Thực trạng phát triển các nguồn lực phục vụ sản xuất Thanh Long ruột đỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 61 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn

4.1.2. Thực trạng phát triển các nguồn lực phục vụ sản xuất Thanh Long ruột đỏ

ruột đỏ

4.1.2.1. Nguồn lực đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà cón là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người.

Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất cho các hộ, do đó vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai sẽ mang lại hiệu quả kinh tế của hộ. Qua khảo sát thực tế tại 3 xã Diễn Phú, Diễm Liên và Diễm Lợi của huyện Diễn Châu cho thấy thực trạng về nguồn lực đất đai của các hộ có đặc điểm sau:

Bảng 4.5. Diện tích đất đai bình quân của các hộ gia đình được khảo sát

Chỉ tiêu Số lượng (m2) Cơ cấu (%)

Diện tích đất trung bình/hộ 1.974,77 100

I. Theo nguồn gốc đất -

1. Diện tích đất được giao 1.537,21 77,84

2. Diện tích đât thuê 437,56 22,16

II. Theo loại đất

1. Diện tích đất phi nông nghiệp 426,66 21,61 2. Diện tích đất nông nghiệp 1.548,11 78,39

Nguồn: Kết quả khảo sát, năm (2017)

Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất cho các hộ do đó việc các hộ giành quỹ đất phục vụ cho phát triển trồng trọt sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc tăng quy mô sản xuất Thanh Long của hộ. Diễn Châu là tỉnh có diện tích đất lớn và chủ yếu đất sản xuất nông nghiệp vì vậy đa số diện tích đất của các hộ

đều là đất được giao. Qua số liệu điều tra cho thấy diện tích đất trung bình/hộ của các hộ được khảo sát là 1.974,77 m2 . Xét theo nguồn gốc đất , diện tích đất được giao bình quân/hộ là 1.537,21 m2 chiếm 77,84% diện tích đất trung bình/hộ, diện tích đất thuê

là 437,56 m2 chiếm 22,16% diện tích đất trung bình/hộ. Trong diện tích đất bình

quân của các hộ gia đình được khảo sát thì diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 78,39% tức là 1.548,11 m2 ,diện tích đất phi nông nghiệp chỉ là 426,66 m2 chiếm 21,61% diện tích đất bình quân của các hộ. Dễ thấy đất đai là yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất Thanh Long, vì có đất thì mới có thể trồng trọt, phát triển mở rộng quy mô sản xuất theo kiểu trang trại, sản xuất hàng hóa.Bản thân nông hộ nếu có trong tay diện tích đất lớn, có kinh nghiệm, họ sẽ tiến hành các hoạt động sản xuất nhằm thu được lợi nhuận. Dê thấy ở những hộ trồng trọt Thanh Long với quy mô lớn thường có xu hướng sử dụng nhiều diện tích đất nông nghiệp trong quỹ đất mà hộ đang có hơn so với những hộ trồng trọt quy mô nhỏ. Do đó đất đai là khâu then chốt cho những quyết định sản xuất Thanh Long của hộ dân.

Qua bảng 4.6 ta thấy được sự thay đổi một số loại đất nông nghiệp trong các hộ điều tra từ năm 2010 đến nay. Đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên từ năm 2010 đến nay chủ yếu là đất trồng cây ăn quả với 33 ý kiến chiếm 27,50% tổng số phiếu khảo sát , đất thủy sản được các hộ đánh giá không thay đổi có tới 109 hộ chiếm 90.83% tổng số hộ điều tra. Đất trồng lúa có xu hướng giảm đi qua các năm từ 2010 đến nay với 40 ý kiến chiếm 33,33% tổng số hộ điều tra.

