Những thuận lợi, khó khăn của tình hình cơ bản liên quan tới luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 62)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của tình hình cơ bản liên quan tới luận văn

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lý quan trọng là thuận lợi để tỉnh Hòa Bình thu hút các nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Với tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống của các bộ công chức trên địa bàn tỉnh cũng ngày được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phát triển ngày càng mạnh mẽ là điều kiện thuận lợi để các cán bộ được học hỏi, tìm kiếm kiến thức, học tập nâng cao trình độ của bản thân, áp dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại để đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc.

- Cơ cấu dân số trẻ là cơ hội có được nguồn lao động dồi dào, đây là nguồn lực quan trọng để tỉnh Hòa Bình thực hiện các chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng lớp cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong thời đại mới.

* Khó khăn:

-Địa hình đa phần là núi trung bình và cao, gây cản trở cho giao thông đi lại giữa các vùng trong tỉnh và giữa tỉnh với các tỉnh lân cận.

- Cán bộ chịu sự tác động nhất định về mặt kinh tế - hội, đặc biệt là tác động đến đạo đức của cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ kiểm tra nói riêng, không một ai có thể đứng ngoài sự tác động của mặt trái của nền kinh tế. Những tác động này bao gồm cả tác động trực tiếp và gián tiếp, với các kênh và các hình thức rất đa dạng. Hệ lụy của những tác động đối với từng chủ thể cụ thể, trên từng mặt của đạo đức như đạo đức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức sinh hoạt… là khác nhau và có thể nhận thấy ngay trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể thẩm thấu dần dần, dài lâu, từng bước làm biến chất những thuộc tính, đặc trưng của đạo đức cán bộ, đảng viên. Khẳng định điều này để mọi người có ý thức thường trực trong việc phòng, chống ảnh hưởng, tác động của nó.

- Lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, nguồn nhân lực chất lượng cao thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời đại mới.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phát triển ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải có trình độ nhất định về công nghệ kỹ thuật để đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Trong khi đó, phần nhiều các cán bộ lớn tuổi đều bị

hạn chế về lĩnh vực này.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện ở Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình. Đối với các huyện đề tài chọn 3 huyện, thành phố trong tổng số 11 huyện và thành phố của tỉnh Hòa Bình. 3 huyện được chọn là huyện Yên Thủy, huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc. Đây là 3 đơn vị thực hiện công tác kiểm tra giám sát được Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình đánh giá phân loại thi đua hàng năm nằm trong ba tốp Tốt, Khá và Trung bình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tại mỗi huyện, tiến hành chọn ngẫu nhiên 3 xã, thị trấn để điều tra. Do điều kiện kinh tế và thời gian hạn chế nên tác giả chọn 3 xã để nghiên cứu theo tiêu chí thuận tiện. Điểm nghiên cứu cụ thể được thể hiện qua bảng 3.4:

Bảng 3.4. Chọn điểm nghiên cứu

TT Xã nghiên cứu Huyện nghiên cứu Phân loại thi đua năm 2018 1 Thị Trấn Hàng Trạm Yên Thủy Tốt 2 Xã Lạc Thịnh 3 Xã Yên Lạc 4 Thị trấn Cao Phong Cao Phong Khá 5 Xã Tây Phong 6 Xã Đông Phong 7 Thị trấn Đà Bắc Đà Bắc Trung bình 8 Xã Cao Sơn 9 Xã Tu Lý

Nguồn tác giả tính toán(2018)

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

*Nguồn thông tin thứ cấp. được thu thập qua các báo cáo, các công trình khoa học đã được công bố. Ngoài ra các văn kiện của đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã ban hành là những thông tin quan trọng để đánh giá kết quả hoạt

động của UBKT đảng và đội ngũ cán bộ kiểm tra Đảng các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

*Nguồn thông tin sơ cấp. Thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp qua phương pháp chọn mẫu đại diện cho các tổ chức đảng từ tỉnh xuống các xã trên địa bàn. Để có thông tin đề tài sử dụng các phiếu điều tra, phỏng vấn hoặc trao đổi trực tiếp v..v

Các huyện điều tra 7 cán bộ thuộc UBKT huyện ủy. Mỗi xã chọn 03 cán bộ kiểm tra thuộc UBKT đảng ủy để tiến hành điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi.

