Chủ trương, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 85 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ trên địa

4.2.2. Chủ trương, chính sách

Phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của huyện Diễn Châu. Xác định được những tiềm năng, lợi thế của cây Thanh Long ruột đỏ trong việc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Ngày 16 tháng 7 năm 2014, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 125/2014/NQ-HĐND về 25 chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngày 10/7/2015 UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 168/2015/NQ-HĐND Về quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó ưu tiên phát triển sản xuất các loại cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao. Theo đó, Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm khác có giá trị kinh tế cao hơn (quy mô chuyển đổi từ 02 ha trở lên, hỗ trợ 01 lần) thì sẽ được tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng/ha. Tập trung, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hoá, phát triển các trang trại sản xuất Thanh Long ruột đỏ có quy mô, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất

khẩu. Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Diễn Châu đã trình Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An Dự án: “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình trồng cây Thanh Long ruột đỏ (Hylocereus Polyrhzus) tại xã Diễn Phú huyện Diễn Châu”. Như tên gọi, mục tiêu của dự án là Xây dựng thành công mô hình trồng cây Thanh Long ruột đỏ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa Thanh Long ruột đỏ vào sản xuất, có tính khả thi cao nên mô hình trồng cây Thanh Long ruột đỏ sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo cho chính quyền và người dân có thêm định hướng và lựa chọn chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Mặt khác, thông qua mô hình này còn giúp người dân được tiếp cận với phương thức sản xuất khoa học, giúp họ thay đổi tư duy về sản xuất hàng hóa. Hơn nữa dự án còn giúp giải quyết công ăn việc làm từ đó tác động đến đời sống xã hội nơi đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)