Bảng 4.6. Sự thay đổi một số loại đất nông nghiệp trong các hộ từ năm 2010 đến nay từ năm 2010 đến nay

Chỉ tiêu

Tăng lên Không thay đổi Giảm đi Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Tổng hộ trả lời 120 100,00 120 100,00 120 100,00 Đất trồng lúa 2 1,67 78 65,00 40 33,33 Đất trồng cây lâu năm 33 27,50 85 70,83 2 1,67 Đất trồng cây hàng năm 15 12,50 97 80,83 8 6,67 Đất khác 2 1,67 109 90,83 9 7,50

Đất trồng lúa của các hộ điều tra từ 2010 đến nay có xu hướng không thay đổi hoặc giảm đi, có tới 40 ý kiến chiếm 33,33% cho rằng đất trồng lúa giảm đi, 78 hộ chiếm 65,00% cho rằng đất trồng lúa không thay đổi và chỉ có 2 hộ chiếm 1,67% cho rằng đất trồng lúa tăng lên. Đất nông nghiệp cũng được hầu hết hộ điều tra cho rằng không thay đổi nhiều, cụ thể có 109 ý kiến cho rằng loại đất này không thay đổi, chiếm 90,83%. Kết quả trên cũng cho thấy có 9 hộ cho rằng đất nông nghiệp

khác giảm đi chiếm 7,50% và chỉ có 2 ý kiến cho rằngtăng lên chiếm 1,67%.

Đối với đất trồng cây lâu năm, có tới 33 ý kiến chiếm 27,50% cho rằng từ năm 2010 đến nay loại đất này tăng lên, 85 ý kiến cho rằng không thay đổi và chỉ có 8 ý kiến cho rằng giảm đi. Đất trồng cây hàng năm cũng nhận được sự đánh giá khác nhau ở các hộ được khảo sát, đây là loại đất được 15 ý kiến của hộ (chiếm 12,50%) cho rằng tăng lên có, không thay đổi có 97 ý kiến (chiếm 80,83%) và chỉ có 8 ý kiến cho rằng giảm đi (chiếm 6,67%).

Bảng 4.7. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân trồng Thanh Long ruột đỏ năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Diện tích (m2) Cơ cấu (%) Diện tích (m2) Cơ cấu (%) Diện tích (m2) Cơ cấu (%) Tổng số 1.707,11 100,00 1.783,11 100,00 1.879,96 100,00 Đất trồng lúa 981,25 57,48 842,51 47,25 735,35 39,12 Đất trồng cây lâu năm 467,17 27,37 690,8 38,74 927,87 49,36 Đất trồng cây hàng năm 152,99 8,96 147,53 8,27 139,33 7,41 Đất khác 105,7 6,19 102,27 5,74 77,4055 4,12

Nguồn: Kết quả khảo sát (2017)

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến việc hộ sử dụng đất cho các hoạt dộng sản xuất. Dễ thấy trong một số loại đất nông nghiệp trong các hộ từ năm 2014 đến năm 2016 thì đất trồng lúa đã dần được thay thế bằng đất trồng cây lâu năm. Do đó, đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng lên nhanh chóng, mặt khác đất trồng lúa giảm mạnh trong giai đoạn này. Các loại đất khác có xu hướng giảm đi hoặc ít thay đổi. Điều đó cho thấy việc các hộ dân đầu tư quỹ đất của hộ cho các hoạt động sản xuất cũng có xu hướng thay đổi, diện

tích đất cây lâu năm tăng nhanh qua các năm cho thấy sự đầu tư cũng như quan tâm của hộ nông dân về các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Diện tích đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2014 – 2016 là do các hộ nông dân trồng thanh long nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây Thanh Long mang lại cao hơn nhiều so với trồng lúa, do đó nhiều hộ trong nhóm được khảo sát đã tích cực chuyển đổi diện tích đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây Thanh Long ruột đỏ.

4.1.2.2. Nguồn lực lao động trong các hộ khảo sát

Lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào và trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó được xem xét là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, vai trò của nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời dân số sông chủ yếu bằng nghề nông. Vì vậy, nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp là rất đông đảo. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và sự gia tăng về dân số thì nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng gia tăng.Việc sản xuất lương thực thực phẩm chỉ có thể đạt được trong ngành nông nghiệp và sức lao động để tạo ra lương thực, thực phẩm là do nguồn lao động nông thôn cung cấp.