Ngoài ra còn điều tra, khảo sát 22 cán bộ lãnh đạo tỉnh ủy, huyện ủy, đảng ủy tại các điểm điều tra. Và 45 đảng viên thuộc các tổ chức đảng các cấp để lấy ý kiến về năng lực và kết quả hoạt động của đội ngũ cán bộ kiểm tra của đảng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Các mẫu điều tra dự kiến phân bổ như sau:

Bảng 3.5. Chọn mẫu nghiên cứu

STT Đối tượng điều tra, khảo sát Phương pháp chọn mẫu Số mẫu điều tra 1 Cán bộ lãnh đạo cấp ủy các cấp Chọn mẫu đại diện 22 - Thường trực Tỉnh ủy 01

- Thường trực Huyện ủy 03

- Thường trực Đảng ủy 18

2 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Chọn mẫu đại diện

10

- Thường trực UBKT 01

- Trưởng, phó, kiểm tra viên các phòng nghiệp vụ 09

3 Ủy ban Kiểm tra huyện ủy các huyện

Chọn mẫu đại diện

21

- Ủy viên chuyên trách 15

- Ủy viên kiêm chức 06

4 Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy các xã, Thị trấn Chọn mẫu ngẫu nhiên

27

5 Đảng viên của các đảng bộ Chọn mẫu

ngẫu nhiên

45 Tổng số mẫu dự kiến điều tra, khảo sát 125

Nguồn: Tác giả tính toán

3.2.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích số lượng + Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp này sử dụng các số bình quân thời kỳ, bình quân thời điểm để đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra.

+ Phương pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng số phát triển liên hoàn, định gốc để so sánh giữa các năm về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; các chỉ tiêu thực trạng về số lượng đội ngũ cán bộ, sự thay đổi về chất lượng và năng lực đội ngũ cán bộ.

+ Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên

Phương pháp này sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ: rất tốt, tốt, khá, trung bình và còn hạn chế, cho điểm từ 1 đến 5 với các tiêu chí, với 1 là rất tốt và 5 là còn hạn chế. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá ý kiến của các cấp ủy, cán bộ kiểm tra và đảng viên của cơ sở về năng lực, trình độ, kỹ năng của cán bộ kiểm tra.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp + Tỉ lệ giới tính nam/ nữ của đội ngũ cán bộ

+ Tỉ lệ dân tộc của đội ngũ cán bộ + Tỉ lệ theo độ tuổi

- Các chỉ tiêu phản ánh năng lực chung:

+ Tỉ lệ theo trình độ chuyên môn: Sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp + Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, trung cấp, sơ cấp

+ Tỉ lệ các cán bộ kiểm tra được đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. + Trình độ hiểu biết cơ bản về chuyên môn

+ Trình độ hiểu biết pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý + Phương pháp làm việc: đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5

+ Soạn thảo và ban hành văn bản: đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5 + Giao tiếp ứng xử: đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5

+ Sử dụng công nghệ thông tin: đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5 + Sử dụng ngoại ngữ: đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5

- Các chỉ tiêu phản ánh kỹ năng thực thi công vụ: Đánh giá theo thang đo likert từ 1 đến 5.

+ Kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ + Phương pháp làm việc

+ Khả năng soạn thảo văn bản của cán bộ

+ Kỹ năng quản lý, điều hành, tổ chức chỉ đạo các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý

+ Khả năng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý

+ Kỹ năng kiểm tra, giám sát, đánh giá của cán bộ

+ Khả năng đề xuất các phương án giải quyết khi cần thiết + Khả năng viết báo cáo công tác thuộc lĩnh vực chuyên môn + Khả năng vận động, thuyết phục, cảm hóa

+ Năng lực giao tiếp

- Các chỉ tiêu phản ánh phẩm chất đạo đức, tác phong công tác: Đánh giá theo thang đo likert từ 1 đến 5.

+ Tinh thần yêu nước và tinh thần phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

+ Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật

+ Năng động, sáng tạo, tận tụy công tác, yêu ngành, yêu nghề

+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, sống lành mạnh, trong sạch.

+ Có bản lĩnh vững vàng, trung thực, công minh, khách quan trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

Các chỉ tiêu được đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5, trong đó lần lượt theo thứ tự là rất tốt (1), tốt (2), khá (3), trung bình (4) và còn hạn chế (5).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KIỂM TRA CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH NGŨ CÁN BỘ KIỂM TRA CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH 4.1.1. Giải pháp Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ kiểm tra

Các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức rõ về vai trò của công tác quy hoạch cán bộ và coi đó là nhiệm vụ trọng yếu của công tác cán bộ. Công tác quy hoạch cán bộ được xây dựng hàng năm, căn cứ để xây dựng kế hoạch vào tình hình thực tiễn của công việc, nhu cầu của công việc, năng lực, trình độ cán bộ.

Kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng nhân lực của cơ quan thuộc UBKT các cấp tỉnh ủy Hòa Bình đến năm 2020 được thể hiện chi tiết tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Quy hoạch về số lượng cán bộ kiểm tra tỉnh Hòa Bình

ĐVT: người

TT Cơ quan trực thuộc Số lượng hiện tại

Quy hoạch đến năm 2020

1 UBKT tỉnh ủy 11 11

2 UBKT huyện ủy, thành ủy,

đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy 101 105

3 UBKT đảng ủy cơ sở 520 496

Nguồn:Báo cáo công tác quy hoạch cán bộ làm công tác kiểm tra của UBKT Tỉnh ủy (2018) Nhận xét:

Theo kết quả thể hiện ở bảng 4.1, đối với việc quy hoạch sử dụng cán bộ tại UBKT tỉnh ủy sẽ không có thay đổi về cơ cấu số lượng, việc thay đổi về nhân sự (nếu có) trong các trường hợp điều động sử dụng cán bộ vào các công việc khác thì việc bầu bổ sung sẽ được tiến hành theo điều lệ và hoàn cảnh cụ thể.

Về nhân sự tại UBKT cấp huyện và tương đương, theo quy hoạch cơ cấu số lượng cán bộ sẽ tăng lên 04 đồng chí (tăng 0,04% so với số lượng hiện tại). Nhìn chung về số lượng cán bộ tương đối ổn định từ đầu đến hết nhiệm kỳ, tăng thêm một số vị trí do trước đó đã quy hoạch nhân sự tuy nhiên việc sắp xếp bố trí nhân sự chưa được bố trí đúng vị trí ngay từ đầu.

Về nhân sự tại các UBKT cấp cơ sở, cơ cấu số lượng giảm xuống 24 người (tương đương 0,05%), theo điều tra thì số lượng giảm xuống nguyên nhân là tại một số đơn vị cắt giảm vị trí của các công chức kiêm nhiệm, các vị trí kiêm nhiệm tại UBKT này sẽ đảm nhiệm công tác chuyên trách tại các lĩnh vực khác trong đơn vị.

Về tổng quát việc quy hoạch sử dụng cán bộ tại UBKT các cấp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 sẽ giảm đi 20 người. Số lượng giảm tuy chưa nhiều nhưng đang dần phù hợp với xu thế chung của sự phát triển.

Qua bảng 4.2 có thể thấy trong những năm qua, đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp đã có sự phát triển cả về số lượng và cơ cấu, thực hiện ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng. Công tác quy hoạch, tuyển chọn, phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ đã được thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy định, bước đầu bố trí các chức danh công chức phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo; việc quản lý, sử dụng cán bộ đã dần đi vào nề nếp, hầu hết số công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đều có trách nhiệm với công việc và vị trí công tác được giao.

Bên cạnh sự tích cực về của công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm là luân chuyển cán bộ kiểm tra, vẫn tồn tại một số tiêu cực. Số lượng cán bộ kiểm tra ở một số cấp cơ sở còn thiếu, mỏng. Cán bộ làm công tác kiểm tra ở nhiều nơi thường biến động, thay đổi sau các kỳ đại hội do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Việc tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp hầu như chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với các chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở đều thông qua cơ chế xét duyệt, quy hoạch. Chính vì điều đó đã dẫn đến tình trạng có một số bộ phận cán bộ kiểm tra mà không có trình độ, năng lực phù họp với đòi hỏi của nhiệm vụ được giao. Với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm như vậy, khó tránh khỏi tuyển dụng những người yếu kém về năng lực, phẩm chất dễ bị “lọt lưới” ảnh hưởng đến năng lực của đội ngũ cán bộ, việc tuyển dụng không đảm bảo khách quan, dễ có biểu hiện lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền.

Bảng 4.2. Tình hình cán bộ kiểm tra Đảng các cấp của tỉnh Hòa Bình Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 17/16 18/17 BQ Tổng số cán bộ kiểm tra Đảng 674 100 664 100 646 100.00 98,52 97,29 97,90 1. Theo cấp - Cấp tỉnh ủy 27 4,01 27 4,07 25 3,87 100,00 92,59 96,23 - Cấp huyện ủy, thành ủy và Đảng ủy

trực thuộc tỉnh ủy 115 17,06 112 16,87 101 15,63 97,39 90,18 93,72 - Cấp Đảng ủy cơ sở 532 78,93 525 79,07 520 80,50 98,68 99,05 98,87 2. Theo ngạch CBKT

- Kiểm tra viên 49 7,27 55 8,28 57 8,82 112,24 103,6 107,85 - Kiểm tra viên chính 33 4,90 32 4,82 35 5,42 96,97 109,4 102,99 - Kiểm tra viên cao cấp 12 1,78 13 1,96 13 2,01 108,33 100,00 104,08 3. Theo biên chế

- Đã biên chế 634 94,07 644 96,99 630 97,52 101,58 97,83 99,68 - Hợp đồng lao động 40 5,93 20 3,01 16 2,48 50,00 80,00 63,25

Nguồn: Báo cáo công tác quy hoạch cán bộ làm công tác Kiểm tra của UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình, (2018)

Để nâng cao năng lực cho cán bộ kiểm tra phải làm tốt việc xây dựng quy hoạch cán bộ kiểm tra trong quy hoạch tổng thể về xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, phù hợp với tình hình của từng đảng bộ và yêu cầu nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nói riêng. Trong quy hoạch phải có những chỉ tiêu về số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, cũng như của từng loại chức danh cán bộ; định rõ cách thức, các yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 62)