Hỗ trợ ổn định chính trị và phát triển xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 80 - 87)

1.2 .Tầm quan trọng của châu Phi trên bản đồ thế giới

2.3. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi dưới thời Tổng thống B.Obama

2.3.2. Hỗ trợ ổn định chính trị và phát triển xã hội

Các mục tiêu chính sách đối ngoại của Chính quyền Obama ở châu Phi bắt nguồn từ lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế và nhân đạo. Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào tháng 1/2009, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết mục tiêu chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đối với châu Phi

cũng bao gồm “chống lại những nỗ lực của Al-Qaeda nhằm tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn trong những quốc gia ở vùng Sừng châu Phi, giúp các quốc gia châu Phi bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của mình và gặt hái lợi ích tương xứng từ họ; dừng cuộc chiến ở Congo, kết thúc chế độ chuyên chế ở Zimbabwe và sự tàn phá con người ở Darfur”[68]. Ngoài ra, Mỹ còn hỗ trợ các nền dân chủ châu Phi như Nam Phi và Ghana, là những nước có sự thay đổi quyền lực hòa bình thứ hai sau cuộc bầu cử dân chủ. Một mục tiêu đối ngoại khác không kém phần quan trọng đối với chính quyền Obama chính là việc sẽ tiếp tục tập trung mối quan tâm vào Darfur. Đây là một khu vực quan tâm lớn đối Mỹ, vì ở đây vừa diễn ra cuộc bầu cử tổng thống. Nước Mỹ tập trung các lựa chọn mà Mỹ cho là có hiệu quả và khả thi, được thực hiện kết hợp với Bộ Quốc phòng. Nước Mỹ một lần nữa cảnh báo về Darfur. Đây là một cuộc khủng hoảng nhân đạo khủng khiếp, cộng thêm một chế độ tham nhũng và tàn ác ở Khartoum, và điều quan trọng là thế giới biết rằng nước Mỹ có ý định giải quyết việc này một cách hiệu quả nhất có thể.

Với những biến động của vùng Sừng châu Phi, chính quyền Obama đã thực hiện một bước đi đúng hướng khi thay đổi chính sách về Somalia khi chuyển từ tập trung cá nhân sang chống khủng bố. Đây là một thay đổi tốt. Tuy nhiên nó đòi hỏi , phải tiếp tục cam kết với Somalia rằng Mỹ không chỉ hỗ trợ cho chính phủ liên bang chuyển tiếp mà còn cho việc xây dựng các dịch vụ an ninh ở Somalia, hỗ trợ cho xã hội dân sự Somalia và tiếp tục hỗ trợ nhân đạo.

Đối với vấn đề Sudan, Mỹ đã thay đổi chính sách của mình bằng cách khuyến khích chính phủ Sudan chấm dứt bạo lực ở Darfur, trong khi vẫn giữ nguyên các biện pháp trừng phạt nếu chính phủ này không tuân theo. Tuy nhiên, một tháng sau khi đưa ra chính sách Sudan của chính quyền Obama, tình hình đã tiếp tục xấu đi. Bạo lực chống lại dân thường tiếp tục không suy giảm ở Darfur và ở miền nam Sudan, trong khi đó đảng NCP tiếp tục hành động và phá hoại nền hòa bình lâu dài ở Sudan.

Chính quyền Obama cũng xứng đáng được đánh giá cao về vấn đề nhân quyền khi thiết lập một tiêu chuẩn cao cho châu Phi và bày tỏ mong muốn châu Phi

sẽ đạt được những tiêu chuẩn đó. Những kỳ vọng đó đã được nêu rõ trong bài phát biểu của ông Obama tại Ghana, và được nhấn mạnh trong chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Châu Phi trong tháng 8/2009. Một trong những phần quan trọng nhất của chuyến đi là chuyến thăm Đông Congo, nơi diễn ra rất nhiều hành vi tàn bạo từ cưỡng bức đến giết người. Đây là một trong những lần đầu tiên một nhà lãnh đạo chính trị tập trung cụ thể vào một trong những điểm nóng bạo lực nhất trên thế giới, và đặc biệt là bạo lực với phụ nữ.