Lao động và chất lượng của lao động là yếu tố quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra và hiệu quả của việc sản xuất, lao động cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm. Qua tìm hiểu về nhân khẩu và lao động của các hộ cho thấy số nhân khẩu bình quân/hộ là 4.51 người trong đó nam chiếm 52,47%, nữ chiếm 47,54%. Ở những hộ trồng Thanh Long số nhân khẩu bình quân là 4.49 người trong đó có tới 53,13% nhân khẩu là nam, nữ chỉ chiếm 46,87%. Hộ không trồng Thanh Long số nahan khẩu bình quân là 4,52 người trong đó nhân khẩu là nam chiếm 51,8%, nữ chiếm 48,2%. Dễ thấy ở những hộ trồng Thanh Long tỷ lệ nam chiếm nhiều hơn so với nữ. Giới tính của chủ hộ ảnh hưởng đến việc quyết định sản xuất kinh doanh của hộ, chủ hộ là nam giới thường dám nghĩ dám làm, khi làm thường quyết định sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, ngược lại nữ giới cẩn thận thường không dám làm lớn và chắc chắn.

Bảng 4.8. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ Chỉ tiêu ĐVT Chỉ tiêu ĐVT Hộ trồng Thanh Long Hộ không trồng Thanh Long Tính chung

Số nhân khẩu bình quân Người 4,49 4,52 4,51

Nam 53,13 51,8 52,47

Nữ 46,87 48,2 47,54

Số lao động bình quân/hộ Người 2,13 2,32 2,23

Số năm đi học của chủ hộ Năm 9,67 8,52 9,10

Trình độ chuyên môn của chủ hộ -

Chưa qua đào tạo % 76,67 86,67 82,02

Trung cấp % 11,67 6,67 8,99

Cao đẳng % 8,33 5,00 6,74

Đại học % 3,33 1,67 2,25

Nguồn: Kết quả khảo sát (2017)

Qua bảng 4.7 ta thấy số lao động bình quân/hộ tính chung là 2,23 lao động, hộ trồng Thanh Long có số lao động bình quân/hộ thấp hơn so với hộ không trồng Thanh Long . Ở hộ không trồng Thanh Long số lao động bình quân/hộ là 2,13 lao động còn ở những hộ không trồng Thanh Long số lao động bình quân/hộ là 2,32 lao động. Trung bình chủ hộ có số năm đi học 9,10 năm, hộ trồng Thanh Long số năm đi học của chủ hộ là 9,67 năm, hộ không trồng Thanh

Long số năm đi học của chủ hộ là 8,52 năm.Trình độ học vấn của các hộ có ảnh

hướng rất lớn tới việc hoạch toán chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh và từ đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định và kết quả của việc sản xuất kinh doanh, nhất là khi sản xuất kinh doanh theo hướng hàng hóa với quy mô lớn thì việc hoạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của hộ là điều rất quan trọng. Xét về trình độ chuyên môn của chủ hộ trung bình chủ hộ chưa qua đào tạo chiếm 82,02%, chủ hộ có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 17,98%, trong đó hộ trồng Thanh Long có tỷ lệ chủ hộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên cao nhất chiếm 23.33%. Ở hộ không trồng Thanh Long chủ hộ có trình độ từu trung cấp trở lên (chiếm 13,33%), chủ hộ chưa qua đào tạo chiếm đến 86,67%.

Để phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ cần phải đào tạo được lao động có trình độ, có hiểu biết và nắm vững kỹ thuật chăm sóc. Hộ nếu thiếu lao động hoặc ít lao động, lao động không có trình độ chuyên môn cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định về quy mô sản xuất của hộ.

Trước đây, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và thường xuyên sử dụng các giống cây truyền thống nên hiệu quả kinh tế không cao. Để thay đổi phương thức canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Diễn Châu đã vận động nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn bằng những loại cây, con giống có giá trị kinh tế cao. Trong đó, cây Thanh Long ruột đỏ là loài cây trồng được đánh giá là phù hợp với điều kiện của địa phương và cho hiệu quả cao. Qua các năm hộ nông dân trên địa bàn huyện đã học hỏi đúc kết được kinh nghiệm trồng Thanh Long ruột đỏ, những hộ có kinh nghiệm sẽ có hướng mở rộng quy mô hướng đến phát triển sản xuất hàng hóa trong thời gian tới.

