Cơ cấu tổ chức Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 100 - 136)

Nguồn: UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình năm 2017

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy là người phụ trách chung về tổ chức và hoạt động của UBKT Tỉnh ủy và là thủ trưởng Cơ quan UBKT Tỉnh ủy; trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ và là Chủ tài khoản của cơ quan. Chủ nhiệm UBKT đồng thời phụ trách phòng nghiệp vụ V, chỉ đạo phòng nghiệp vụ V tham mưu cho UBKT Tỉnh ủy giúp cấp ủy tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công

Chủ nhiệm

Phó Chủ nhiệm

UBKT tỉnh ủy Phó Chủ nhiệm UBKT tỉnh ủy

Phó Chủ nhiệm thường trực Phòng nghiệp vụ I Phòng nghiệp vụ II Phòng nghiệp vụ III Phòng nghiệp vụ V Văn phòng

tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ tỉnh; tổ chức theo dõi, giám sát thường xuyên đối với tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thuộc các tổ chức, lĩnh vực của Phòng Nghiệp vụ V được phân công theo dõi.

Phó chủ nhiệm Thường trực UBKT Tỉnh ủy giúp chủ nhiệm giải quyết công việc hàng ngày của UBKT Tỉnh ủy và Cơ quan UBKT Tỉnh ủy. Thay mặt Chủ nhiệm giải quyết một số công việc khi được Chủ nhiệm ủy quyền. Phụ trách Văn phòng và trực tiếp chỉ đạo công tác công nghệ thông tin; tổng hợp – thống kê; thi đua – khen thưởng; kỷ luật của ngành Kiểm tra đảng tinh và cơ quan UBKT Tỉnh ủy

01 đồng chí phó chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy phụ trách công tác chuyên môn, nghiệp vụ của UBKT Tỉnh ủy; chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát trong ngành Kiểm tra Đảng tỉnh. Phụ trách phòng nghiệp vụ II và phòng nghiệp vụ III của Cơ quan UBKT Tỉnh ủy; chỉ đạo các phòng nghiệp vụ II, III thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo chức năng; nhiệm vụ quy định; tổ chức theo dõi, giám sát thường xuyên đối với tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thuộc địa bàn, tổ chức của Phòng Nghiệp vụ II, III được phân công theo dõi.

01 đồng chí phó chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy phụ trách công tác tuyên tuyền, phổ biến về kiểm tra, giám sát; chỉ đạo phòng nghiệp vụ V tham mưu, giúp UBKT Tỉnh ủy tổ chức phối hợp tuyên truyền, phổ biến về công tác kiểm tra, giám sát của ngành. Phụ trách Phòng nghiệp vụ I Cơ quan UBKT Tỉnh ủy; chỉ đạo phòng Nghiệp vụ I thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ quy định; tổ chức theo dõi, giám sát thường xuyên đối với tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thuộc địa bàn, tổ chức của Phòng nghiệp vụ I được phân công theo dõi.

Về biên chế, số biên chế cán bộ thuộc UBKT Tỉnh ủy có xu hướng giảm dần qua các năm (Bảng 4.2). Điều này thể hiện việc sắp xếp tổ chức, cán bộ của UBKT Tỉnh ủy có xu hướng tinh gọn hơn, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.

Bảng 4.20. Nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ thuộc ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Hòa Bình Phòng Nghiệp vụ Địa bàn giám sát Tổ chức giám sát 1. Phòng nghiệp vụ I Lương Sơn, Lạc thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn

Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tình, Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh, Đảng đoàn Hội Cựu chiến binh tỉnh, Đảng đoàn Liên hiệp các hội khoa học – kỹ thuật tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông – vận tải, Sở Xây dựng, Liên Minh hợp tác xã tỉnh, Bản Quản lý Dự án xây dựng cp bản tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Cục thi hành án dân sự tỉnh, chi nhánh Ngân hàng nhà nước Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh 2. Phòng nghiệp vụ II Kim Bôi, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu

Đảng ủy Quân sự tỉnh, Báo Hòa Bình, trường Chính trị tỉnh, Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh; Sở Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Thanh tra tỉnh, Lao động – Thương binh và xã hội; Cục thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Công ty Điện lực Hòa Bình.

3. Phòng nghiệp vụ III Thành phố Hòa Bình, Kỳ Sơn, Đà Bắc

Đảng ủy công an tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ, Ban dân tộc tỉnh, Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Kho bạc Nhà nước, Cục thống kê.

3. Phòng nghiệp vụ V

Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam tỉnh, các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, các ban của HĐND tỉnh, Ban Cán sự Đảng TAND tỉnh, Ban Cán sự đảng VKSND tỉnh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, văn phòng UBND tỉnh.

