Giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 70 - 78)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2.Giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kiểm tra

4.1. Thực trạng thực hiện giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm

4.1.2.Giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kiểm tra

Đảng ủy, Thủ trưởng cơ quan UBKT Tỉnh ủy luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC, nhằm xây dựng đội ngũ CBCC tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Năm 2018, Cơ quan UBKT Tỉnh ủy đã chủ động triển khai thực hiện và hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã xây dựng. Trong năm, mở được 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến về công tác kiểm tra, giám sát cho trên 90 đồng chí là cán bộ, công chức cơ quan UBKT Tỉnh ủy và các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên UBKT các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy; tổ chức tập huấn công nghệ thông tin cho 100% cán bộ công chức trong cơ quan; cử 01 đồng chí dự thi nâng ngạch Kiểm tra viên chính; đăng ký và cử cán bộ tham gia các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Trung ương và tỉnh triệu tập. Số lượng CBCC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng cụ thể:

Bảng 4.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của UBKT Tỉnh ủy Tên khóa học Tên khóa học Số cán bộ được cử đi học (người) So sánh (%) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 17/16 18/17 Cao cấp lý luận chính trị 1 1 1 100,0 100,0 Trung cấp lý luận chính trị 1 1 2 100,0 200,0 Bồi dưỡng kiến thức QPAN đối tượng 2 1 1 2 100,0 200,0 Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng 2 4 2 200,0 50,0 Cập nhật kiến thức dành cho đối tượng 4 3 4 2 133,3 50,0 Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên 2 2 1 100,0 50,0 Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra viên cao cấp 2 1 2 50,0 200,0 Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát 2 2 3 100,0 150,0 Cử nhân chuyên ngành Kiểm tra (từ năm

2016) 1 1 1 100,0 100,0

tập huấn công tác thi đua, khen thưởng 0 1 2 - 200,0 tập huấn nghiệp vụ kế toán 1 1 1 100,0 100,0 Tập huấn hê thống thông tin chuyên ngành

kiểm tra của Đảng 0 2 2 - 100,0

Tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức xây

dựng đảng 2 1 2 50,0 200,0

Thạc sỹ 1 2 1 200,0 50,0

Nguồn: Báo cáo về công tác đào tạo bồi dưỡng UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình, (2018) Về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, đối với các đồng chí được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trung ương và cấp tỉnh triệu tập, UBKT Tỉnh ủy đã thực hiện hỗ trợ tiền tài liệu, tiền thăm quan học tập kinh nghiệm và tiền lưu trú, đảm bảo theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan. Mọi khoản hỗ trợ đều được đảm bảo thực hiện nhanh, đủ, kịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng, đúng quy định, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc học tập của cán bộ được cử đi học. Đối với lớp tập huấn nghiệp vụ do UBKT Tỉnh ủy tổ chức, kinh phí tổ chức lớp học, tài liệu được chi từ nguồn kinh phí được duyệt theo dự toán của Cơ quan UBKT Tỉnh ủy năm 2018.

Ngày 09-3-2010, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Thông báo 312- TB/TW, về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra, giám sát và luân chuyển lãnh đạo Ủy ban kiểm tra các cấp sang công tác ở các ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kiểm tra trên cơ sở nguyên tắc sau:

- Tiến hành việc luân chuyển một cách thận trọng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, vừa bảo đảm mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Trong quá trình luân chuyển, đối với các chức danh phải qua bầu cử thì thực hiện theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.

- Luân chuyển được thực hiện từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên và ngang cấp. Cán bộ luân chuyển được giữ chức vụ tương đương hoặc cao hơn chức vụ trước khi luân chuyển.

- Cán bộ được luân chuyển phải có đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, trong nguồn quy hoạch; phải chấp hành nghiêm quyết định của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không luân chuyển cán bộ bị kỷ luật, uy tín giảm sút, không đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất năng lực.

- Thực hiện đúng nguyên tắc quy trình luân chuyển cán bộ theo quy định và hướng dẫn chung của Trung ương về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chú ý làm tốt công tác tư tưởng để cán bộ được luân chuyển thông suốt, thống nhất về nhận thức để tự giác, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mới.

Về số lượng cán bộ luân chuyển:

- Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy và tương đương. Luân chuyển đi từ 2 đến 3 đồng chí/nhiệm kỳ/đơn vị. Luân chuyển đến từ 2 đến 3 đồng chí/nhiệm kỳ/đơn vị.

- Ủy ban kiểm tra huyện, quận và tương đương. Luân chuyển đi từ 1 đến 2 đồng chí/nhiệm kỳ/đơn vị. Luân chuyển đến từ 1 đến 2 đồng chí/nhiệm kỳ/đơn vị.

Kết quả điều tra về trình độ đội ngũ cán bộ kiểm tra thuộc UBKT các cấp tỉnh Hòa Bình được thể hiện tại bảng 4.4.

- Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn:

+ Về trình độ học vấn. Trình độ học vấn là mức độ đạt được trong hệ thống trình độ kiến thức phổ thông. Qua số liệu tại bảng 4.3 cho thấy, cán bộ có trình độ THPT hoặc tương đương chiếm tỷ lệ cao là 498 người (tương đương 96.6%), còn một số rất ít cán bộ có trình độ THCS là những cán bộ trên 50 tuổi hoặc đã học qua các lớp Trung học chuyên nghiệp hệ 03 năm, và chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm và tập trung ở các UBKT cấp cơ sở, đặc biệt tại vùng sâu vùng xa của tỉnh. Qua điều tra cho thấy trình độ văn hóa của cán bộ đã được nâng

lên qua từng năm do các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện rất tốt theo từng đề án và kế hoạch quy hoạch cụ thể theo từng năm.

+ Trình độ chuyên môn. Trình độ chuyên môn là mức độ đạt được về một chuyên môn, một ngành nghề nhất định, là kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyên môn của cán bộ, công chức.

Bảng 4.4. Trình độ cán bộ kiểm tra tỉnh Hòa Bình

TT Chỉ tiêu đánh giá UBKT tỉnh ủy UBKT huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy

Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ

sở SL (người) cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) cấu (%) 1 Trình độ chuyên môn: 25 100 101 100 520 100 - Cao đẳng, trung cấp 01 4,0 25 24,8 216 41,5 - Đại học 18 72,0 68 67,3 302 58,1 - Thạc sỹ 06 24,0 8 7,9 2 0,4 2 Trình độ lý luận chính trị 25 100 101 100 520 100 - Sơ cấp 03 12,0 5 5 236 45,4 - Trung cấp 03 12,0 38 37,6 253 48,7 - Cao cấp 16 64,0 58 57,4 31 6,0 - Cử nhân 03 12,0 - - - -

Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ của UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình (2018) Qua bảng 4.4 ta thấy, trình độ chuyên môn trung bình của toàn hệ thống UBKT các cấp tỉnh Hòa Bình đạt mức trên trung bình. Cụ thể trình độ cao đẳng, trung cấp là 241 người chiếm 38.1%, trình độ đại học là 377 người chiếm 59.7% và trình độ trên đại học là 14 người chiếm 2.2%. Tuy tỷ lệ trung bình về trình độ chuyên môn của toàn hệ thống UBKT các cấp trong tỉnh là trên trung bình đặc biệt là so với các tỉnh khác trong vùng Tây bắc nhưng tỷ lệ này lại không đồng đều ở các cấp. Tỷ lệ cán bộ kiểm tra có trình độ chuyên môn cao tập trung ở UBKT tỉnh ủy với 100% đại học và trên đại học, sau đó đến UBKT cấp huyện và tương đương với trình độ đại học và trên đại học chiếm 75.2% còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp và thấp nhất là ở khối UBKT cấp cơ sở với trình độ đại học và trên đại học chiếm 58.5 còn lại là trình độ cao đẳng và trung cấp. Đối với cán bộ ở UBKT cấp huyện và tương đương có trình độ đại học trên trung bình

(67.3%), tuy nhiên cán bộ kiểm tra có trình độ dưới đại học vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 24.8%) và tỷ lệ cán bộ có trình độ trên đại học thấp (với 7.9%). Đối với cán bộ thuộc UBKT cấp cơ sở những năm gần đây đã được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn thường xuyên và đạt trình độ đại học trên trung bình (58.1%) nhưng trình độ chuyên môn dưới đại học còn chiếm tỷ lệ cao (với 41.5%) và trình độ trên đại học chỉ đạt tỷ lệ rất thấp với 0.4%. Hiện nay, cán bộ làm công tác kiểm tra tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và ủy ban kiểm tra các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc được đào tạo về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, nông nghiệp và luật. Mới có 5 đồng chí được đào tạo văn bằng 2 cử nhân chính trị chuyên ngành kiểm tra tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Với các lĩnh vực được đào tạo thì đội ngũ làm cán bộ làm công tác kiểm tra cơ bản đã đáp ứng được về mặt chuyên môn nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra.

Trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra có trình độ cao từ đại học trở lên chủ yếu tập trung ở UBKT Thành phố Hòa Bình và 04 UBKT trực thuộc (bao gồm cả cấp cơ sở của 05 đơn vị này). Kết quả này cho thấy việc quy hoạch cán bộ thuộc UBKT các cấp để cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần được chú ý ưu tiên cho đội ngũ cán bộ kiểm tra của cấp huyện và cán bộ thuộc UBKT cấp cơ sở ở các huyện. Qua điều tra khảo sát cũng cho thấy, trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra các cấp đã được nâng lên đáng kể theo thời gian qua các nhiệm kỳ và cùng nhiệm kỳ. Hiện nay, trình độ chung của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan UBKT Tỉnh ủy và các cán bộ làm công tác kiểm tra đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Cán bộ kiểm tra các cấp được chuẩn hoá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị chính là nguồn lực tốt, tạo sự chuyển biến tích cực trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chung, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

- Trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh sự phát triển về số lượng thì trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ kiểm tra tỉnh Hòa Bình cũng ngày càng được nâng lên.

