Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn
4.1.1. Thực trạng phát triển về quy mô sản xuất Thanh Long ruột đỏ
4.1.1.1. Phát triển diện tích sản xuất theo không gian địa lý
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam là nơi tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng, đất dùng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa. Với mục tiêu phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp, huyện Diễn Châu đang nỗ lực hỗ trợ cho người nông dân từ việc thay đổi tư duy canh tác, đưa cây con mới hiệu quả kinh tế cao vào đồng ruộng đến chuyển giao khoa học công nghệ cao….
Trong những năm qua, diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu có xu hướng biến động về diện tích giữa các địa phương trong huyện. Diện tích trồng thanh thay đổi rõ rệt qua từng năm, năm 2016 diện tích trồng Thanh Long có sự thay đổi đáng kể so với năm 2014, nếu như năm 2014 diện tích trồng Thanh Long là 8,8 ha, năm 2015 là 9,4 ha thì đến năm 2016 là 11,8 ha, tốc độ phát triển bình quân 115,79 %. Điều đó cho thấy rằng,trong những năm gần đây cây Thanh Long đã được quan tâm và chú ý bởi giá trị mà nó mang lại, huyện cũng đã đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất Thanh Long, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Bảng 4.1. Diện tích Thanh Long giữa các xã trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
(ĐVT: ha )
Diễn giải Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh
2015/2014 2016/2015 BQ Tổng số 8,8 9,4 11,8 106,82 125,53 115,7976 Diễn Phú 4,7 5,2 6 110,64 115,38 112,9865 Diễn Liên 2,8 2,8 3,5 100,00 125,00 111,8034 Diễn Lợi 0,8 0,8 1,3 100,00 162,50 127,4755 Các xã khác 0,5 0,6 1 120,00 166,67 141,4214
Do Thanh Long ruột đỏ mới được đưa vào Diễn Châu nên diện tích Thanh Long ruột đỏ toàn huyện hiện chỉ có khoảng 11,8ha, xã có diện tích trồng Thanh Long lớn nhất là xã Diễn Phú, Diễm Liên, Diễn Lợi. Nếu như năm 2014 diện tích trồng Thanh Long của xã Diễn Phú Là 4,7 ha thì đến năm 2016 diện tích trồng Thanh Long tăng lên 6 ha, tức là tăng 1,3ha, tốc độ phát triển bình quân 112,98%. Xã Diễn Lợi là xã có tốc độ tăng bình quân cao nhất đạt 127,47%, năm 2014 xã chỉ có 0,8ha diện tích trồng Thanh Long nhưng đến năm 2016 diện tích trồng Thanh Long của xã đã tăng lên 1,3 ha tức là tăng 0.5 ha. Điều đó cho thấy rằng, trong những năm gần huyện Diễn Châu đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất Thanh Long, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất ... Cây Thanh Long đã được nhiều người dân tin tưởng, phát triển và trồng mới ở nhiều vùng thuộc địa bàn huyện.
4.1.1.2. Phát triển số lượng hộ tham gia sản xuất Thanh Long ruột đỏ
Hiện nay, Thanh Long ruột đỏ đang là một trong những loại cây được đông đảo nông dân chọn trồng bởi Thanh Long một trong những loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Đây là loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhiều loại đất và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây cũng là lý do cho thấy số hộ tham gia trồng Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu ngày càng tăng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số hộ tham gia trồng Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện có xu hướng tăng rõ rêt, nếu như năm 2014 số hộ tham gia sản xuất Thanh Long ruột đỏ là 97 hộ thì đến năm 2016 số hộ tham gia sản xuất Thanh Long ruột đỏ đã tăng lên 122 hộ, tức là tăng 25 hộ, tốc độ bình quân đạt 12,15%/năm. Ở các xã có diện tích trồng Thanh Long lớn hơn số hộ trồng Thanh Long cũng có nhiều biến động, nếu như xã Diễn Phú năm 2014 có 45 hộ thì đến năm 2016 có 52 hộ tức là tăng 7 hộ thì ở xã Diễm Liên chỉ tăng 4 hộ, xã Diễm Lợi tăng 10 hộ. Ở những xã khác trên địa bàn huyện số hộ tham gia trồng Thanh Long ruột đỏ tăng đáng kể, nếu như năm 2014 số hộ trồng Thanh Long chỉ là 8 hộ thì đến năm 2016 số hộ tham gia trồng Thanh Long đã tăng lên 12 hộ tức là tăng 4 hộ, tốc độ tăng bình quân đạt 22,47%/năm.