4.2.5.2. Ủy ban kiểm tra huyện ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy

Các cơ quan Huyện ủy, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tỉnh Hòa Bình gồm 15 cơ quan trực thuộc (sau đây gọi tắt là cấp huyện và tương đương). Trong đó gồm, 10 Ban chấp hành Đảng bộ (BCHĐB) cấp huyện (Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lương Sơn, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cao Phong, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đà Bắc, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kim Bôi, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kỳ Sơn, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Sơn, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Thủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mai Châu, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tân Lạc và Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Thủy), một BCHĐB cấp thành phố Hòa Bình và bốn BCHĐB trực thuộc (Ban chấp hành Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh, Ban chấp hành Đảng bộ các cơ quan tỉnh, Ban chấp hành Đảng bộ Quân sự tỉnh và Ban chấp hành Đảng bộ Công an tỉnh). Về cơ cấu số lượng UBKT cấp huyện và tương đương gồm 15 UBKT, với tổng số lượng là 101 đồng chí, trong đó bao gồm 15 Chủ nhiệm UBKT, 24 đồng chí là Phó chủ nhiệm UBKT, 32 đồng chí là ủy viên chuyên trách, 16 đồng chí là ủy viên kiêm chức và 14 đồng chí là công chức kiểm tra.

4.2.5.3. Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở

Về cơ cấu số lượng cán bộ kiểm tra của UBKT cấp cơ sở gồm tổng số 520 đồng chí, trong đó 122 Chủ nhiệm UBKT, 122 Phó chủ nhiệm UBKT, 127 ủy viên chuyên trách, 59 ủy viên kiêm chức, 31 công chức kiểm tra và các chức danh khác là 59 đồng chí. Qua số liệu thống kê ở trên cho thấy tỷ lệ Chủ nhiệm UBKT/Phó chủ nhiệm UBKT là 1:1 và tỷ lệ Chủ nhiệm/ủy viên chuyên trách là 1:1,04 tỷ lệ này cho thấy bộ máy tổ chức của UBKT cấp cơ sở đã được tinh giản, sắp xếp bộ máy ngày càng gọn gàng hơn

4.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KIỂM TRA ĐẢNG CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH TRA ĐẢNG CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

4.3.1. Định hướng và nhiệm vụ nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra Đảng

Đảng ta đã khẳng định: Công tác kiểm tra có vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác kiểm tra nhằm bảo đảm đường lối, chính sách của Đảng được xác định đúng, được quán triệt và thực hiện thắng lợi trong thực tiễn. Để công tác kiểm tra của Đảng đáp ứng được yêu cầu quan trọng trong công

tác xây dựng Đảng thì đòi hỏi, yêu cầu đối với cán bộ kiểm tra hơn bao giờ hết phải được đặt lên hàng đầu.

Nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của cán bộ kiểm tra, qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc đều đề cập và nhấn mạnh về việc xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cụ thể: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nêu: “… Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm tra về đường lối, quan điểm, pháp luật, kinh tế, về nghiệp vụ và phong cách làm việc. Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có phẩm chất chính trị tốt, công tâm, trong sạch, đủ năng lực, kể cả năng lực kiểm tra việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng yêu cầu: “Kiện toàn tổ chức, tăng cường cán bộ có chất lượng, cải thiện điều kiện, phương tiện làm việc của uỷ ban kiểm tra các cấp”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vẫn tiếp tục nhấn mạnh nội dung trên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng yêu cầu: “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra các cấp”.

Cán bộ kiểm tra là đội ngũ chuyên trách về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng. Đội ngũ cán bộ kiểm tra là lực lượng nòng cốt, là nhân tố quyết định việc thực hiện nhiệm vụ của UBKT các cấp. Vì vậy, cán bộ kiểm tra phải đạt yêu cầu về cả hai mặt: Đạo đức và trình độ, năng lực. Khi đáp ứng được cả hai yêu cầu này cán bộ kiểm tra sẽ có bản lĩnh chính trị vững vàng, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của Đảng giao.

Về rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng được thể hiện qua việc cán bộ kiểm tra phải tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng. Lòng trung thành và tính gương mẫu của cán bộ kiểm tra được thể hiện ở lập trường kiên định, bản lĩnh chính trị vững vàng, có dũng khí, tính chiến đấu cao khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Trước những tác động tiêu cực hoặc những cám dỗ đời thường, cán bộ kiểm tra phải có bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh, không bị ngả nghiêng, dao động, bị mua chuộc… mới giúp cho các kết luận kiểm tra khách quan, chính xác. Khi xem xét, đánh giá người và việc, cán bộ kiểm tra xác định rõ vì lợi ích của Đảng, của sự nghiệp cách mạng để nói đúng sự thật, không thiên vị, không thiên tư, thành kiến và không chen động cơ cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.

