Kỹ năng thực thi công vụ của các cán bộ kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 86 - 93)

ĐVT. % TT Kỹ năng Rất tốt Tốt Khá Trung bình Còn hạn chế

1 Kỹ năng thực hành chuyên môn của cán bộ (ra quyết định, giao tiếp…)

17,0 36,0 41,0 5,0 1,0

2 Khả năng sử dụng soạn thảo văn bản của cán bộ

9,5 26,5 58,0 4,0 2,0

3 Kỹ năng quản lý, điều hành, tổ chức chỉ đạo các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý

7,0 21,5 61,4 7,6 2,5

4 Khả năng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý

16,0 19,4 48,0 9,6 7,0

5 Kỹ năng kiểm tra, giám sát, đánh giá của cán bộ

12,0 17,0 67,0 3,0 1,0

6 Khả năng đề xuất các phương án giải quyết khi cần thiết

9,0 22,0 59,5 8,0 1,5

7 Khả năng viết báo cáo công tác thuộc lĩnh vực chuyên môn

11,0 17,4 60,6 7,0 4,0

Nguồn. Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Nhìn chung ở cả 10 kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ kiểm tra tỷ lệ cán bộ kiểm tra từ mức trung bình trở lên đều chiếm tới trên 80%; tỷ lệ dưới trung bình tuy chiếm tỷ lệ thấp (dưới 20%) nhưng cũng cho thấy đội

ngũ cán bộ kiểm tra các cấp tỉnh Hòa Bình vẫn còn nhiều hạn chế về kỹ năng thực thi nhiệm vụ kiểm tra đảng, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhất là trong giai đoạn cải cách hành chính, mở cửa hội nhập của nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát còn một số cán bộ có phương pháp làm việc cứng nhắc, kỹ năng nghiệp vụ chưa sâu, chưa nắm chắc được các quy định, hướng dẫn của đảng về công tác kiểm tra, giám sát; tuổi đời trẻ và vốn sống thực tiễn ít dẫn đến khả năng làm việc độc lập kém hiệu quả ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra trong tỉnh.

Bảng 4.12. Đánh giá của cấp ủy về sự hiểu biết của các cán bộ kiểm tra đảng ở tỉnh Hòa Bình Đơn vị tính ( n = 22) Nội dung Rất tốt Tốt Khá Trung bình Còn hạn chế

1. Nắm vững và hiểu rõ về Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

10 12 0 0 0

2. Vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để giải quyết công việc

5 8 9 0 0

3. Nắm được nội dung cơ bản về quy trình, nghiệp

vụ công tác kiểm tra, giám sát. 6 8 8 0 0

4. Nắm rõ phần nghiệp vụ được phân công 7 10 5 0 0 5. Có kiến thức khoa học, công nghệ phổ thông

liên quan. 0 15 7 0 0

6. Hiểu rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị và các nguyên tắc cơ bản của tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội và Nhà nước.

15 7 0 0 0

7. Hiểu biết cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước; tình hình xây dựng Đảng, đoàn thể, Nhà nước; tình hình quốc tế liên quan đến phần việc được phân công.

18 4 0 0 0

4.1.3.2 Giải pháp nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng.

Qua điều tra cho thấy đa số cán bộ làm công tác kiểm tra đều có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.

Bảng 4.13. Đánh giá của cấp ủy về phẩm chất đạo đức của cán bộ kiểm tra đảng ở tỉnh Hòa Bình Đơn vị tính. Người = 22 Nội dung Rất tốt Tốt Khá Trung bình Còn hạn chế

Tinh thần yêu nước và tinh thần phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

18 4 0 0 0

Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật 13 9 0 0 0 Năng động, sáng tạo, tận tụy công tác, yêu ngành,

yêu nghề

7 9 6 0 0

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, sống lành mạnh, trong sạch.

