TT Hạng mục
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh
DT
(ha) CC (%) (ha) DT (%) CC (ha) DT (%) CC 15/14 (%) 16/15 (%) (%) BQ
Tổng diện tích 30504,66 100 30504,66 100 30504,66 100 100 100 100
I Đất nông nghiệp 19542,35 64,06 19487,74 63,88 19483,34 63,87 99,72 99,98 99,85
1 Đất sản xuất nông nghiệp 11315,98 57,90 11295,18 57,96 11291,03 57,95 99,82 99,96 99,89
2 Đất lâm nghiệp 7326,61 37,49 7291,8 37,42 7290,3 37,42 99,52 99,98 99,75
3 Đất nuôi trồng TS 712,48 3,65 715,14 3,67 718,2 3,69 100,37 100,43 100,40
4 Đất làm muối 187,28 0,96 185,62 0,95 183,81 0,94 99,11 99,02 99,07
II Đất phi nông nghiệp 10283,72 33,71 10394,35 34,07 10401,2 34,10 101,08 100,07 100,57
III Đất chưa sử dụng 678,59 2,22 622,57 2,04 620,12 2,03 91,74 99,61 95,59
3.1.2.3. Tình hình xã hội
Năm 2015 dân số toàn huyện ước tính khoảng 272.264 người, có tập quán sinh hoạt tương đối đồng nhất. Cũng như các vùng nông thôn khác, Diễn Châu có lực lượng lao động khá dồi dào, dấn số trong độ tuổi lao động năm 2015 khoảng 175.410 người chiếm 64,42% dân số, tạo ra sức ép lớn cho nhu cầu việc làm. Lao động nông thôn của huyện năm 2015 là 11.863 người chiếm 43,57% dân số. Mặc dù những năm gần đây lao động nông nghiệp đã giảm, bình quân 3 năm giảm 6,42% do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhưng tỷ trọng lao động của ngành nôn nghiệp vẫn còn cao. Mặc dù lực lượng lao động nhiều nhưng tỉ lệ người có trình độ tay nghề cao lại thấp. Tỷ lệ người có trình độ học vấn từ cao đẳn trở lên tương đối thấp so với tỉnh và cả nước. Bình quân đạt 14 người/1000 dân. Trong khi đó toàn tỉnh là 15 người và cả nước là 17 người. Lao động đang làm việc trên địa bàn có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ 9,52% (toàn tỉnh là 12,43%). Nhìn chung tư duy về nghề và học nghề chưa ngang tầm với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cơ chế thị trường và công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Chi cục thống kê huyện Diễn Châu, 2016).
Lĩnh vực giáo dục, y tế đạt nhiều thành tựu. Tỷ lệ xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế đến cuối năm 2016 là 85%. Giải quyết việc làm mới cho 3.046 người, 996 lao động xuất khẩu. Thực hiện kịp thời, đảm bảo chế độ, chính sách cho người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội. Quốc phòng - an ninh được giữ vững.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Số thứ cấp là những số liệu đã được công bố. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tại UBND huyện. Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao động, diện tích đất đai, ... chung của huyện,phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Lao động TB và XH, phòng kế hoạch, phòng Tài chính….. thông qua các báo cáo, các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, tạp chí hoặc qua mạng internet.
3.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 115 phiếu điều tra (bao gồm
các hộ gia đình, thương lái, các cán bộ xã, huyện). Cụ thể như sau:
* Hộ dân: Nghiên cứu tập trung vào các giải pháp phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ. Chủ thể điều tra khảo sát các hộ nông dân có hoặc không tham gia sản xuất Thanh Long ruột đỏ ở ba xã là Diễn Phú, Diễm Liên, Diễn Lợi. Ở mỗi xã, đề tài tiến hành khảo sát 20 hộ trồng và 20 hộ không trồng Thanh Long ruột đỏ. Đối với những hộ gia đình, được xác định qua sự lựa chọn dựa sau khi nghe tham vấn của cán bộ lãnh đạo xã, lãnh đạo thôn. Đề tài lựa chọn 2 đối tượng hộ nông dân trên để khảo sát nhằm so sánh sự khác biệt về các nguồn lực của hộ trong phát triển Thanh Long ruột đỏ, đồng thời để lý giải những nguyên nhân hộ quyết định trồng và không trồng Thanh Long ruột đỏ.
* Về các cơ quan: Đề tài tiến hành phỏng vấn ở mỗi xã 5 cán bộ huyện và 15 cán bộ xã. Các cán bộ được phỏng vấn sâu không dùng bảng hỏi, nhằm thu thập những nhận định, đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất Thanh Long trên địa bàn, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển sản xuất Thanh Long ở Diễn Châu đang gặp phải. Đây chủ yếu là cán bộ lãnh đạo và các cán bộ chuyên trách có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, các đối tượng có liên quan đến việc quản lý, quyết định đường lối, chính sách cho phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ của địa phương như: Lãnh đạo huyện, phòng nông nghiệp và các phòng ban khác thuộc UBND huyện, lãnh đạo các xã .…
Ngoài ra, đề tài còn tiến hành khảo sát sâu ở huyện 5 thương lái là đối tượng có liên quan đến phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ.