Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 53)

3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, điều kiện tự nhiên

Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, nằm cách Hà Nội 73 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội – Hòa Bình - Sơn La. Tỉnh có diện tích khoảng 4.578,1 km2. Phía bắc giáp với tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, phía đông và đông bắc giáp thành phố Hà Nội, phía tây, tây bắc, tây nam giáp với các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa (hình 1). Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính (1 thành phố, 10 huyện).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình ‘

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2018) Đặc điểm nổi bật của địa hình Hoà Bình là núi cao trung bình, núi thấp bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, chia thành 2 vùng rõ rệt:

- Vùng núi cao trung bình phía tây bắc có độ cao trung bình 600-700 m, nơi cao nhất là đỉnh Phu Canh (Đà Bắc) 1.373 m. Độ dốc trung bình từ 20-350,

có nơi trên 400. Địa hình hiểm trở, phân cắt mạnh, đi lại khó khăn. Diện tích khoảng 212.740 ha, chiếm 46% diện tích tỉnh, bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, kéo dài xuống huyện Tân Lạc, Lạc Sơn.

- Vùng núi thấp, đồi (phía đông nam) có diện tích 246.895 ha, chiếm 54% diện tích toàn tỉnh bao gồm các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy với các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình 10-250, độ cao trung bình 100-200 m, ít hiểm trở so với vùng núi cao trung bình. Xen kẽ địa hình vùng núi còn có các trũng thấp giữa núi, các thung lũng nhỏ hẹp kéo dài dọc theo các sông suối lớn. Mạng lưới sông suối khá dày, chia cắt mạnh mẽ bề măt địa hình trong tỉnh.

Trên các bề mặt địa hình đã được thành lập các sơ đồ trắc lượng hình thái như phân cấp độ cao, phân cấp độ dốc và hướng phơi sườn. Sơ đồ phân cấp độ cao đã phân chia thành 11 bậc. Tổng hợp các tài liệu thu thập về trượt lở cho thấy trong diện phân bố độ cao 1500-600m chiếm tỷ lệ >80% diện tích của toàn tỉnh, là địa hình có độ cao thuận lợi nhất phát triển mạnh trượt lở đất đá và các dạng TBĐC khác.

Hòa Bình có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với thành phố Hà Nội trung tâm văn hóa của cả nước, là địa phương nằm trong vùng du lịch Tây Bắc, Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên - Lào Cai, được thiên nhiên ưu đãi với những vùng sinh thái đa dạng với các di tích lịch sử, hang động kỳ thú và vùng hồ thủy điện sông Đà… Đây là những tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Về thổ nhưỡng. Do đă ̣c điểm đi ̣a hı̀nh và khı́ hâ ̣u nên đất đai Hoà Bı̀nh chia thành hai vùng rõ rê ̣t. Vùng núi cao trung bı̀nh, gồm đất feralı́t vàng đỏ có hàm lượng mùn 6 - 7%; do đô ̣ ẩm cao, nhiê ̣t đô ̣ thấp, vùng này rất thuâ ̣n lợi cho phát triển lâm nghiệp. Vùng đồi và núi thấp, gồm đất feralı́t vàng đỏ và vùng cỏ thứ sinh, trong đó đất bạc màu chiếm 45 - 80%. Vùng ven sông Đà và các suối khác do hàng năm đươ ̣c bồi mô ̣t lớp phù sa khá dày nên rất thuận lợi cho viê ̣c trồng lúa, trồng màu.

Ngoài ra, Hoà Bı̀nh còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có thể khai thác phát triển công nghiê ̣p và xây dựng như đá granı́t (trữ lượng khoảng 8,1 triê ̣u m3), đá vôi (trên 700 triệu tấn), than đá (khoảng 01 triê ̣u tấn), đất sét (gần 10 triê ̣u m3) và mô ̣t số loa ̣i khoáng sản khác như. than, vàng, sắt,...

Bı̀nh thường dốc và ngắn. Mùa hè mưa nhiều, mực nước sông suối lên cao, chảy xiết gây ra lu ̣t lô ̣i, ảnh hưởng đến nông nghiê ̣p và giao thông trong vùng. Mùa đông thiếu nước, lượng nước ở các sông suối giảm ma ̣nh, có nhiều suối nhỏ bi ̣ khô ca ̣n. Hiê ̣n nay, Hoà Bı̀nh có 4 hê ̣ thống sông chı́nh.

