Kinh nghiệm đàotạo đội ngũ cán bộ kiểm tra ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 42 - 47)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm đàotạo đội ngũ cán bộ kiểm tra ở Trung Quốc

Thực hiện chiến lược nhân tài. Nâng cao tiêu chuẩn của Bí thư Ủy ban kiểm tra, kỷ luật. Chú trọng xây dựng các quy định về đảng phong liêm chính. Ví dụ. "Một số nguyên tắc làm việc liêm khiết của cán bộ lãnh đạo, đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc", "Điều lệ xử lý kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc", "Quy định về thực hiện chế độ xây dựng Đảng phong liêm chính"... Có chế độ đãi ngộ hợp lý.

Hằng năm theo định kỳ, các cấp ủy viên, Ủy viên Ủy ban kiểm tra đều phải tập trung đến trường Đảng thuộc cấp ủy cấp đó quản lý để bồi dưỡng các chuyên đề về tình hình kinh tế - xã hội, xây dựng đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát nói riêng. Thậm chí, từ Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đến Ủy viên Trung ương Đảng và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương hằng năm phải tập trung 1 tuần ở Trường Đảng Cao cấp Bắc Kinh để các giáo sư đầu ngành, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn báo cáo những vấn đề mới phát sinh và đề xuất hướng nghiên cứu giải quyết. Người được quy hoạch, đề cử vào chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng kiêm Chủ tịch nước, trước khi được bầu làm Tổng Bí thư phải có thời gian kiêm Giám đốc Trường Đảng Trung ương Bắc Kinh từ 6 tháng đến 1 năm.

Thực chất công việc trong thời gian này chủ yếu tập trung nhiệm vụ tổng kết thực tiễn Trung Quốc và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ của Đảng, đất nước nhằm hoàn thiện lý luận, coi như “học thuyết” của mình về xây dựng Đảng và đất nước Trung Quốc (mà thực chất là lý luận của Đảng) trong thời kỳ làm Tổng Bí thư. Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và phòng, chống tham nhũng. Cử các cán bộ kiểm tra có kinh nghiệm báo cáo các chuyên đề thực tiễn về công tác kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát ở các lớp đào tạo cán bộ ở trường đảng và các lớp tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát. Năm 2003, Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương triệu tập về Bắc Kinh 2000 cán bộ từ Bí thư thứ nhất Ủy ban kiểm tra - kỷ luật cơ sở đến các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương và cán bộ chủ chốt của Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương tham gia bồi dưỡng 1 tháng về công tác phòng, chống tham nhũng.

Việc tuyển dụng, đề bạt cán bộ kiểm tra được tổ chức thận trọng và chặt chẽ. Hầu hết là những người có năng lực, liêm khiết và có uy tín. Việc tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát (chủ thể) luôn bố trí những cán bộ không có liên quan đến đối tượng kiểm tra, giám sát…

2.2.2. Kinh nghiệm thực hiện giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ kiểm tra đảng các cấp ở một số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Đảng bộ tỉnh Nam Định hiện có 10 đảng bộ huyện, thành phố và 6 đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ; có 1.057 tổ chức cơ sở đảng (trong đó: 229 đảng bộ xã, phường, thị trấn; 232 đảng bộ, chi bộ cơ sở doanh nghiệp; 71 đảng bộ, chi bộ cơ

sở lực lượng vũ trang; 525 đảng bộ, chi bộ cơ quan hành chính, sự nghiệp) với tổng số 100.333 đảng viên. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Nam Định được thành lập từ năm 1960. Từ đó đến nay, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ đã trải qua 16 nhiệm kỳ; trong đó, có 6 nhiệm kỳ Tỉnh uỷ Nam Định (các thời kỳ từ 1961-1965 và 1997- 2010), 5 nhiệm kỳ Tỉnh ủy Nam Hà (các thời kỳ từ 1965-1975 và 1992-1997), 5 nhiệm kỳ Tỉnh ủy Hà Nam Ninh (thời kỳ từ 1976- 1992). Quá trình từ đó đến nay, hệ thống ủy ban kiểm tra các cấp của tỉnh từng bước được xây dựng và trưởng thành. Ủy ban kiểm tra các cấp gồm có: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, 16 ủy ban kiểm tra huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh và 428 ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở (trong đó có 229 xã, phường, thị trấn), với tổng số 2.259 cán bộ làm công tác kiểm tra.

Thực hiện nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 09-01-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng trong Đảng bộ tỉnh” đã đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, trong đó đã chú trọng: “Thường xuyên quan tâm, bổ sung, kiện toàn bộ máy và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ quan uỷ ban kiểm tra các cấp để đảm bảo đội ngũ cán bộ kiểm tra có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và năng lực công tác, có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hiện nay”.