Bảng 4.2. Số hộ tham gia trồng Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu huyện Diễn Châu
(ĐVT: Hộ)
Diễn giải Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 BQ Diễn Phú 45 47 52 104,44 110,64 107,50 Diễm Liên 32 32 36 100,00 112,50 106,07 Diễn Lợi 12 12 22 100,00 183,33 135,40 Các xã khác 8 9 12 112,50 133,33 122,47 Tổng số 97 100 122 103,09 122,00 112,15
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu (2017)
Qua các năm diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ bình quân/hộ trên địa bàn huyện cũng có nhiều thay đổi. Trong 3 xã nghiên cứu, số hộ tham gia trồng Thanh Long ruột đỏ ở xã Diễn Phú là cao nhất, năm 2014 diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ bình quân/hộ là 2,90 sào nhưng đến năm 2016 tăng lên là 3,21 sào/hộ tốc độ tăng đạt 105,11%. ở xã Diễn Lợi diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ bình quân trên hộ có xu hướng tăng, năm 2014 diện tích bình quân/hộ là 1,85 sào và đến năm 2016 diện tích trồng tăng lên là 2,12 sào/hộ, tốc độ tăng bình quân đạt 107,10 %. Điều đó càng cho thấy Thanh Long ruột đỏ đã tạo cho người dân có nguồn thu nhập góp phần làm đa dạng sinh kế, giải quyết việc làm và là cây trồng giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bảng 4.3. Diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ bình quân/hộ
(ĐVT: Sào)
Diễn giải Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 BQ Diễn Phú 2,90 3,07 3,21 105,93 104,29 105,11 Diễm Liên 2,43 2,43 2,70 100,00 111,11 105,41 Diễn Lợi 1,85 1,85 2,12 100,00 114,71 107,10 Các xã khác 1,74 1,85 2,31 106,67 125,00 115,47 Tính chung 2,52 2,61 2,80 103,61 107,29 105,44
Sự tăng cao về quy mô trồng trọt và số lượng hộ tham gia sản xuất Thanh Long ruột đỏ cho thấy hầu hết các hộ sử dụng quỹ đất cho trồng Thanh Long ruột đỏ đều xác định Thanh Long ruột đỏ là nguồn thu nhập chính của hộ, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc các hộ sẽ giành nhiều thời gian và công sức và tài chính của hộ cho việc trồng trọt Thanh Long ruột đỏ của gia đình.
Tuy nhiên nhìn chung quy mô sản xuất Thanh Long ruột đỏ huyện Diễn Châu hiện nay còn thấp, hầu hết là quy mô nhỏ lẻ không tập trung, hướng sản xuất hàng hóa còn thấp. Việc phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn là điều hết sức cần thiết.
Hình 4.1. Diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ bình quân/hộ phân theo tuổi cây
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu (2017)
Kết quả khảo sát cho thấy, diện tích Thanh Long ruột đỏ bình quân/hộ ở Diễn Châu khá thấp. Đối vớin hững hộ đã trồng Thanh Long có tuổit ừ từ 4 năm trở lên, diện tích chỉ đạt 2,14 sào/hộ. Trong khi đó diện tích trồng mới, đối với những vườn dưới 1 năm tuổi cũng chỉ dừng lại ở 2,06 sào/hộ. Điều này cho thấy việc canh tác cây Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Các hộ phát triển một cách tự phát, chưa theo quy hoạch của huyện. Đồng thời, tính manh mún trong sử dụng đất nông nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Nhiều hộ trồng 2 – 3 vườn Thanh Long với những độ tuổi cây khác nhau, tuy nhiên mỗi vườn có diện tích cũng hạn chế. Bởi vậy có thế thấy sự không tập trung sản xuất theo khu/vùng sẽ tất yếu dẫn đến khó khăn cho việc phát triển Thanh Long của các hộ nông dân trên địa bàn huyện.
