Diễn giải Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh
2015/2014 2016/2015 BQ Tổng số 8,8 9,4 11,8 106,82 125,53 115,7976 TL6 2 2,5 3 125,00 120,00 122,4745 TL4 1,3 1,5 2,7 115,38 180,00 144,1153 H14 3 3,2 4,5 106,67 140,63 122,4745 Đài Loan cũ 0,5 0,2 0,1 40,00 50,00 44,72136 Khác 2 2 1,5 100,00 75,00 86,60254
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu (2017)
Các giống cây được hộ dân lựa chọn cũng có sự khác nhau, diện tích Thanh Long sử dụng giống đài loan cũ chiếm tỷ lệ nhỏ và giảm dần qua các năm,
nếu như năm 2014 có 0,5ha, năm 2015 là 0,2 ha thì đến năm 2016 giảm xuống còn 0,1 ha sử dụng giống Thanh Long này. Diện tích Thanh Long được trồng bằng giống H14 chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích Thanh Long toàn huyện. Năm 2014 có 3ha, năm 2015 là 3,2ha và đến năm 2016 là 4,5 ha, tốc độ phát triển bình quân là 122,47%. Giống TL14 có tốc độ tăng bình quân cao nhất đạt 144,11%, năm 2014 có 1,3 ha trồng Thanh Long TL14 thì đến năm 2016 có tới 2,7 ha trồng giống Thanh Long này, tức là tăng 1,4ha. Diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ qua các năm trên địa bàn huyện Diễn Châu có xu hướng tăng nhanh qua các năm cho thấy được nghề trồng cây ăn quả đang được phát triển mạnh nhất là cây Thanh Long ruột đỏ, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cây trồng ngày càng cho nhiều sản phẩm có năng suất và chất lượng càng cao, nghề trồng Thanh Long ruột đỏ đang mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Qua tìm hiểu về hiểu biết của các hộ chăn nuôi về nguồn gốc, lai lịch, mức độ tin tưởng về nguồn gốc giống Thanh Long ruột đỏ cho thấy nguồn cung chủ yếu của các hộ trồng Thanh Long ruột đỏ là từ đại lý cây giống, được hỗ trợ, hàng xóm và từ nơi khác. Qua bảng 4.11 dễ thấy hộ trồng Thanh Long ruột đỏ từ đại lý cây giống có 25 hộ chiếm 41,67%, hộ trồng Thanh Long ruột đỏ từ nơi khác có 12 hộ chiếm 20%. Các hộ trồng Thanh Long ruột đỏ từ nguồn được hỗ trợ có 7 hộ chiếm 11,67% và chỉ có 2 hộ có nguồn gốc giống khác chiếm 3,33%.
Bảng 4.12. Nguồn gốc và mức độ tin tưởng về nguồn gốc giống Thanh Long ruột đỏ của các hộ nông dân
Diễn giải Số hộ Tỷ lệ (%)
Mức độ tin tưởng về nguồn gốc giống Tin tưởng Bình thường Không chắc chắn Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Được hỗ trợ 7 11,67 7 100,00 0 - 0 - Hàng xóm 12 20,00 7 58,33 4 33,33 1 8,33
Tự có 2 3,33 2 100,00 0 - 0 -
Nơi khác 12 20,00 2 16,67 5 41,67 5 41,67 Đại lý cây giống 25 41,67 8 32,00 8 32,00 11 44,00
Khác 2 3,33 0 - 0 - 2 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)
Mức độ tin tưởng của hộ về nguồn gốc giống cũng có sự khác nhau theo nguồn gốc giống của hộ. Nếu như ở hộ trồng Thanh Long ruột đỏ do được hỗ trợ và
tự có 100% hộ đều tin tưởng vào nguông gốc giống thì ở những hộ có nguồn gốc giống khác 100% hộ lại không chắc chăn . Hộ trồng Thanh Long nguồn gốc từ đại lý cây giống có 32,00% hộ tin tưởng, 32,00% hộ bình thường và có đến 44.00% hộ không chắc chăn. Hộ có nguồn gốc giống từ nơi khác chỉ có 16,67% hộ tin tưởng vào nguồn gốc giống và có đến 83,34% hộ bình thường hoặc không chắc chăn .Dễ thấy nguồn gốc giống có ảnh hưởng đến hộ. Hộ có hiểu biết về nguồn gốc của giông sẽ có cách chăm sóc phù hợp và phát triển được quy mô trồng trọt.