Hình 4.3. Số năm kinh nghiệm trồng Thanh Long của hộ nông dân

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)

Qua hình 4.3 dễ thấy số hộ có kinh nghiệm trồng Thanh Long dưới 3 năm chiếm 72% trong đó hộ có kinh nghiệm từ 2- dưới 3 năm chiếm 39%, hộ có kinh nghiệm dưới 2 năm chiếm 33%. Những hộ có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên chiếm 28% trong đó có tới 20% hộ có kinh nghiệm từ 3- 4 năm, hộ có kinh nghiệm trên 4 năm chỉ chiếm 8%. Dễ thấy hầu hết các hộ trên địa bàn đều có số năm kinh nghiệm trồng Thanh Long từ 1-3 năm, số hộ có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ. Hộ có ít kinh nghiệm trồng Thanh Long thường lựa chọn trồng với quy mô nhỏ, nhằm giảm thiểu và tránh được phần nào rủi ro trong quá trình sản xuất. Hộ có kinh nghiệm sẽ có khả năng đầu tư cho phát triển sản xuất.

Cây Thanh Long là loại cây trồng mới, nhưng được nhiều nông dân lựa chọn vì có giá trị kinh tế cao. Để đảm bảo phát triển sản xuất ổn định và bền vững phải có sự quan tâm của cơ quan ban ngành hỗ trợ tạo điều kiện vay vốn và các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để người dân có niềm tin nhân rộng diện tích, thâm canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

4.1.2.3. Nguồn vốn phục vụ sản xuất

Để phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ, vốn đầu tư cho sản xuất là rất quan trọng. Hiện nay nguồn vốn của người dân hầu hết là vốn tự có. Đó là nguồn vốn quan trọng, nó thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình phát triển sản xuất. Mặt khác, người dân tự bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh thì họ có trách nhiệm với nguồn vốn mình bỏ ra đầu tư, hiện nay người dân đa phần sử dụng vốn tự có trong sản xuất, với tâm lý sợ thua lỗ và phải gánh thêm khoản chi phí khác nếu sản xuất không đạt kết quả cao.

Qua bảng 4.8 ta dễ thấy được nguồn thu nhập chủ yếu của hộ nông dân được khảo sát là từ nông nghiệp, có đến 77 hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp chiếm 64,17% số hộ được khảo sát. Ở những hộ trồng Thanh Long ruột đỏ nguồn thu chủ yếu của hộ là từ nông nghiệp (chiếm 70,00%), ngành nghề khác chiếm 30,00%, trong đó phải kể đến tiểu thủ công nghiệp(8,33%) làm thuê(8,33%). Ơ những hộ không trồng Thanh Long thu nhâp của hộ có xu hướng đa dạng hơn tuy nhiên chủ yếu vẫn là thu nhập tư nông nghiệp. Có tới 35 hộ chiếm 58,33% hộ có nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp, ngành tiểu thủ công nghiệp cũng có tới 6 hộ chiếm 10,00%, làm thuê chiếm 13,33% .Bên cạnh do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp nhiều hộ dân vẫn có xu hướng làm thuê để kiếm thêm thu nhập.

Bảng 4.9. Nguồn thu nhập chính của hộ nông dân được khảo sát

Nguồn thu nhập

Hộ trồng Thanh Long

Hộ không trồng

Thanh Long Tính chung

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Nông nghiệp 42 70,00 35 58,33 77 64,17 Tiểu thủ công nghiệp 5 8,33 6 10,00 11 9,17 Dịch vụ, buôn bán 3 5,00 5 8,33 8 6,67

Tiền lương 3 5,00 5 8,33 8 6,67

Làm thuê 5 8,33 8 13,33 13 10,83

Khác 2 3,33 1 1,67 3 2,50

Do nguồn vốn phục vụ sản xuất của các hộ nông dân nói chung và nguồn vốn phục vụ sản xuất của các hộ tham gia trồng Thanh Long ruột đỏ nói riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)