Sông Đà. bắt nguồn từ vùng núi cao Vân Nam - Trung Quốc, chảy qua vùng Tây Bắc, đoa ̣n này lòng sông he ̣p, lắm thác ghềnh; đến đi ̣a phận tı̉nh Hoà Bı̀nh lòng sông rộng, thác giảm nhiều, đáng kể nhất là Thác Bờ. Sông Đà chảy trên đất Hoà Bình với chiều dài 103 km, đến thi ̣ xã Hoà Bı̀nh, sông Đà chảy ngược lên hướng Bắc. Hồ sông Đà (hồ Hoà Bı̀nh). có dung tích 9,5 tı̉ m3 nước, phu ̣c vu ̣ nhiều mu ̣c tiêu kinh tế và quốc phòng. Trong đó, nhiê ̣m vụ chủ yếu là phục vụ phát điê ̣n của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bı̀nh - nguồn cung cấp điê ̣n năng quan trọng cho cả nước; ngoài ra có nhiệm vụ cắt lũ về mùa mưa, điều tiết nước chống ha ̣n về mùa khô cho đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sông Bôi. bắt nguồn từ xã Thượng Tiến thuộc huyện Kim Bôi. Sông dài khoảng 60 km, chảy qua nhiều dãy núi đá vôi phı́a nam của tỉnh Hoà Bình rồi đổ vào sông Hoàng Long của tı̉nh Ninh Bình. Sông Bưởi. bắt nguồn từ huyện Tân Lạc, Lạc Sơn do các suối Lồ, suối Cái, suối Nhân Nghı̃a, suối Yên Phú và nhiều con suối nhỏ khác hội lưu ở thi ̣ trấn Vụ Bản (huyê ̣n La ̣c Sơn) rồi chảy sang tỉnh Ninh Bình. Sông dài khoảng 38 km. Lòng sông hẹp, nên vào mùa mưa thường gây ra lụt lội ở hai bên bờ. Sông Mã. đoa ̣n chảy qua đi ̣a giới tı̉nh Hoà Bình là từ xã Hang Kia đến xã Vạn Mai của huyê ̣n Mai Châu. Hầu hết các suối phı́a nam huyê ̣n Mai Châu đều đổ ra sông Mã.

Với hê ̣ thống sông, suối nhiều, trữ lượng lớn, Hoà Bı̀nh có điều kiê ̣n phát triển thuỷ điê ̣n nhỏ trên pha ̣m vi rô ̣ng, trong đó phải kể đến nguồn năng lượng rất lớn của sông Đà. Năm 1979, với sự giúp đỡ của Liên Xô (trước đây), công trı̀nh thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà được khởi công xây dựng. Sau khi hoàn thành vào năm 1994, thuỷ điện Hoà Bı̀nh trở thành công trình thuỷ điê ̣n lớn nhất khu vực Đông Nam á với 8 tổ máy có công suất 240 MW, tổng công suất 1.920 MW, sản lượng điê ̣n bı̀nh quân đa ̣t 8,16 tỷ kWh/năm.

Thành phố Hòa Bình là trung tâm văn hoá chính trị của tỉnh, nơi tập trung các trường đào tạo về chính trị, văn hoá, khoa học, có bệnh viện đa khoa. Các huyện cũng đã có các trường phổ thông trung học, các bệnh viện,... Mạng lưới giao thông xã, huyện cũng được chú ý để tạo điều kiện cho nhân dân đi lại và giao lưu văn hoá.

Về Khı́ hâ ̣u, Hoà Bı̀nh nằm trong vùng khı́ hâ ̣u nhiê ̣t đới gió mùa với các đă ̣c trưng. nóng, ẩm, có mùa đông la ̣nh. Nhiê ̣t đô ̣ trung bı̀nh trong năm 230C; lượng mưa trung bı̀nh 1.800 mm/năm; độ ẩm tương đối 85%; lượng bốc hơi trung

bı̀nh năm 704 mm. Khı́ hâ ̣u trong năm chia làm hai mùa rõ rê ̣t. Mùa hè. bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9. Nhiê ̣t độ trung bı̀nh trên 250C, có ngày lên tới 430C. Lượng mưa trung bı̀nh trong tháng trên 100 mm, thời điểm cao nhất là 680 mm (năm 1985). Mưa thường tâ ̣p trung vào tháng 7, 8. Lượng mưa toàn mùa chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông. bắt đầu từ tháng 10 năm trước, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiê ̣t độ trung bı̀nh trong tháng dao động trong khoảng 16 – 200C. Ngày có nhiê ̣t độ xuống thấp là 30C. Lượng mưa trong tháng 10 - 20mm.

