Quan hệ EU châu Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 37 - 43)

1.2 .Tầm quan trọng của châu Phi trên bản đồ thế giới

1.5. Tác động từ mối quan hệ của châu Phi với các nước đến chính sách đối ngoạ

1.5.4. Quan hệ EU châu Phi

Trải qua hơn 50 năm hợp tác phát triển, EU và châu Phi có mối liên kết đa dạng về chính trị, kinh tế, văn hóa… nhưng chặt chẽ nhất là trong quan hệ thương mại, viện trợ. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, quan hệ EU- châu Phi bị gián đoạn do những bất đồng về quan điểm, kế hoạch, hành động của các nước thành viên EU với Ủy ban châu Âu trong các chính sách chính trị chiến lược; quan điểm hợp tác phát triển kinh tế, thương mại… Lúc ấy, quan hệ giữa hai khu vực cần phải phát triển theo chiến lược mới.

Thành công của quan hệ EU- châu Phi trước hết được khẳng định bằng các hiệp ước, hiệp định đã ký kết giữa hai châu lục từ trước khi châu Phi giành được độc lập. Đầu tiên là Hiệp ước Yaounđé (Cameroon) I năm 1963 và Yoaunđé II năm 1969. Tiếp theo là các Hiệp ước Lomé I, II, III và IV (ký từ năm 1975 đến 1989 và hiệu lực đến năm 1999). Cuối cùng và đáng chú ý nhất là Hiệp ước Cotonou ký năm 2000, có hiệu lực từ năm 2002, với sự tham gia của 48 nước châu Phi trên tổng số 77 nước đang phát triển[3]. Hiệp ước này đã tạo nên một nền tảng chính trị vững

chắc hơn cho quan hệ hợp tác phát triển giữa EU với châu Phi. Bên cạnh đó, cơ chế “Tất cả trừ vũ khí” (EBA) áp dụng từ tháng 3 năm 2001 cũng được đánh giá cao và được coi là sáng kiến có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ của EU với châu Phi, 34 nước châu Phi được hưởng cơ chế này.

Có thể nói các Hiệp ước và cơ chế EBA đã giúp tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại EU- châu Phi, tạo điều kiện cho EU mở rộng các hoạt động thương mại của mình ra toàn cầu. 85% xuất khẩu rau quả của châu Phi được tiêu thụ ở thị trường châu Âu, châu Phi luôn là nơi được ưu tiên nhận viện trợ của EU. Bên cạnh viện trợ nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp, viện trợ phát triển cũng là kênh để EU phát huy ảnh hưởng của mình tại châu Phi. Dòng vốn viện trợ đổ vào châu Phi hiện khá lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng. Năm 2003, tổng lượng ODA của EU vào châu Phi đạt 15 tỷ Euro, chiếm 60% tổng ODA vào châu lục. Với số vốn viện trợ ấy, EU trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho châu Phi. Tháng 6 năm 2005, Hội đồng châu Âu đã đưa ra cam kết tăng lượng ODA cho châu Phi lên mức 0,7% vào năm 2015[3].

Trong lĩnh vực chính trị- an ninh, quan hệ EU- châu Phi được tăng cường thông qua cơ chế đối thoại. Thay vì hình thành một cơ chế phản ứng khi có sự việc xảy ra như trước kia, các bên sẽ tiến hành đối thoại một cách linh hoạt hơn. Mục đích của EU là hỗ trợ châu Phi đạt MDGs mà Liên hợp quốc đề ra cho châu lục bằng với các biện pháp cụ thể như: đẩy mạnh các hoạt động của EU tại các khu vực ưu tiên ở châu Phi; tăng cường hỗ trợ tài chính cho châu Phi; hợp tác giải quyết những mối đe dọa an ninh chung (chống khủng bố, không phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, kiểm soát xuất khẩu vũ khí); tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình tại châu Phi của Liên hợp quốc; phối hợp và hỗ trợ AU để tăng cường nỗ lực gìn giữ hòa bình; thúc đẩy giải trừ quân bị nhằm ngăn chặn xung đột (viện trợ cho chương trình xử lý bom mìn khẩn cấp ở Angola, viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển cho các khu vực hậu chiến để duy trì hòa bình sau xung đột). EU đã tích cực hỗ trợ cho các quá trình cải cách chính trị ở châu Phi theo các hướng: tăng cường dân chủ, xây dựng các thể chế trung ương hiệu quả và đáng tin cậy, nâng cao năng

lực địa phương; thực hiện dân chủ hóa để quyền lực được trao vào tay người dân; thúc đẩy bình đẳng xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập, khuyến khích các cộng đồng địa phương tham gia ngăn chặn xung đột, hỗ trợ cải cách bình đẳng giới…