12 10 2 0 0

Có bản lĩnh vững vàng, trung thực, công minh, khách quan trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

14 8 0 0 0

Có sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao

5 11 6 0 0

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy một thực tế, vẫn còn một bộ phận cán bộ, làm công tác kiểm tra hiện nay làm việc với tinh thần trách nhiệm chưa chủ động, tích cực, thể hiện ở chỗ. Một số cán bộ, công chức bảo thủ trong cách nghĩ, cách làm, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; cách làm việc vẫn còn quan liêu, hành chính hoá, không thạo việc, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, hách dịch, nói nhưng không làm, sử dụng thời gian làm việc không hiệu quả, có tình trạng " đi muộn về sớm", đùn đẩy trách nhiệm, ứng xử thiếu văn hóa... dẫn đến sự trì trệ trong giải quyết công việc, chất lượng trong tham mưu ban hành văn bản; tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm của không ít cán bộ, công chức trong giải quyết công việc còn gây phiền hà cho tổ chức và cá nhân đến liên hệ công tác, làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào bộ máy quản lý của nhà nước.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên. Trước tiên phải nói đến là việc hiện nay UBKT tỉnh vẫn chưa có những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cho từng loại hình công việc, nhất là những quy định về tính chịu trách nhiệm cá nhân (mới chỉ có quy định về trách nhiệm của người đứng đầu nhưng vẫn chỉ trên văn bản chứ trên thực tế chưa được thực hiện nghiêm).

Hiện tượng "bình quân chủ nghĩa" còn diễn ra khá phổ biến, chưa có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cán bộ làm công tác kiểm tra dẫn đến tình trạng cán bộ ỷ lại dựa dẫm vào cấp trên, chưa có ý thức phấn đấu vươn lên; cán bộ bị động, phụ thuộc, trì trệ, thực hiện công việc theo chiều chỉ đạo từ trên xuống mà chưa có sự chủ động tham mưu, đề xuất từ dưới lên.

Thực hành dân chủ vẫn chưa thường xuyên, đều khắp và chưa trở thành nếp sinh hoạt văn hoá công sở. Vẫn còn tồn tại không ít hiện tượng áp đặt, quan liêu cửa quyền. Điều này dẫn tới việc cán bộ, công chức không phát huy được tinh thần sáng tạo, không đề xuất được các sáng kiến, giải pháp về cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ.

4.1.3.3. Giải pháp nâng cao thể lực, sức khỏe cho cán bộ kiểm tra

Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ là một trong những nội dung của công tác cán bộ được các cấp của Ủy ban kiểm tra chú trọng, quan tâm. Hàng năm Ủy ban kiểm tra các cấp kết hợp với Ban chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tổ chức cho các cán bộ đi khám sức khỏe định kỳ. Đối với các cán bộ là nữ được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước về thai sản.

Ngoài ra, các phong trào thể dục thể thao trong ngành và ngoài ngành cũng được tổ chức hoặc cử cán bộ tham gia, một mặt nâng cao sức khỏe, tinh tình cho cán bộ, mặt khác nâng cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ cơ quan.

Bên cạnh các hoạt động trên, hàng năm các đơn vị trong hệ thống UBKT đều tổ chức cho cán bộ thuộc đơn vị mình nghỉ ngơi, giải trí, đi tham quan, nghỉ mát, trung bình ít nhất 2 lần trong một năm nhằm giúp cho cán bộ có những kỳ nghỉ bổ ích, tái phục hồi sức lao động một cách tốt nhất.

Bảng 4.14. thực trạng giải pháp nâng cao thể lực, sức khỏe cho cán bộ Tiêu chí đánh giá ĐVT CBKT thuộc UBKT tỉnh ủy CBKT thuộc UBKT huyện ủy và tương đương CBKT thuộc UBKT đảng ủy cơ sở

Số lần kiểm tra sức khỏe định kỳ trong năm

Lần 2 2 1

Số hội thi thể thao trong nội bộ ngành trong năm

Hội thi 1 1 1

Số lần thăm quan, nghỉ mát tổ chức trong dịp lễ cho cán bộ

Lần 3 2 2

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo hoạt động năm 2018 của UBKT tỉnh ủy Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm cho thấy, 100% cán bộ có đủ sức khỏe để thực hiện các công việc được giao.

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KIỂM TRA ĐẢNG CÁC CẤP CAO NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KIỂM TRA ĐẢNG CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

4.2.1. Chủ trương chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ kiểm tra

4.2.1.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng

Các chính sách đào tạo và bồi dưỡng đã góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực thi công vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ. Những ưu điểm của chính sách đào tạo và bồi dưỡng hiện nay đang được áp dụng tại ủy ban kiểm tra các cấp của tỉnh Hòa Bình có thể nhận thấy, đó là:

tham gia thông qua các chính sách hỗ trợ về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.