Qua bảng số liệu 4.4 cho thấy, trình độ lý luận chính trị của toàn hệ thống UBKT tỉnh Hòa Bình có trình độ sơ cấp là 241 người (chiếm 38.1%), trình độ trung cấp hoặc tương đương là 294 người (chiếm 46.5%) và trình độ cao cấp hoặc cử nhân là 97 người (chiếm 15.3%). Nhìn chung trình độ lý luận của cán bộ

kiểm tra giảm dần từ UBKT cấp tỉnh đến UBKT cấp huyện hoặc tương đương và thấp nhất ở UBKT cấp cơ sở.

Trình độ lý luận chính trị ở từng cấp như sau. Tại UBKT tỉnh ủy, trình độ lý luận chính trị của cán bộ kiểm tra chủ yếu đạt trình độ cao cấp hoặc cử nhân (chiếm 72.7%), số lượng này đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị là 27.3%, không có cán bộ trình độ sơ cấp (0%).

Ở UBKT cấp huyện hoặc tương đương trình độ lý luận chính trị của cán bộ kiểm tra có trình độ cao cấp hoặc cử nhân chiếm khá cao với 57,4% tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với cấp UBKT cấp tỉnh, cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị chiếm 37,6%, trình độ sơ cấp là 5%, không có cán bộ thuộc UBKT cấp huyện chưa qua đào tạo về lý luận chính trị.

Tại UBKT cấp cơ sở, trình độ lý luận chính của cán bộ kiểm tra chủ yếu là trình độ trung cấp (với 48,7%), và trình độ sơ cấp lý luận chính trị (chiếm 45,4%), cán bộ kiểm tra có trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị chiếm tỷ lệ thấp là 6,0%. Tuy nhiên, điều khả quan là toàn bộ cán bộ kiểm tra cấp cơ sở đã được qua đào tạo về lý luận chính trị.

- Đào tạo về kỹ năng của cán bộ kiểm tra trong thực thi nhiệm vụ:

100% cán bộ làm công tác kiểm tra đã được đào tạo về tin học văn phòng (word, Excel) và tiếng anh cơ bản trong quá trình học ở các trường đại học, cao đẳng. Đến nay, hầu hết cán bộ làm công tác kiểm tra đều biết khai thác tài liệu chuyên môn, nghiệp trên trên mạng internet. 100% cán bộ làm công tác kiểm tra ở cơ sở thường xuyên sử dụng máy tính để viết báo cáo. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Anh trong công việc của cán bộ còn rất hạn chế, một mặt do môi trường làm việc ít nhu cầu sử dụng ngoại ngữ, mặt khác các CBKT chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc sử dụng ngoại ngữ nên chưa có ý thức tự học, tự trau dồi ngoại ngữ cho bản thân.

Đến thời điểm này, 100% cán bộ làm công tác kiểm tra đã được tập huấn, nghiên cứu các quy định, quyết định và hướng dẫn của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, như Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01.11.2011 của Ban Chấp hành Trung ương về ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI; Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Quy định 181-

QĐ/TW, ngày 30-3- 2013 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 09-HD/UBKTTW, ngày 06-6-2013 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Quy định số 102 – QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Quy định số 109 – QĐ/TW ngày 3/01/2018 của Ban Bí thư về công tác kiểm tra của Tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên, Quy định số 07 – QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng vi phạm ...

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ được thể hiện qua bốn tiêu chí đánh giá, ở mỗi tiêu chí đã được lượng hóa theo năm cấp từ cao xuống thấp tương ứng 5 đến 1 điểm (tương ứng rất tốt, tốt, trung bình, yếu, rất yếu).

+ Tiêu chí về trình độ lý thuyết cơ bản của cán bộ được đánh giá thông qua lĩnh vực chuyên môn đã được đào tạo và lý thuyết cơ bản của nghiệp vụ kiểm tra đảng, trọng số chia đều 50% cho từng phần.

+ Tiêu chí Trình độ hiểu biết pháp luật liên quan đến lĩnh vực mà cán bộ quản lý được đánh giá chủ yếu thông qua điều lệ và văn bản liên quan đến công tác kiểm tra đảng mà cán bộ đang thực hiện ở từng cấp cụ thể.

+ Tiêu chí Trình độ tin học và sử dụng công nghệ, internet được đánh giá qua phỏng vấn các kiến thức căn bản và kỹ năng làm việc trực tiếp của cán bộ kiểm tra.

+ Về trình độ ngoại ngữ được đánh giá chủ yếu qua giao tiếp cơ bản và bằng cấp chứng chỉ của cán bộ kiểm tra.

Kết quả trình độ nghiệp vụ và kỹ năng của cán bộ kiểm tra các cấp tỉnh Hòa Bình được thể hiện tại bảng 4.5.

Kết quả tổng hợp ở bảng số liệu 4.5 cho thấy, trình độ lý thuyết cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 70 - 78)