Quan hệ Trung Quốc châu Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 29 - 31)

1.2 .Tầm quan trọng của châu Phi trên bản đồ thế giới

1.5. Tác động từ mối quan hệ của châu Phi với các nước đến chính sách đối ngoạ

1.5.1. Quan hệ Trung Quốc châu Phi

Trung Quốc không phải là nước lớn duy nhất nhìn thấy những cơ hội ở châu Phi, nhưng là nước nhanh chóng nắm lấy các cơ hội này. Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc đã phần nào giúp thay đổi bức tranh kinh tế của châu lục này. Trong khi các nỗ lực ngoại giao và “sức mạnh mềm” mà Trung Quốc triển khai tại châu Á ít tác dụng do những nghi kị địa-chính trị và tranh chấp lãnh thổ thì Trung Quốc tỏ ra thành công ngoạn mục ở lục địa Đen.

Khi vào châu Phi, Trung Quốc có những lợi thế không thể phủ nhận. Trước hết, Trung Quốc không có quá khứ bóc lột và thực dân đối với châu Phi như Mỹ và các nước phương Tây. Thêm vào đó Trung Quốc có một thứ vũ khí kinh tế rất mạnh mang đặc trưng của Trung Quốc, đó là hàng hóa tiêu dùng giá rẻ, mà đa số các quốc gia đang nghèo đói ở châu Phi đều rất cần. Sự phát triển mạnh mẽ quan hệ giữa hai bên trong những năm gần đây thể hiện ở một thực tế đáng kinh ngạc: từ những năm 1990, khối lượng thương mại giữa Trung Quốc với các nước châu Phi tăng 700%[34], Trung Quốc đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực kinh tế của châu Phi. Sau khi đạt 10 tỷ USD vào năm 2000, thương mại Trung Quốc - Châu Phi đã duy trì đà tăng trưởng nhanh chưa từng thấy: 12,3 tỷ USD năm 2002; 29,2 tỷ USD năm 2004; 55 tỷ USD năm 2006; 106,8 tỷ năm 2008. Trong năm 2008, kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc - châu Phi vượt quá 100 tỷ USD, trong đó 50,8 tỷ USD của Trung Quốc xuất khẩu sang châu Phi và 56 tỷ USD nhập khẩu từ châu Phi. Dự báo đến năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – châu Phi có thể lên đến 300 tỷ USD. Trong khi buôn bán giữa Mỹ với châu lục này là 86 tỷ USD vào năm 2009. Trên 1.000 công ty Trung Quốc đã đầu tư vào châu

Phi. Trung Quốc cam kết xóa 168 khoản nợ cho 33 nước châu Phi. Tính đến tháng 11/2009, mọi thủ tục liên quan tới việc xóa nợ đã hoàn tất[57].

Ngày nay Trung Quốc bơm dầu từ Sudan sang Angola, khai thác gỗ từ Liberia tới Gabon, khai thác mỏ từ Zambia tới Ghana và canh tác nông nghiệp từ Kenya tới Zimbabwe. Các chủ thầu Trung Quốc đang xây dựng các con đường từ Guinea xích đạo tới Ethiopia, xây các đập thủy điện từ Congo tới sông Nile, xây dựng các bệnh viện, trường học, sân vận động và các dinh thự tổng thống trên khắp lục địa Đen. Trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giữa lúc các nước Tây Âu và Bắc Mỹ mải lo tự cứu mình, đầu tư và thương mại của Trung Quốc với châu Phi vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao. Trung Quốc đang xây dựng thị trường mới cho hàng hóa của Trung Quốc. Tại lục điạ này, 80% sản phẩm bán trong các cửa hàng tại nhiều thành phố là do Trung Quốc sản xuất. Châu Phi chính là nơi Trung Quốc thí nghiệm vai trò mới trên thế giới. Chính vì vậy, vai trò của Trung Quốc tại châu Phi là một chủ đề nổi bật tại cuộc Hội thảo “Cơ hội toàn cầu mới” do tạp chí Fortune, Time và hãng truyền hình Mỹ CNN đồng tổ chức tại Cape Town (Nam Phi) ngày 26/6/2010. Lịch sử hợp tác và hỗ trợ của Trung Quốc ở châu Phi ngắn hơn rất nhiều so với các nước phương Tây. Tuy nhiên, kết quả đạt được lại tốt hơn do Trung Quốc tuyên bố không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước châu Phi và không kèm theo các ràng buộc chính trị. Đàm phán và thỏa thuận kinh tế, tài chính lại dứt điểm nhanh gọn.

Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế, Trung Quốc cũng muốn dùng ảnh hưởng văn hóa để tạo dựng một hình ảnh phát triển thân thiện, mong muốn xây dựng một thế giới hài hòa cùng phát triển. Trung Quốc đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa như chương trình “Hội tụ văn hóa châu Phi 2008” tại Thâm Quyến vào tháng 10 và tháng 11/2008; hay chương trình “Hội tụ văn hóa Trung Quốc 2009” tại 20 quốc gia châu Phi ( Ai Cập, Ethiopia, Benin…) diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10/2009, bao gồm các tiết mục biểu diễn đặc sắc của các đoàn nghệ thuật và võ thuật Trung Quốc, triển lãm sách và tuần lễ phim Trung Quốc. Một thực trạng đáng lưu ý nữa, đó là làn sóng văn hóa Trung Quốc đang tràn

sang châu Phi thông qua hình thức các trung tâm dạy Hán ngữ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc, hiện có khoảng 8000 sinh viên châu Phi đang học Hán ngữ và con số này vẫn không ngừng tăng lên. Trung Quốc đã trợ giúp các quốc gia châu lục này xây dựng nhiều trung tâm dạy Hán ngữ, cung cấp sách giáo khoa cùng các phương tiện khác dành riêng cho việc dạy và học ngôn ngữ của Trung Quốc.

Trước những hoạt động ráo riết và mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm tăng cường ảnh hưởng và thắt chặt các mối quan hệ với các nước châu Phi, Mỹ đã lo ngại rằng điều này có thể tạo ra những hậu quả “có tính bùng nổ”. Xét từ quan điểm quân sự, hoạt động của Trung Quốc tại châu Phi sẽ gây khó khăn cho Mỹ vì các nước trung thành với Trung Quốc sẽ ngăn cản Mỹ bố trí lực lượng quân sự trên lãnh thổ châu lục này khi cần thiết. Xét từ quan điểm chính trị, một khi thắt chặt quan hệ với các nước châu Phi, Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các tổ chức quốc tế như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó châu Phi có nhiều quốc gia là thành viên không thường trực. Tóm lại, Mỹ và Trung Quốc, trong cuộc chạy đua tranh giành lợi ích chiến lược ở châu Phi, mỗi bên có một phương sách khác nhau, nhưng cuối cùng họ vẫn phải đối đầu nhau trong một cuộc đấu không khoan nhượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)