Do đă ̣c điểm đi ̣a hı̀nh, Hoà Bı̀nh còn có các kiểu khı́ hâ ̣u Tây Bắc với mùa đông khô và la ̣nh, mùa hè nóng ẩm (ở vùng núi cao phı́a Tây Bắc); kiểu khı́ hâ ̣u đồng bằng Bắc Bộ thời tiết ôn hoà hơn (ở vùng đồi núi thấp).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đất đai

Toàn tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 4.600km2, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 48%, đất sản xuất nông nghiệp 14%, đất nuôi trồng thủy sản 0,27%, đất phi nông nghiệp 12,3%, đất chưa sử dụng chiếm hơn 24%. Tuy đất nông nghiê ̣p chı̉ chiếm trên 14% diê ̣n tı́ch tự nhiên của tı̉nh, nhưng rất phù hợp với nhiều loại cây trồng có hiê ̣u quả kinh tế cao như. lúa nước, cây lương thực (ngô, khoai, sắn,...), cây công nghiệp (đậu, lạc, mı́a tı́m, mı́a đường, chè,...) và các loa ̣i cây ăn quả (nhãn, vải, dứa, cam,...). Trong đó, mı́a tı́m, chè Shan Tuyết là hai loa ̣i cây đặc sản của tı̉nh. Tiềm năng phát triển chăn nuôi của Hoà Bı̀nh cũng đáng kể, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà với số lượng lớn, ngoài ra phải kể đến mô ̣t số vật nuôi mới như. dê, bò sữa,... Với hê ̣ thống sông, suối, ao, hồ phân bố tương đối đều, đặc biệt là hồ sông Đà với lưu vực rô ̣ng, diện tı́ch mă ̣t nước lớn với chất lượng nước cao đã trở thành lợi thế cho phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản.

Nguồn tài nguyên rừng của Hoà Bı̀nh rất lớn và quý giá nhất của tı̉nh. Rừng Hoà Bı̀nh có diê ̣n tı́ch trên 200 nghìn ha với nhiều loa ̣i gỗ, tre, bương, luồng, song, mây,... Trong đó, rừng tự nhiên có diê ̣n tı́ch trên 150 nghı̀n ha với trữ lượng gỗ khoảng 2,32 triê ̣u m3; diện tı́ch rừng trồng gần 50 nghı̀n ha với trữ lượng gỗ khoảng 5 triê ̣u m3, phục vụ ngành chế biến bô ̣t giấy, ván sàn, ván ép. Ngoài ra, rừng Hoà Bı̀nh còn có nhiều dược liệu quý như. củ bı̀nh vôi, dứa da ̣i, xa ̣ đen,...

3.1.2.2. Dân số - Lao động

Tổng dân số toàn tỉnh năm 2018 là 838.857 người, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Kinh chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm

2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác.

Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số tỉnh Hòa Bình năm 2016 là 0,85%, tăng dần vào các năm 2017 là 0,86% và 0,90 % vào năm 2018, tuy nhiên cả giai đoạn 2016-2018 tỷ lệ tăng dân số là 101,7%. Dân số của tỉnh Hoà Bình vẫn có sự tăng lên từ 824.322 người (năm 2016) lên 838.857 người (năm 2018) và đạt tốc độ phát triển bình quân thời kỳ 2016-2018 là 100,99% (Bảng 3.1). Sự thay đổi về tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn thấp, đa phần dân số tập trung ở nông thôn, điều này phản ánh tốc độ đô thị hóa của tỉnh Hòa Bình còn rất chậm.

Mặc dù dân số tăng nhưng số người lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc có xu hướng tăng nhẹ, thời kỳ 2016 - 2018 là 100,2%. Tỷ lệ lao động so với dân số thời kỳ này chỉ chiếm 99,48% và đang có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy lao động của tỉnh đang có xu hướng già hoá.