Tại tỉnh Nam Định, trong 5 năm qua đã cử 5 đồng chí đi học đại học chính trị chuyên ngành Kiểm tra Đảng, 10 đồng chí đi học bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra đảng do Trung ương tổ chức; tỉnh đã tổ chức 135 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát cho 11.656 lượt cấp ủy viên và cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát từ tỉnh đến cơ sở. Một trong năm giải pháp để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Chương trình hành động số 16-CT/TU, ngày 5-12-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định về thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là “Chủ động lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm làm cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra ở các đảng ủy xã, phường, thị trấn và các doanh nghiệp cơ quan nhà nước có từ 300 đảng viên trở lên, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra ngay từ cơ sở”.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Lai Châu

Xác định rõ, chất lượng cán bộ, công tác cán bộ là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng,

những năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp tỉnh Lai Châu luôn chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát và trình độ lý luận chính trị cho cán bộ kiểm tra các cấp. Qua đó, chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra ngày một nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

Đầu nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ Lai Châu có 159 UBKT các cấp, gồm: UBKT Tỉnh ủy, 11 UBKT huyện ủy và tương đương, 147 UBKT đảng ủy cơ sở, với 555 cán bộ kiểm tra các cấp. Sau khi chia tách, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, hiện nay, Đảng bộ tỉnh có 191 UBKT, trong đó UBKT Tỉnh ủy và 13 UBKT cấp huyện và tương đương, 177 UBKT đảng ủy cơ sở, với 673 cán bộ kiểm tra. Các cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy, quy hoạch, tạo nguồn, bổ sung ủy viên UBKT các cấp và đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm tra, nhất là đối với cán bộ kiểm tra cơ sở. Từ năm 2011 đến hết năm 2016, toàn Đảng bộ đã mở 64 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát cho 4.516 lượt cấp ủy viên, cán bộ kiểm tra. Bên cạnh đó, cấp ủy chú trọng lựa chọn cán bộ có trình độ, năng lực, bản lĩnh quy hoạch nhân sự UBKT các cấp trước nhiệm kỳ đại hội và luân chuyển, bổ sung thường xuyên, cùng với hàng trăm cán bộ được cử đi đào tạo cử nhân, cao cấp, trung cấp lý luận chính trị và đại học các chuyên ngành, góp phần từng bước nâng cao năng lực, chuẩn hóa cán bộ kiểm tra (Quang Phương, 2018).

Chính vì quan tâm lựa chọn cán bộ đầu vào và thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nên trình độ cán bộ kiểm tra trong Đảng bộ Lai Châu được nâng lên một bước đáng kể so với đầu nhiệm kỳ trước. Từ chỗ chỉ có 36,6% có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng, nay nâng lên 59% (trong đó 1,9% trình độ thạc sỹ); trình độ học vấn tiểu học giảm từ 11,9% xuống còn 1,6% (là cán bộ kiểm tra cơ sở); trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp tăng từ 12,6% lên 20,6%... (Quang Phương, 2018)

Trình độ cán bộ kiểm tra được nâng lên, nên công tác tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, ban hành các văn bản và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát kịp thời. Ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, đầu tháng 12- 2015, UBKT Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế làm việc của UBKT Tỉnh ủy và Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; sau đó là Chương trình kiểm tra, giám sát năm 2016 và Quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Nội

dung kiểm tra, giám sát thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, trong đó tập trung vào việc quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; xây dựng quy chế, chương trình làm việc của cấp ủy; việc tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác cán bộ; xem xét, giải quyết tố cáo, khiếu nại phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021... Quá trình tham mưu tổ chức thực hiện, UBKT các cấp đề xuất cấp ủy bổ sung chương trình, kế hoạch về nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát sát với tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó, UBKT Tỉnh ủy kịp thời xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và xây dựng các quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật theo hướng dẫn của UBKT Trung ương; quy định về tổ chức và hoạt động của các đoàn kiểm tra, giám sát của UBKT Tỉnh ủy; quy định việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân, chỉ đạo UBKT cấp dưới cụ thể hóa ở cấp mình (Quang Phương, 2018)

Được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, đa số cán bộ kiểm tra đã tiếp thu và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công việc, góp phần nâng cao số lượng, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Đặc biệt, việc lựa chọn cán bộ kiểm tra cấp cơ sở hầu hết có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên, đã thực sự tạo sự chuyển biến trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Năm 2016, cấp ủy, UBKT cơ sở kiểm tra, giám sát 783 đảng viên và 601 tổ chức đảng, so với năm 2011 tăng 524 đảng viên và 465 tổ chức đảng. UBKT cấp cơ sở đã kiểm tra 33 đảng viên và 11 tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, tăng 20 đảng viên và 8 tổ chức đảng; kiểm tra 85 tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, tăng 56 tổ chức; kiểm tra thu, chi tài chính đảng và thu, nộp, quản lý, sử dụng đảng phí đối với 180 tổ chức đảng, tăng 84 tổ chức so với năm 2011 (Quang Phương, 2018).

Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường từ cơ sở đã góp phần hạn chế đơn, thư tố cáo và hạn chế tổ chức đảng và đảng viên vi phạm. Năm 2016, UBKT các cấp phải giải quyết 10 đơn thư tố cáo đảng viên (giảm 8 đơn so với đầu nhiệm kỳ trước), kết luận 8 đảng viên vi phạm, phải thi hành kỷ luật 2 đảng

viên (giảm 6 đảng viên). Toàn Đảng bộ không có tổ chức đảng vi phạm phải thi hành kỷ luật; 123 đảng viên bị thi hành kỷ luật, trong đó 71 trường hợp bị khiển trách; số đảng viên vi phạm phải xử lý các hình thức cảnh cáo, cách chức, khai trừ đều giảm (Quang Phương, 2018)

Hiện nay, cấp ủy, UBKT các cấp tỉnh Lai Châu tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có phẩm chất, đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực thực tiễn, tâm huyết, trách nhiệm và có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, UBKT các cấp Đảng bộ Lai Châu tiếp tục chủ động tham mưu giúp cấp ủy và chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 42 - 47)