4.1.1.3. Phát triển về năng xuất, sản lượng Thanh Long ruột đỏ
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra trong thời gian qua làm cho một số cây trồng của nước ta có xu hướng giảm nhanh chóng, kéo theo đó là quy mô trồng trọt trong các hộ gia đình cũng giảm. Thanh Long là cây trồng còn khá mới ở các tỉnh khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Trung Bộ nước ta. Tuy nhiên với khả năng thích ứng ở nhiều vùng khí hậu và trồng được trên nhiều loại đất đây đã và đang là cây trồng có tính chiến lược trong công tác chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Qua các năm năng suất Thanh Long bình quân ở huyện có xu hướng tăng lên rõ rệt, năm 2014 năng suất Thanh Long bình quân là 13.30 tấn/ha , năm 2015 năng suất Thanh Long bình quân là 14,27 tấn /ha tức tăng 0,97 tấn/ha. Đến năm 2016 năng suất Thanh Long bình quân là 15,48 tấn /ha tăng 1,21 tấn /ha so với năm 2015, tăng 2,18 tấn /ha so với 2014, tốc độ tăng bình quân đạt 107,88%.
Bảng 4.4. Năng suất Thanh Long bình quân ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An
(ĐVT: Tấn/ha)
Diễn giải Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 BQ Bình quân 13,30 14,27 15,48 107,28 108,49 107,88
Phân theo giống
TL6 13,8 14,5 15,2 105,07 104,83 104,95 TL4 15,4 16,2 16,7 105,19 103,09 104,13 H14 15,5 16,5 17,1 106,45 103,64 105,03 Đài Loan cũ 11,5 12 12,6 104,35 105,00 104,67 Khác 8,6 9,2 9,2 106,98 100,00 103,42
Phân theo địa phương
Diễn Phú 13,2 14,4 15,7 109,09 109,03 109,0593 Diễm Liên 13,8 14,5 15,9 105,07 109,66 107,3394 Diễn Lợi 12,9 13,7 14,5 106,20 105,84 106,0203 Các xã khác 12,2 12,8 14 104,92 109,38 107,1233 Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu (2017)
Xét theo nguồn gốc giồng dễ thấy giống H14 được rất nhiều người dân lựa chọn và năng suất bình quân của loại giống này cũng chiếm tỷ lệ cao qua các năm. Nếu như năm 2014 giống H14 cho năng suất bình quân là 15,5 tấn/ha thì đến năm 2016 năng suất bình quân đã tăng lên 17,1 tấn /ha tức tăng 1.6 tấn /ha tốc độ tăng đạt 105.03%. So với các giống khác giống Đài Loan cũ có năng suất bình quân thấp hơn tuy nhiên qua các năm vẫn có sự tăng lên đáng kể, năm 2014 năng suất bình quân của giống này chỉ là 11,5 tấn/ha thì đên năm 2016 năng suất bình quân tăng lên 12,6 tấn/ha, tức tăng 1,1 tấn/ha, tốc độ tăng đạt 104,67%.
Xét theo địa phương thuộc địa bàn huyện dễ thấy xã Diễm Liên có năng suất Thanh Long bình quân cao nhất , năm 2014 xã có năng suất Thanh Long bình quân 13,8 tấn/ha thì đến năm 2016 xã có năng suất Thanh Long bình quân 15.9 tấn/ha, tức tăng 2,1 tấn/ha. Ở các xã Diễn Phú, Diễn Lợi năng suất Thanh Long bình quân cũng có xu hướng tăng qua các năm . Xã Diễn Phú năm 2014 năng suất Thanh Long bình quân là 13,2 tấn/ha, năm 2016 tăng lên 15,7 tấn/ha tức tăng 2,5 tấn/ha tốc độ tăng bình quân đạt 109,05%. Xã Diễn Lợi năm 2016 năng suất Thanh Long bình quân là 14.5 tấn/ha tăng 1,6 tấn/ha so với năm 2014.
(ĐVT: Tấn)
Hình 4.2. Sản lượng Thanh Long trên địa bàn huyện Diễn Châu
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu (2017) Nhìn chung qua các năm sản lượng Thanh Long trên địa bàn huyện có những thay đổi rõ rệt, theo xu hướng tăng dần lên. Nếu như năm 2014 sản lượng Thanh Long của huyện là 117.07 tấn thì 2015 tăng lên 134.15 tấn tức là tăng 17.08 tấn. Năm 2016 sản lượng Thanh Long của toàn huyện là 182.70 tấn tăng 48.55 tấn so với năm 2015 và tăng 65.63 tấn so với năm 2014. Dễ thấy sản lượng
Thanh Long có tăng qua các năm đặc biệt tăng mạnh ở những năm cuối 2015 và năm 2016, cho thấy nhu cầu cũng như tiềm năng để phát triển sản xuất Thanh Long trên địa bàn huyện trong thời gian tới.