- Đảng ủy, Thủ trưởng cơ quan luôn bám sát các chủ trương, kế hoạch, chương trình của Trung ương, của tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả; quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của cơ quan, của ngành. Việc đào tạo, bồi dưỡng đã gắn với vị trí việc làm, phù hợp với nhu cầu sử dụng; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ; cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đúng đối tượng, số lượng, trong đó đã quan tâm đến đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực, góp phần từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của cơ quan.

- Đội ngũ cán bộ lãnh quản quản lý của cơ quan tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức với tinh thần tự giác, ý thức, trách nhiệm trong học tập.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay và các giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh những ưu điểm trên, các chính sách đào tạo và bồi dưỡng hiện nay còn tồn tại những hạn chế sau:

- Mức hỗ trợ kinh phí còn thấp, cán bộ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng vẫn phải thêm phần kinh phí tự bỏ ra, do đó chính sách về đào tạo chưa thực sự thu hút và phát huy được tính tích cực, chủ động tham gia học tập của cán bộ.

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên sâu ở những lĩnh vực chuyên ngành (tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản...) những vấn đề mới cho đội ngũ CBCC làm công tác kiểm tra của Đảng chưa được thường xuyên.

+ Một số CBCC còn chưa chú trọng việc tự học, tự nghiên cứu nên trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao có nhiều mặt còn hạn chế, hiệu quả công việc còn hạn chế.

- Nguyên nhân của hạn chế:

+ Công tác kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp về tất cả các lĩnh vực từ xây dựng Đảng, quản lý nhà nước đến kinh tế, xã hội,... trong khi đó, các lớp bồi dưỡng của Trung ương và tỉnh chưa đáp ứng toàn diện, đầy đủ, kịp thời nhu cầu.

+ Việc quán triệt, nâng cao ý thức trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu trong cán bộ, công chức còn chưa được triệt để.

- Một số kinh nghiệm rút ra

+ Đảng uỷ, thủ trưởng cơ quan phải thường xuyên quan tâm và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm; phải gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ của cơ quan.

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được xây dựng kế hoạch cụ thể để bảo đảm cân đối, hài hoà giữa đào tạo bồi dưỡng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan không làm ảnh hưởng đến nhân lực thực hiện nhiệm vụ hàng năm của cơ quan.

4.2.1.2. Đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng:

- Các đồng chí được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm túc các quy định của cơ sở đào tạo và cơ quan; có ý thức học hỏi, nghiên cứu và hoàn thành các khóa học với đạt kết quả cao nhất.

- Sau đào tạo bồi dưỡng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên rõ rệt, nhiều đồng chí đã chủ động sáng tạo trong công việc, có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả, áp dụng linh hoạt những kiến thức tiếp thu được vào công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Cán bộ sau khi được đào tạo bồi dưỡng đã được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.

4.2.1.3. Chính sách tiền lương

Theo kết quả điều tra, có đến 24,8% cán bộ trả lời rằng chính sách tiền lương hiện nay của đơn vị mình và chưa phù hợp, 12% cán bộ cho rằng chính sách tiền lương rất không phù hợp. Cụ thể hơn, 10,4% cán bộ cho rằng chính sách tiền lương chưa thực sự đảm bảo sự công bằng, hợp lý, vẫn còn 5,6% cán bộ cho rằng chính sách tiền lương không có sự công bằng. Hơn 26% số cán bộ đánh giá tiền lương trả cho làm việc ngoài giờ là chưa tương xứng với sức đóng góp của cán bộ, 21,6% cán bộ cho rằng tiền lương tại đơn vị mình thấp hơn nhiều so với các đơn vị tương tự khác. Chỉ có 19,2% cán bộ nhận định rằng có thể sống tốt chỉ với đồng lương được chi trả. Tất cả cả ý kiến trên cho thấy, chính sách tiền lương hiện nay chi trả cho cán bộ làm công tác kiểm tra còn nhiều bất cập, đồng lương chưa tương xứng với trách nhiệm công việc của cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 86 - 93)