Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch LMLM ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 54 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch LMLM ở

Việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ ở cấp hộ chăn nuôi rất quan trọng và cần phải được kiểm tra thường xuyên nhằm kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh. Mặt khác, công tác kiểm dịch vận chuyển cần được chú trọng hơn và khắc

phục những tồn tại, bất cập hiện nay để ngăn chặn virus LMLM lây lan và gây bệnh do vận chuyển gia súc mang trùng (Nguyễn Thu Thủy và cs., 2014).

Tiến hành điều tra theo phiếu điều tra có sẵn, kết hợp với kết quả chẩn đoán lâm sàng bệnh LMLM thu được tại địa bàn nghiên cứu, kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ đối với khả năng làm bùng phát dịch LMLM được chúng tôi trình bày trong phần kết quả sau đây.

4.2.1. Gần đường giao thông chính (500 m)

Trong phần nghiên cứu quy định đường giao thông chính là: Đường quốc lộ, đường giao thông liên tỉnh và liên huyện. Kết quả phân tích thể hiện qua bảng 4.10 sau.

Bảng 4.10. Kết quả phân tích yếu tố đường giao thông chính

Yếu tố nguy cơ Bệnh Chứng Tổng

Hộ chăn nuôi gần đường giao thông 500m

20 85 105

Không 12 123 135

Tổng 32 208 240

OR 2,4

Chitest (Giá trị P – value) 0.02

Kết luận: Không chấp nhận H0 (vì P – value <0,05): Hộ chăn nuôi trâu, bò gần đường giao thông chính có nguy cơ bị dịch LMLM cao gấp 2,4 lần so với những hộ không gần (>500m) đường giao thông chính đi qua.

Luang Nam Tha là tỉnh có một số đường quốc lộ đi qua như quốc lộ 3A Do vậy mầm bệnh từ các hoạt động giao thông, xe chuyên chở các động vật, sản phẩm động vật có nguy cơ làm lây lan, phát sinh mầm bệnh. Những hộ chăn nuôi nằm gần các đường quốc lộ (<500m) có nguy cơ bị dịch LMLM cao 2,4 lần so với những hộ chăn nuôi nằm xa đường quốc lộ.

Tuy nhiên, tác giả Lê Thanh An và cs năm 2012 khi nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của bệnh LMLM gia súc tại một số xã có dịch tại Thừa Thiên Huế đã cho thấy việc các hộ chăn nuôi gần đường giao thông chính không liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh LMLM (Lê Thanh An và cs., 2012).

4.2.2. Chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc gia cầm

Những hộ có địa điểm chăn nuôi trâu bò cách các khu chợ có buôn bán gia súc, gia cầm sống ≤500m được tính là các hộ chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả phân tích yếu tố gần chợ buôn bán gia súc gia cầm sống

Yếu tố nguy cơ Bệnh Chứng Tổng

Hộ chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống

19 81 100

Không 13 127 140

Tổng 32 208 240

OR 2,29

Chitest (Gia trị P – value) 0.0321

Kết luận: Không chấp nhận H0 (vì P – value <0,05): Hộ chăn nuôi trâu, bò gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống (≤500m) có nguy cơ bị dịch LMLM cao gấp 2,29 lần so với những hộ không gần (>500m) chợ buôn bán

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi khác với nghiên cứu của Lê Thanh An và cs khi chưa tìm thấy nguy cơ liên quan từ yếu tố có cơ sở giết mổ gia súc và có điểm trung chuyển gia súc (Lê Thanh An và cs., 2012).

4.2.3. Sử dụng nước ao, hồ để chăn nuôi

Trong quá trình điều tra, nhận thấy có một số hộ xây chuồng trại gần ao hồ công cộng. Các hộ chăn nuôi này thường xuyên sử dụng nước ao hồ để rửa chuồng và thậm chí cho trâu, bò uống trực tiếp. Chính vì vậy đây có thể là một yếu tố nguy cơ và kết quả phân tích được trình bày ở bảng 4.12 sau đây.