Với mục tiêu đặt con người vào trung tâm của sự phát triển, EU tăng cường các nỗ lực trợ giúp châu Phi giáo dục sức khỏe cho dân nghèo cũng như cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, đầu tư cho giáo dục. Ngoài ra, để phát triển giáo dục đồng bộ cho châu Phi, EU đã tăng cường hỗ trợ từ bậc giáo dục tiểu học, đồng thời tiến hành hỗ trợ các bậc giáo dục trung học, đại học, dạy nghề, tiếp cận tri thức và chuyển giao công nghệ. Chương trình TEMPUS, ERAMUS là những chương trình hỗ trợ giáo dục đang được EU tiến hành ở các quốc gia châu Phi. Bên cạnh đó, có các chương trình trao đổi sinh viên và giáo viên giữa châu Âu và châu Phi, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển mạng lưới các trường đại học và trung tâm giáo dục chất lượng cao của hai châu lục. EU cũng hỗ trợ cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng y tế, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu. Ngoài ra EU cũng đang tiến hành hỗ trợ bổ sung cho Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao phổi và sốt rét, trong đó tạo điều kiện để châu Phi hưởng quyền lợi nhiều nhất. Có thể nói so với các yếu tố nước ngoài khác ở châu Phi, EU đang có một vị thế khá vững chắc do có được những lợi thế hơn so với các nước khác. Bất chấp những thăng trầm, quan hệ của EU- châu Phi vẫn phát triển do được xây dựng trên một nền tảng lịch sử lâu đời. Tóm lại, chính sách đối ngoại của Mỹ với châu Phi thời kỳ sau chiến tranh Lạnh đã chịu tác động của rất nhiều nhân tố, trong đó những nhân tố đã trình bày ở chương 1 nói trên là những nhân tố chính và cơ bản nhất. Để tiếp tục giữ gìn các lợi ích chính trị, an ninh, kinh tế của mình tại châu Phi; để củng cố và gia tăng ảnh hưởng cũng như vị thế của một siêu cường thế giới tại châu lục này, nước Mỹ không thể không có những thay đổi và điều chỉnh trong chính sách châu Phi của mình. Sự thay đổi và điều chỉnh này đã bị hối thúc khi bối cảnh quốc tế và quan hệ của nhiều nước lớn với châu Phi đã khác nhiều so với thời kỳ chiến tranh Lạnh.

CHƯƠNG 2

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI CHÂU PHI QUA CÁC NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG

Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ, chính quyền Mỹ đã thiết lập nền tảng của một trật tự thế giới mới, trong đó sự thống trị của Mỹ là không thể phủ nhận. Tổng thống Bush (cha) đã tìm cách khuếch trương vấn đề dân chủ và nhân quyền, coi đó là quốc sách để nâng cao vị thế của Mỹ trên trường quốc tế. Mỹ coi phát triển dân chủ nhân quyền trên thế giới là để đảm bảo về an ninh của Mỹ ở các khu vực có liên quan[11, tr 23- 24]. Tuy nhiên, cùng với sự kết thúc của chiến tranh Lạnh, sự quan tâm của Mỹ đối với châu Phi cũng giảm đi. Trong thực tế, Tổng thống Bush (cha) đã không quan tâm nhiều đến vai trò của Mỹ ở châu lục này. Thất bại của chủ nghĩa cộng sản đã khiến nước Mỹ thấy họ không còn lợi ích gì ở đây. Sự thiếu quan tâm đến châu Phi có thể được cảm nhận ở các cấp chính quyền. Năm 1992, Vụ châu Phi tại Bộ ngoại giao cắt giảm 70 vị trí. Trong cùng kỳ, bộ phận châu Phi thuộc USAID giảm khoảng 40 thành viên của bộ máy nhân sự 130 người. Như vậy có thể thấy, đặc trưng chính sách châu Phi của Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George H.W Bush là “không có bất kỳ nhu cầu nào tốn kém cho châu Phi”[17]. Tuy nhiên, chính sách châu Phi của Mỹ chỉ thực sự thay đổi khi Tổng thống Bill Clinton lên nắm quyền vào năm 1993.

2.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-2000)

Sau khi đắc cử năm 1993, trong chiến lược an ninh quốc gia, chính quyền Clinton đưa ra chiến lược "Cam kết và mở rộng", nhấn mạnh phải tích cực tham gia vào công việc quốc tế để mở rộng lợi ích và quan niệm giá trị Mỹ, từ đó đảm bảo hơn nữa vị trí lãnh đạo của Mỹ trong công việc quốc tế. Tổng thống Bill Clinton đã đưa ra mục tiêu trong chính sách đối ngoại là tập trung phát triển kinh tế và coi sự phát triển này như bàn đạp để giành lại vị thế lãnh đạo kinh tế trong nền kinh tế thế giới. Chính quyền Clinton coi đây là ưu tiên và lợi ích sống còn trong chiến lược

