Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 43 - 46)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Các hộ chăn nuôi trâu có dịch và không có dịch trên địa bàn huyện NaLae, tỉnh Luang Nam Tha, Lào.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian từ tháng 03/2016 đến tháng 09/2017;

3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Điều tra phỏng vấn thông qua câu hỏi và nội dung đã được soạn trước

Tiến hành dùng bảng hỏi (phiếu điều tra) để điều tra các hộ chăn nuôi; kết hợp phỏng vấn cán bộ Thú Y để thu thập thêm thông tin.

3.3.2. Điều tra tình hình chăn nuôi, tình hình bệnh LMLM trên trâu trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha, Lào bàn tỉnh Luang Nam Tha, Lào

- Thu thập thông tin: Qua phiếu điều tra và phỏng vấn cán bộ Thú Y và người chăn nuôi (240 phiếu).

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:

Tình hình chăn nuôi trâu: Nguồn giống, nguồn cung cấp thức ăn, phương thức chăn nuôi…

Tình hình vệ sinh: Chất lượng chuồng trại, vệ sinh chuồng trại, nguồn cung cấp nước, xử lý chất thải…

Điều kiện tự nhiên khí hậu: Thời tiết hay xảy ra dịch, xử lý khi có dịch, khử trùng tiêu độc chuồng trại khi có dịch, lấy mẫu xét nghiệm khi có dịch, tổng số trâu khi có dịch, số lượng trâu bị tiêu hủy.

3.3.3 Nghiên cứu hồi cứu để xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến việc làm phát sinh và lây lan dịch bệnh việc làm phát sinh và lây lan dịch bệnh

Tiến hành điều tra: Trong chăn nuôi trâu điều tra 240 phiếu tại huyện Nalae, tỉnh Luang Nam Tha, Lào.

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Theo phương pháp nghiên cứu bệnh - chứng (Nguyễn Như Thanh, 2011)

Để đưa ra kết luận yếu tố nguy cơ có liên quan đến việc phát sinh và lây lan dịch Lở mồm long móng, chúng tôi tiến hành theo các bước sau:

-Chọn hộ điều tra

+ Những hộ có trâu bò bị LMLM là những hộ bệnh + Những hộ không bị LMLM là những hộ chứng

- Đưa ra giả thuyết là yếu tố nguy cơ không liên quan đến dịch LMLM. Giả thuyết này có kí hiệu là Ho. Đối thuyết của H0 là H1 Tức là yếu tố nguy cơ có liên quan đến việc phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Lập bảng tương liên:

Bảng 3.1. Bảng tương liên

Yếu tố nguy cơ Hộ bệnh Hộ chứng Tổng cộng

Phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ

Có a b H1

Không c d H2

Tổng cộng C1 C2 T

Tỷ suất chênh lệch OR ad/bc Chitest(P-value)

Kết luận

Kiểm định giả thuyết H0 bằng cách: Tính tỉ suất chênh lệch OR (odds ratio):

OR = =

Tỷ suất chênh của nhóm phơi nhiễm Odd 1 =

Tỷ suất chênh của nhóm không phơi nhiễm Odd 2 = a: nhóm bệnh có phơi nhiễm;

b: nhóm không bệnh có phơi nhiễm; c: nhóm bệnh nhưng không phơi nhiễm; d: nhóm không bệnh và không phơi nhiễm.

Nếu OR = 1: Không có ảnh hưởng, khác nhau giữa hai nhóm OR > 1: Nguy cơ tăng

OR < 1: Nguy cơ giảm (Khi đối tượng nghiên cứu được bảo vệ).

Khi tính bình phương, tìm giá trị xác suất P trong bảng khi bình phương để khẳng định chấp nhận hay không chấp nhận H0.

Đưa ra kết luận:

+ Nếu giá trị xác suất p<0,05 thì loại bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1.

+ Nếu giá trị xác suất P>0,05 thì nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê, tức là chưa tìm ra mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với việc phát sinh và lây lan dịch LMLM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)