Quan điểm của Mỹ về châu Phi thời kỳ chiến tranh Lạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 26 - 28)

1.2 .Tầm quan trọng của châu Phi trên bản đồ thế giới

1.4. Quan điểm của Mỹ về châu Phi thời kỳ chiến tranh Lạnh

Lịch sử quan hệ Mỹ - Phi được gắn liền với 3 sự kiện quan trọng diễn ra cách đây nửa thế kỷ. Đó là:

 Sự kiện Đại học Michigan State/Đại học Nigeria diễn ra ngày 30/11/1958 với việc Hiệu trưởng trường Đại học Michigan State, John A. Hannah du lịch đến châu Phi sáng lập nên trường Đại học Nigeria, một trong những trường đại học hàng đầu của châu Phi.

 Sự kiện Sister Cities diễn ra ngày 11/9/1956 với việc Tổng thống Dwight David Eissenhower sáng lập ra Phong trào Sister Cities tại châu Phi. Đây là phong trào hợp tác giữa các chính phủ nhằm thực hiện những khát vọng chung của người dân về tình hữu nghị, sự thiện chí và hợp tác vì một thế giới tốt đẹp hơn.

 Sự kiện Cục Ngoại giao châu Phi diễn ra vào tháng 8/1958 với việc Tổng thống Eisenhower hỗ trợ thành lập Cục Ngoại giao châu Phi. Với nền tảng quan hệ tốt đẹp như vậy, Mỹ luôn là nhà đầu tư, đối tác quan trọng trong sự phát triển của châu Phi và ngược lại, châu Phi luôn là thị trường đầy tiềm năng, là mục tiêu không thể thiếu trong chính sách của Mỹ.

Châu Phi đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong chiến tranh Lạnh, đặc biệt là khi ảnh hưởng của các nước châu Âu ở châu lục này bị suy giảm. Khi chiến tranh thế giới thứ II sắp kết thúc, Mỹ đã tạo thế đối

lập với chủ nghĩa thực dân châu Âu ở châu Phi. Vào tháng 3 năm 1947, Tổng thống Harry Truman đã tuyên bố ý định hỗ trợ “những người tự do chống lại sự chinh phục bởi các dân tộc thiểu số vũ trang hoặc bằng áp lực bên ngoài”. Mặc dù hướng tới Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhưng học thuyết Truman đã trở thành nguồn cảm hứng cho các dân tộc châu Phi chống lại chế độ thực dân châu Âu. Với sự sụp đổ của chế độ thực dân châu Âu, Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong nền chính trị châu Phi nhờ vào vị thế siêu cường mới của mình và vị thế quốc gia mạnh nhất ở Tây bán cầu, cạnh tranh bởi một siêu cường phía Đông là Liên Xô. Mỹ cũng đã trao đổi lợi ích kinh tế và chiến lược trong thời hậu thuộc địa ở châu Phi. Nền kinh tế tiềm năng to lớn của châu Phi là một trong những yếu tố quyết định trong việc định hình chính sách của Mỹ đối với châu lục này sau chiến tranh thế giới II. Hilton Goss một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng này trong bài báo của mình “Các nguồn tài nguyên tiềm năng của châu Phi cần cho thế giới tự do để hỗ trợ cho việc bảo vệ an ninh của Mỹ. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên này cũng mang tính chính trị và tâm lý như kinh tế và quân sự”[26]

Mỹ tìm thấy lợi ích lớn ở những vùng dầu mỏ và khoáng chất của châu Phi thời hậu thuộc địa. Toàn bộ nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn khoáng sản quan trọng từ châu Phi. Sean Gervasi phát biểu trong bài báo của mình về Rhodesia (quốc gia không được công nhận ở miền Nam châu Phi trong chiến tranh Lạnh, bao gồm các khu vực mà ngày nay được biết đến là Zimbabwe) và chiến lược của phương Tây ở châu Phi rằng “Mỹ nhập khẩu một tỷ lệ đáng kể tổng tiêu thụ trong nước các loại khoáng sản nhất định từ phía Nam châu Phi”. Nhà sử học Victor Julius Ngoh nhấn mạnh trong cuốn sách lịch sử của mình: “Trong lĩnh vực quân sự, uranium được sử dụng trong việc sản xuất bom nguyên tử dùng để chống lại Nhật Bản năm 1945 đến từ Congo”[26]

Mục tiêu đối ngoại chủ yếu của Mỹ ở châu Phi lúc này là chính sách ngăn chặn. Nó nhằm mục đích chống lại sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản và sự mở rộng của “đế chế ma quỷ” theo như những gì mà Tổng thống Ronald Reagan sau này đã gọi. Đây là một vấn đề cực kỳ khẩn cấp đối với Mỹ để đáp lại việc “giải cứu” châu

Phi như nhà kinh tế học chính trị Hilton P.Goss đề cập đến trong bài báo có tiêu đề “Châu Phi: Hiện tại và tiềm năng”. Goss viết “Chính sách của Mỹ đối với châu Phi và người dân châu Phi phải được phác thảo và thực hiện kịp thời, hoặc chúng ta sẽ mất châu Phi vào tay chủ nghĩa cộng sản”. Trong bài phát biểu năm 1947, Tổng thống Truman đã nhấn mạnh sự liên kết giữa tự do trong phần còn lại của thế giới với sự hưng thịnh của Mỹ. “Các dân tộc tự do trên thế giới học tập chúng tôi trong việc duy trì tự do của mình”- ông nhấn mạnh “Nếu chúng tôi thất bại trong việc lãnh đạo, chúng tôi có thể gây nguy hiểm cho hòa bình thế giới và chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho sự hưng thịnh quốc gia”.[26]

Chiến tranh Lạnh bùng nổ giữa chủ nghĩa tư bản phương Tây đứng đầu là Mỹ và chủ nghĩa cộng sản phương Đông đứng đầu là Liên Xô là kết quả trực tiếp của việc Mỹ cố gắng kiềm chế sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản. Cuộc xung đột biểu hiện chính dưới hình thức “cuộc chiến ủy nhiệm” ở một số nước châu Phi. Mỹ sẽ dừng lại bằng cách không làm gì trong việc hỗ trợ những kẻ lật đổ và thậm chí việc ám sát các nhà lãnh đạo thân Liên Xô ở châu Phi. Vụ ám sát Patrice Lumumba và sự hỗ trợ của Mỹ đối với chế độ tàn bạo của Mobuutu Seseseko vẫn còn những tàn dư gay gắt sự hiện diện của Mỹ ở châu Phi thời kỳ hậu thuộc địa. Từ khi kết thúc chủ nghĩa thực dân châu Âu ở châu Phi, Mỹ đã thống trị ở vị trí cao nhất tại châu lục này. Tuy nhiên, vị trí quan trọng này đã được thử thách qua thời gian bởi các đối thủ cạnh tranh khác. Kết thúc chiến tranh Lạnh, Liên Xô sụp đổ thì thách thức này mất dần, và tiếp tục nổi lên khi phải cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc, Tây Âu, Nhật Bản vào đầu thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)