toàn cầu của Mỹ. Việc kiên trì theo đuổi tự do hóa thương mại, được Tổng thống Bill Clinton coi là biện pháp chiến lược quan trọng nhất và là động lực của chính sách kinh tế đối ngoại của mình [2, tr 18]. Cụ thể đối với châu Phi, Tổng thống Bill Clinton đã phát triển chính sách châu Phi với các nguyên tắc rõ ràng hơn bao giờ hết. Ngày 21/5/1993, tại Hội nghị lần thứ 23 của “Viện Mỹ- Phi”, Bộ trưởng Ngoại giao Warren Christopher đã tuyên bố rằng chính quyền Clinton sẽ cung cấp sự hỗ trợ đáng kể và rõ ràng cho các phong trào tự do, dân chủ hóa và kinh tế thị trường. Trọng tâm của mối quan hệ này là cam kết chưa từng có về dân chủ và nhân quyền được xem là những trụ cột của chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi. Bên cạnh đó, cũng trong chiến lược an ninh quốc gia được đưa ra tháng 7/1994, Tổng thống Bill Cliton đã nhận định châu Phi là một trong những thách thức lớn nhất của nước Mỹ cho chiến lược "Cam kết và mở rộng". Các chính sách của Mỹ nhằm giúp hỗ trợ dân chủ, phát triển kinh tế bền vững và giải quyết xung đột thông qua đàm phán, ngoại giao và hòa bình. Chính sách mới tập trung vào nỗ lực tăng cường xã hội dân sự và cơ chế giải quyết xung đột, đặc biệt là khi căng thẳng sắc tộc, tôn giáo và chính trị ngày một gia tăng. Nước Mỹ tập trung vào việc xác định và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột và thảm họa trước khi chúng bùng nổ. Các mối quan hệ của những thách thức về kinh tế, chính trị, xã hội, dân tộc và môi trường mà châu Phi đối mặt có thể dẫn đến xu hướng "chủ nghĩa bi quan châu Phi". Thay vào đó chính quyền Clinton đã đồng thời giải quyết những thách thức này và tạo ra một sức mạnh tổng hợp có thể kích thích phát triển, phục hồi xã hội và xây dựng hy vọng. Trên khắp lục địa ở Rwanda, Burundi, Mozambique, Angola, Liberia, Sudan và các nơi khác - chính quyền Tổng thống Clinton khuyến khích giải quyết hòa bình các tranh chấp để thúc đẩy sự ổn định và phát triển của khu vực dài hạn, đồng thời cũng khuyến khích các cải cách dân chủ tại các quốc gia như Nigeria và Zaire (CHDC Congo ngày nay) để cho phép người dân của các nước này quan tâm đến bộ máy chính phủ. Cùng năm đó(1994), Nam Phi đã có những bước quan trọng hướng tới cải cách dân chủ với việc tổ chức các cuộc bầu cử không phân biệt chủng tộc và thành lập một chính phủ quốc gia thống nhất. Vì thế, nước Mỹ đã tiếp

tục cam kết đảm bảo rằng dân chủ được củng cố ở Nam Phi để thúc đẩy một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng và ổn định cho tất cả các dân tộc trong khu vực. Chính quyền Clinton ủng hộ cho việc hỗ trợ cuộc cách mạng dân chủ sâu rộng tại châu lục trước hết là ở Nam Phi, và sau đó là các nước như Malawi, Benin, Niger và Mali. Tổng thống Clinton nhấn mạnh trong chiến lược an ninh quốc gia rằng nước Mỹ cần phải khuyến khích sự sáng tạo trong sự khoan dung của văn hóa, sự phát triển của xã hội dân sự và việc bảo vệ quyền và phẩm giá con người. Việc can thiệp nhân đạo của Mỹ, cùng với cộng đồng quốc tế, đòi hỏi phải tiếp tục tham gia tích cực để giải quyết các trường hợp nghiêm trọng ở châu Phi, đặc biệt là ở Somalia. Lực lượng quân sự Mỹ đã ngăn chặn cái chết của hàng trăm ngàn người Somalia, thành lập một hệ thống hậu cần và sau đó chuyển giao nhiệm vụ cho hơn 25.000 nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đến một số quốc gia trọng điểm. Tổng thống Clinton cũng đưa ra quan điểm rằng, những nỗ lực giúp đỡ của Mỹ và cộng đồng quốc tế phải được giới hạn thời gian và lên kế hoạch để giúp người dân của một quốc gia cách thức và cơ hội để đưa đất nước về đúng trật tự. Ở Somalia và các nơi khác, trách nhiệm về số phận của một quốc gia nằm trong tay người dân của họ. Ở Rwanda, Mỹ cũng đã có một vai trò tích cực trong việc giúp đỡ giảm nhẹ bạo lực sắc tộc. USAID đã dẫn đầu các nỗ lực quốc tế trong việc ngăn chặn nạn đói đe dọa đến hơn 20 triệu người dân ở châu lục này. Mỹ cũng đã làm việc với các tổ chức khu vực, các tổ chức phi chính phủ và chính phủ các nước châu Phi để giải quyết các vấn đề cấp bách của sự gia tăng dân số, lây lan dịch bệnh như AIDS, suy thoái môi trường, nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển, loại bỏ hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố, giảm nợ và mở rộng thương mại đầu tư với các nước châu Phi. Có thể nói, so với một số quốc gia khác ảnh hưởng của Mỹ ở châu Phi nói chung là muộn hơn. Chính vì vậy, Chính quyền Clinton đang có những nỗ lực về ngoại giao nhằm tranh giành ảnh hưởng với các cường quốc khác ở Châu lục giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí địa chiến lược quan trọng này[22].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)