Trong yêu cầu công việc, đạo đức, phẩm chất cách mạng của cán bộ kiểm tra có sức ảnh hưởng rất cao đến hiệu quả, chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nói

riêng và công tác xây dựng Đảng nói chung. Điều này đã được khẳng định qua các thời kỳ cách mạng, và gần đây nhất, trong các cuộc nói chuyện với cán bộ kiểm tra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng luôn luôn nhấn mạnh vấn đề đạo đức, phẩm chất cách mạng của cán bộ kiểm tra, nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay: “Mỗi cán bộ làm công tác kiểm tra phải có dũng khí đấu tranh, thật sự công tâm, khách quan, chính trực, và hơn ai hết, phải liêm, phải sạch. Không liêm, không sạch thì không nói được người khác, không kỷ luật được người khác. Nhiều người thường vẫn ví cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng phải là những "Bao Công" của thời nay, phải là những người cộng sản chân chính vừa có dũng khí đấu tranh vừa có lòng nhân ái, và nhiều khi phải chịu đựng hy sinh về quyền lợi cá nhân"…

Cùng với việc phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, cán bộ kiểm tra còn phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ kiểm tra cần có trình độ học vấn từ đại học một chuyên ngành trở lên; có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Đồng thời có sự am hiểu về công tác xây dựng Đảng và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; phải được bồi dưỡng cơ bản, có hệ thống về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng thời kỳ.

Cụ thể: Cán bộ kiểm tra phải nắm vững quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, phương pháp cơ bản tiến hành công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục thi hành kỷ luật của Đảng. Đồng thời, nắm vững nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức, quy chế làm việc của UBKT cấp mình và nhiệm vụ được phân công. Nắm vững quy trình, cách tiến hành và thự hiện thành thạo công tác kiểm tra từ khâu lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, thẩm tra, xác minh, viết báo cáo; dự thảo quyết định, thông báo; theo dõi việc thực hiện quyết định, thông báo, lập hồ sơ lưu trữ…

Trong nền kinh tế thị trường của nước ta sôi động như hiện nay, cuộc sống của cán bộ, đảng viên rất phong phú, đa dạng thì cán bộ kiểm tra phải có tầm hiểu biết và vốn sống thực tiễn nhất định. Đặc biệt, cần có sự hiểu biết về tâm lý con người để chủ động làm tốt công tác tư tưởng, phát huy mặt tích cực, khơi gợi sự tự giác của đối tượng bị kiểm tra theo nguyên tắc và phương pháp của công tác Đảng là

nêu cao tính thuyết phục, tự giác; bảo đảm cho kỷ luật của Đảng nghiêm minh và mang tính giáo dục cao.

Để bảo đảm được yêu cầu về năng lực trình độ, chuyên môn nghiệp vụ thì một yếu tố quan trọng là cán bộ kiểm tra phải có kế hoạch học tập, trong đó tự học là rất quan trọng. Cán bộ kiểm tra cần xác định việc học tập không chỉ thông qua trường lớp, sách vở mà còn phải học trong thực tiễn công tác và cuộc sống sinh động hằng ngày. Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ năng lực, cải tiến phương pháp hoạt động, công tác từ đó hoàn thiện mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao cũng như góp phần hoàn thiện lý luận và phát triển công tác kiểm tra, giám sát nói riêng, công tác xây dựng Đảng nói chung.

Trong những năm qua cấp ủy và UBKT các cấp thuộc Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã bám sát các quy định của Điều lệ Đảng, các Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương và của Tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện toàn diện, đồng bộ hiệu quả các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Qua đó đã kịp thời phát hiện những khuyết điểm, sai phạm, giúp tổ chức đảng và đảng viên có biện pháp khắc phục, sửa chữa; đồng thời có tác dụng giáo dục, phòng ngừa đối với tổ chức đảng và đảng viên. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09 – NQ/TU, ngày 28/12/2016 Nghị quyết về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ tỉnh trong đó chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp cụ thể là:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng tạo sự chuyển biến thực sự trong nhận thức, tư tưởng, hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên đối với công tác kiểm tra, giám sát của đảng.

- Xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ là tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ hàng năm và là tiêu chí xét thi đua, khen thưởng.

- Quan tâm kiện toàn UBKT các cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp có đủ trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững

đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lý luận chính trị, tinh thông nghiệp vụ, nhạy bén, sáng tạo có phương pháp khoa học, kinh nghiệm thực tiễn, sẵn sang nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện tốt Thông báo Kết luận số 312 – TB/TW, ngày 9/3/2010 của Ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 100 - 136)