Bảng 4.12. Kết quả phân tích yếu tố hộ chăn nuôi sử dụng nước ao hồ

Yếu tố nguy cơ Bệnh Chứng Tổng

Hộ chăn nuôi sử dụng nước ao, hồ 19 19 38 Không 13 189 221 Tổng 32 208 240 OR 8,5

Kết luận: Không chấp nhận H0 (vì P – value <0,05): Hộ chăn nuôi trâu, bò sử dụng nước ao hồ công cộng tron chăn nuôi có nguy cơ bị dịch LMLM cao gấp 8,5 lần so với những hộ không sử dụng nước ao hồ công cộng

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Thanh An và cs năm 2012. Tác giả cho biết, sử dụng nước ao, sông suối và các nguồn nước có nguy cơ liên quan đến bệnh LMLM và sẽ có tương quan thuận với sự phát bệnh LMLM ở gia súc (Lê Thanh An và cs., 2012).

4.2.4. Nguồn gốc con giống không rõ ràng

Một trong các yếu tố để kiểm soát dịch bệnh được tốt chính là kiểm soát được nguồn cung cấp giống, nếu con giống không có nguồn gốc rõ ràng thì nguy cơ bị dịch lớn hiệu quả chăn nuôi không cao. Việc mua bán vận chuyển con giống từ nơi này đến nơi khác là một trong những yếu tố nguy cơ góp phần lây lan dịch bệnh từ nơi này sang nơi khác làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Kết quả phân tích yếu tố nguồn gốc con giống không rõ ràng

Yếu tố nguy cơ Bệnh Chứng Tổng Nguồn gốc con giống không

rõ ràng

21 74 95

Không 11 134 145

Tổng 32 208 240

OR 3,5

Chitest (Gia trị P – value) 0,0019

Từ kết quả bảng 4.13 cho thấy hộ chăn nuôi trâu, bò, và lợn sử dụng nguồn gốc con giống không rõ ràng có nguy cơ bị dịch LMLM cao gấp 3,5 lần so với những hộ chăn nuôi sử dụng nguồn gốc con giống rõ ràng. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả phân tích như trên phù hợp với nghiên cứu của Lê Thanh An và cs năm 2012, các hộ nhập mới gia súc có liên quan đến bệnh LMLM, và mối tương quan thuận (Lê Thanh An và cs., 2012).

Do vậy, cần có biện pháp kiểm soát nguồn con giống để cung cấp ra thị trường. Với người chăn nuôi khi mua con giống cần tìm hiểu mua ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không mua ở nhưng nơi không rõ nguồn gốc xuất xứ.

4.2.5. Xử lý chất thải xả thẳng ra ngoài môi trường

Vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi hiện nay đang được quan tâm hàng đầu.Bên cạnh đã có nhiều hộ chăn nuôi có sử dụng ủ bio gas, hóa chất, hay nuôi cá để xử lý chất thải, thì vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ (>24%) các hộ chăn nuôi xả thẳng chất thải chăn nuôi ra môi trường xung quanh mà không qua xử lý. Các chất ô nhiễm vi sinh vật này ngấm vào nguồn nước ao, hồ, giếng được sử dụng cho vật nuôi làm tăng nguy cơ dịch bệnh.

Bảng 4.14. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường môi trường

Yếu tố nguy cơ Bệnh Chứng Tổng

Xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường 15 38 53 Không 17 170 187 Tổng 32 208 240 OR 4

Chitest (Gia trị P – value) 0.0005

Từ kết quả bảng 4.14 cho thấy không chấp nhận H0 (p<0,05): Hộ chăn nuôi trâu bò xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường có nguy cơ bị dịch LMLM cao gấp 4 lần so với những hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng phương pháp ủ phân.

Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như: Lở mồm long móng có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Để phát triển bền vững và đảm bảo môi trường tại các trang trại, gia trại, các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo điều kiện, hỗ trợ các hộ chăn nuôi quy mô lớn đầu tư xây dựng mô hình xử lý chất thải theo công nghệ hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng chăn nuôi thú y và đánh giá các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu nuôi tại huyện nalae, tỉnh luang nam tha, lào giai đoạn 2016 2017 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)