăn nuôi rất quan trọng và cần phải được kiểm tra thường xuyên nhằm kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh. Mặt khác, công tác kiểm dịch vận chuyển cần được chú trọng hơn và khắc

phục những tồn tại, bất cập hiện nay để ngăn chặn virus LMLM lây lan và gây bệnh do vận chuyển gia súc mang trùng (Nguyễn Thu Thủy và cs., 2014).

Tiến hành điều tra theo phiếu điều tra có sẵn, kết hợp với kết quả chẩn đoán lâm sàng bệnh LMLM thu được tại địa bàn nghiên cứu, kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ đối với khả năng làm bùng phát dịch LMLM được chúng tôi trình bày trong phần kết quả sau đây.

4.2.1. Gần đường giao thông chính (500 m)

Trong phần nghiên cứu quy định đường giao thông chính là: Đường quốc lộ, đường giao thông liên tỉnh và liên huyện. Kết quả phân tích thể hiện qua bảng 4.10 sau.

Bảng 4.10. Kết quả phân tích yếu tố đường giao thông chính

Yếu tố nguy cơ Bệnh Chứng Tổng

Hộ chăn nuôi gần đường giao thông 500m

20 85 105

Không 12 123 135

Tổng 32 208 240

OR 2,4

Chitest (Giá trị P – value) 0.02

Kết luận: Không chấp nhận H0 (vì P – value <0,05): Hộ chăn nuôi trâu, bò gần đường giao thông chính có nguy cơ bị dịch LMLM cao gấp 2,4 lần so với những hộ không gần (>500m) đường giao thông chính đi qua.

Luang Nam Tha là tỉnh có một số đường quốc lộ đi qua như quốc lộ 3A Do vậy mầm bệnh từ các hoạt động giao thông, xe chuyên chở các động vật, sản phẩm động vật có nguy cơ làm lây lan, phát sinh mầm bệnh. Những hộ chăn nuôi nằm gần các đường quốc lộ (<500m) có nguy cơ bị dịch LMLM cao 2,4 lần so với những hộ chăn nuôi nằm xa đường quốc lộ.

Tuy nhiên, tác giả Lê Thanh An và cs năm 2012 khi nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của bệnh LMLM gia súc tại một số xã có dịch tại Thừa Thiên Huế đã cho thấy việc các hộ chăn nuôi gần đường giao thông chính không liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh LMLM (Lê Thanh An và cs., 2012).

4.2.2. Chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc gia cầm

Những hộ có địa điểm chăn nuôi trâu bò cách các khu chợ có buôn bán gia súc, gia cầm sống ≤500m được tính là các hộ chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả phân tích yếu tố gần chợ buôn bán gia súc gia cầm sống

Yếu tố nguy cơ Bệnh Chứng Tổng

Hộ chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống

19 81 100

Không 13 127 140

Tổng 32 208 240

OR 2,29

Chitest (Gia trị P – value) 0.0321

Kết luận: Không chấp nhận H0 (vì P – value <0,05): Hộ chăn nuôi trâu, bò gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống (≤500m) có nguy cơ bị dịch LMLM cao gấp 2,29 lần so với những hộ không gần (>500m) chợ buôn bán

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi khác với nghiên cứu của Lê Thanh An và cs khi chưa tìm thấy nguy cơ liên quan từ yếu tố có cơ sở giết mổ gia súc và có điểm trung chuyển gia súc (Lê Thanh An và cs., 2012).

4.2.3. Sử dụng nước ao, hồ để chăn nuôi

Trong quá trình điều tra, nhận thấy có một số hộ xây chuồng trại gần ao hồ công cộng. Các hộ chăn nuôi này thường xuyên sử dụng nước ao hồ để rửa chuồng và thậm chí cho trâu, bò uống trực tiếp. Chính vì vậy đây có thể là một yếu tố nguy cơ và kết quả phân tích được trình bày ở bảng 4.12 sau đây.

Bảng 4.12. Kết quả phân tích yếu tố hộ chăn nuôi sử dụng nước ao hồ

Yếu tố nguy cơ Bệnh Chứng Tổng

Hộ chăn nuôi sử dụng nước ao, hồ 19 19 38 Không 13 189 221 Tổng 32 208 240 OR 8,5

Kết luận: Không chấp nhận H0 (vì P – value <0,05): Hộ chăn nuôi trâu, bò sử dụng nước ao hồ công cộng tron chăn nuôi có nguy cơ bị dịch LMLM cao gấp 8,5 lần so với những hộ không sử dụng nước ao hồ công cộng

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Thanh An và cs năm 2012. Tác giả cho biết, sử dụng nước ao, sông suối và các nguồn nước có nguy cơ liên quan đến bệnh LMLM và sẽ có tương quan thuận với sự phát bệnh LMLM ở gia súc (Lê Thanh An và cs., 2012).

4.2.4. Nguồn gốc con giống không rõ ràng

Một trong các yếu tố để kiểm soát dịch bệnh được tốt chính là kiểm soát được nguồn cung cấp giống, nếu con giống không có nguồn gốc rõ ràng thì nguy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 48)