- Tập huấn kỹ thuật
Tập huấn kiến thức cho người trồng Thanh Long và kiến thức cho cán bộ cơ sở là hoạt động có tác động rất lớn đến phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu. Giúp mở rộng kiến thức về sản xuất Thanh Long ruột đỏ, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ, tạo điều kiện cho các hộ trồng Thanh Long ruột đỏ được tiếp cận với các chính sách, kỹ thuật mới. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Diễn Châu, trong giai đoạn 2014-2016 trên địa bàn huyện đã mở 9 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất Thanh Long ruột đỏ với khoảng trên 500 lượt người tham gia. Số lượng người tham gia tập huấn tăng lên qua các năm, tuy nhiên việc mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân hạn chế về mặt thời gian. Với khối lượng kiến thức lớn, thời lượng trong 1 ngày nên việc khó có thể truyền tải hết kiến thức đến cho người sản xuất.
Bảng 4.13. Tình hình tập huấn, thăm quan về sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu
Diễn giải ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 BQ Tổ chức tập huấn kỹ thuật Số lượng lớp tập huấn Lớp 3 4 4 133,33 100,00 115,47 Số lượt người tham dự Người 130 187 194 143,85 103,74 122,16 Bình quân số người/Lớp Người 43 47 49 107,88 103,74 105,79
Tổ chức thăm quan
Số lượng lượt thăm quan Lượt 1 2 2 200,00 100,00 141,42 Số lượt người tham dự Người 25 65 72 260,00 110,77 169,71 Bình quân số người/lượt 25 32,5 36 130,00 110,77 120,00 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Diễn Châu (2017)
Nhận thức được hiệu quả kinh tế do sản xuất Thanh Long ruột đỏ mang lại, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Diễn Châu đang dần quan tâm đến cây Thanh Long ruột đỏ. Cũng chính vì lẽ đó, các lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuất Thanh Long ruột đỏ được tổ chức trên địa bàn huyện nhận được nhiều sự quan tâm của các hộ nông dân. Nhận biết được nhu cầu về kỹ thuật trồng ngày một lớn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Diễn Châu đã nâng số lớp tập huấn kỹ thuật từ 3 lớp trong năm 2014 lên 4 lớp trong năm 2015 và cùng với đó số đợt thăm quan học hỏi mô hình trồng thanh long cũng được tăng lên từ 1 lượt năm 2014 lên 2 lượt vào năm 2015 và 2016. Như vậy có thể thấy, nhìn chung, các chương trình tập huấn trên địa bàn huyện mặc dù có những bất cập nhất định nhưng về cơ bản đã đáp ứng những yếu tố cần thiết về cách sử dụng phân bón, nhận biết một số loại sâu bệnh đơn giản và hướng phòng trừ dịch bệnh, cách xây dựng trụ Thanh Long, lựa chọn giống. Do đó, để phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ thì công tác tập huấn cần phải được duy trì thường xuyên và mở rộng quy mô đến từng hộ dân.
4.1.3. Thực trạng phát triển liên kết trong sản xuất Thanh Long ruột đỏ
Hầu hết các hộ trồng Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện đều liên kết với các với các hộ nông dân khác trong quá trình sản xuất. Qua điều tra thực tế cho thấy trong khâu cung ứng giống, tỷ lệ liên kết giữa hộ với hộ đã tăng lên từ 58,33% lên 86,67% hộ tham gia liên kết. Nếu những năm trước đây, khi Thanh Long ruột đỏ mới được đưa về địa phương sản xuất. Một bộ phận hộ có liên kết với một số đại lý cây giống để mua giống (8,33%) và cũng có một số hộ được Nhà nước hỗ trợ giống (5%) thì những năm sau, khi cây Thanh Long phát triển một số hộ nông dân đã tự nhân giống và các hộ nông dân trên địa bàn huyện có thể tự cung cấp cây giống cho nhau. Về liên kết trong cung ứng vật tư nông nghiệp, đa số hộ nông dân đều liên kết với các đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện để sản xuất (chủ yếu là đại lý phân bón, thuốc BVTV) và tỷ lệ hộ tham gia liên kết này cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2014 chỉ có 45% số hộ nói rằng họ có liên kết với các đại lý trong việc cung ứng vật tư nông nghiệp thì đến năm 2016 có tới 58,33% số hộ nói rằng có liên kết. Tuy nhiên, liên kết này chủ yếu là mua vật tư theo phương thức trả chậm, không có hợp đồng.
Trong khâu chuyển giao kỹ thuật, hộ nông dân cho rằng hiện tại trong sản xuất Thanh Long ruột đỏ nhận được sự tư vấn, hợp tác từ phía các cơ quan Nhà
nước trong việc phổ biến kiến thức, kỹ thuật về sản xuất Thanh Long ruột đỏ. Hầu hết thông qua việc đăng ký tham gia các lớp tập huận, thăm quan chuyển giao kỹ thuật do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức. Bên cạnh đó, các hộ cũng tự học hỏi, chia sẻ cho nhau những kiến thức, kinh nghiệm