Bảng 3.1. Số liệu thống kê dân số và lao động của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 – 2018 Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ PTBQ 2016 - 2018 (%) Dân số, trong đó: - Khu vực thành thị - Khu vực nông thôn

Người % % 824,322 14,5 85,5 831,425 14,5 85,5 838,857 14,8 85,2 100,99 - - Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số % 0,85 0,86 0,90 102,90 Lao động từ 15 tuổi trở lên

đang làm việc

Người 555,016 553,207 553,729 99,88

Tỷ lệ LĐ từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với dân số

% 67,1 67,0 66,2 99,33

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hòa Bình (2018) Năm 2018, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với dân số trung bình của tỉnh Hoà Bình là 66,2% (Bảng 3.1); trong khi đó, năm 2018, tỷ lệ này của cả nước là 57,5% (Tổng cục Thống kê, 2018). Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với dân số trung bình của tỉnh Hoà Bình luôn cao hơn tỷ lệ của cả nước đã là lợi thế cho tỉnh trong phát triển kinh tế.

Bảng 3.2. Lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo loại hình kinh tế tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ

PTBQ 2016 – 2018 (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số lao động 548.416 100,0 552.607 100,0 557.029 100,0 100,99 Phân theo thành phần kinh tế

Nhà nước 51.141 9,33 49.173 8,90 52.173 9,37 100,99 Ngoài nhà nước 490.632 89,46 495.930 89,74 596.752 89,18 110,45 Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài

6.643 1,21 7.504 1,36 8.104 1,45 100,45

Phân theo ngành kinh tế

Nông nghiệp 369.632 67,40 363.013 67,89 360.298 66,98 98,48 CN-XD 88.569 16,15 80.661 15,01 81.764 15,20 95,91 Dịch vụ 90.214 16,45 93.708 18,03 95.858 17,82 96,77 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hòa Bình (2018) Tỷ lệ lao động ngành dịch vụ có xu hướng tăng dần trong cơ cấu lao động của tỉnh, nhưng tốc độ tăng còn chậm (96,77% từ năm 2016 đến 2018) nên tỷ trọng của lao động dịch vụ còn thấp trong lực lượng lao động của tỉnh. Điều này cũng chứng tỏ ngành du lịch đang dần dần thu hút được lao động từ các ngành khác chuyển sang và mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho người dân, tuy nhiên sức hút này chưa thực sự lớn.

Với sự đa dạng của các dân tộc, tập quán sinh hoạt, sản xuất của các dân tộc cũng có sự khác nhau. Các hộ gia đình là người dân tộc thường sinh nhiều con và tỷ lệ đi học ở các cấp học càng cao thì lại càng thấp, điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực hiện tại và trong tương lai. Tập quán sản xuất lạc hậu, tâm lý sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp còn tồn tại ở một số địa phương trong tỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa đã làm hạn chế chất lượng lao động nông nghiệp. Người dân chưa có nhận thức tốt về việc học tập văn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật dẫn đến trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ngành nông nghiệp của tỉnh thấp, ảnh hưởng đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng năng suất lao động; trình độ của lao động chưa theo kịp với nền sản xuất tiên tiến đã là trở

ngại không nhỏ trong sản xuất hàng hoá nông nghiệp của tỉnh (Sở NN và PTNT Hòa Bình, 2009).

Theo kết quả điều tra đói nghèo theo chuẩn mới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2017, tỉnh Hòa Bình có 42.653 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 18,12%, trong đó. Nguyên nhân chủ yếu là các hộ gia đình thiếu vốn sản xuất (có 70,6% số hộ nghèo), thiếu kinh nghiệm sản xuất (có 41,37% số hộ nghèo), thiếu đất sản xuất (có 9,46% số hộ nghèo), ngoài ra còn các nguyên nhân khác như đông người ăn theo, thiếu lao động, có người ốm đau tàn tật... Thu nhập bình quân của dân cư trong tỉnh hiện tại chỉ bằng 52% so với trung bình toàn quốc. Các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao là 34,88% tổng số hộ, trong khi đó các xã khu vực I tỷ lệ hộ nghèo chỉ là 11,76%. Thu nhập bình quân của các tầng lớp dân cư thành thị gấp 6 lần so với nông thôn, giữa vùng núi cao và vùng thấp còn chênh lệch.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Đồng bào các dân tộc chủ yếu sống bằng nghề nông. Quy mô sản xuất nhỏ, trồng lúa dọc theo các thung lũng hoặc trồng chè, cà phê, cây lương thực ở các triền đồi núi. Ngành công nghiệp phát triển tập trung ở thành phố và các vùng thị trấn. Hiện nay cơ cấu kinh tế vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GDP của khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng GDP của khu vực sản xuất nông - lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 53)