Đối với phong trào Mùa xuân Arab tại Bắc Phi- Trung Đông, Mỹ tiếp tục theo đuổi các lợi ích cốt lõi ở khu vực này như chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, đảm bảo lưu thông tự do thương mại, bảo đảm an ninh khu vực, ủng hộ an ninh của Israel và theo đuổi tiến trình hòa bình Arab- Israel, và cam kết tiếp tục thực hiện những điều này với niềm tin tưởng rằng những lợi ích của Mỹ không chống lại những hy vọng của người dân. Tại Libya, chính quyền Gaddafi bị lật đổ là sự phát triển rất có lợi đối với Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, mối nguy hiểm vẫn tồn tại khi một lượng lớn những người cực đoan mang khuynh hướng bạo lực đã trốn khỏi hệ thống các nhà tù của Gaddafi hoặc sống bất hợp pháp ngay tại thời điểm cuộc nổi dậy bắt đầu. Những người dân Libya có ít kinh nghiệm với dân chủ, sự ra đi của Gaddafi có thể không dẫn tới việc hình thành một chính phủ dân chủ. Trong trường hợp đó, Mỹ sẽ ủng hộ vai trò của Liên hợp quốc, châu Âu và Liên đoàn Arab trong việc tái xây dựng Libya, nhưng Mỹ không nhúng tay quá sâu trong việc định hình tương lai của Libya. Các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ xem xét một cách thận trọng bất cứ yêu cầu nào của chính phủ mới thời kỳ hậu Gaddafi trong việc hỗ trợ chống khủng bố.

Sang đến năm 2012, trên cơ sở tiếp tục chính sách đối ngoại với châu Phi trước đó, nhấn mạnh 5 trụ cột trong chính sách đối ngoại với châu Phi, Tổng thống cam kết sẽ tiếp tục làm việc để trở thành đối tác tốt đối với người dân Châu Phi, đồng thời hỗ trợ cho các nỗ lực của châu Phi nhằm xây dựng một nền dân chủ mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, ngăn chặn các cuộc xung đột, mở rộng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nông nghiệp và giải quyết các

vấn đề xuyên quốc gia như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, tội phạm quốc tế. Tổng thống nhận định đã đến lúc nước Mỹ nên tập trung vào tiềm năng và triển vọng của châu Phi. Tổng thống cũng đã nêu ra những mục tiêu cũng như chiến lược rõ ràng với từng vấn đề còn tồn tại ở châu Phi.

Đối với tình hình đảo chính ở Mali, quân nổi dậy đã đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Mali, kéo lùi tình trạng phát triển kinh tế của đất nước và giảm khả năng đối phó của chính phủ với các tình trạng thiếu thốn ở miền Bắc. Mỹ hoàn toàn ủng hộ những nỗ lực hòa giải của ECOWAS để giúp Mali trở lại dân chủ. Cần có một chính phủ chuyển tiếp trong thời gian ngắn trực tiếp dẫn dắt một cuộc bầu cử tổng thống tự do và công bằng để Mali có thể tái thiết lập một chính phủ dân chủ truyền thống của mình. Quân đội phải đứng sang một bên, những người nắm quyền bất hợp pháp ở Mali không có quyền duy trì sức mạnh và giải quyết các vấn đề an ninh, nhân quyền mà Mali đang đối mặt. Quá trình chuyển đổi dân chủ diễn ra càng nhanh thì Mali, cùng với sự hỗ trợ của các đồng minh trong khu vực và quốc tế, càng sớm có thể bắt đầu sửa chữa thiệt hại.

Tương tự như vậy, tại Guinea-Bissau, Mỹ đã lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính quân sự. Mọi nỗ lực phải được thực hiện để khôi phục trật tự hiến pháp và luật dân sự và quá trình này nên thực hiện theo hiến pháp của Guinea-Bissau. Với sự lãnh đạo của ECOWAS, các quốc gia trong khu vực sẽ làm việc với cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha và các đối tác quốc tế khác để khôi phục lại nền dân chủ cho đất nước. Mỹ cam kết làm việc với các nước châu Phi trên cơ sở song phương để giúp tăng cường thể chế dân chủ, giúp thúc đẩy quản trị tốt và tăng cường hệ thống nghị viện và tư pháp. Với tư cách thành viên của cộng đồng quốc tế, Mỹ đã làm việc với các tổ chức tiểu khu vực, gây áp lực, bao gồm cả biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia hay cá nhân vi phạm can thiệp quân sự, hay duy trì quyền lực thông qua các biện pháp trái với hiến pháp. Vì vậy, trong những trường hợp này, Mỹ đã hành động để cắt đứt sự hỗ trợ, viện trợ nhân đạo đối với những quốc gia nói trên và xử phạt những cá nhân có trách nhiệm bằng cách cấm thị thực và du lịch.

Trong chuyến công du 11 ngày đến châu Phi năm 2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có những cam kết thúc đẩy dân chủ ở châu Phi. Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Macky Sall của Senegal, Ngoại trưởng Mỹ đánh giá cao tiến trình cải cách dân chủ ở Senegal đồng thời cam kết hỗ trợ chính phủ của ông Macky Sall phát triển đất nước. Mỹ luôn coi Senegal là đối tác đáng tin cậy nhất của Mỹ tại cộng đồng Pháp ngữ ở châu Phi. Trong chặng dừng chân tiếp theo tại Nam Sudan, Ngoại trưởng Mỹ hội đàm với Tổng thống Salva Kiir để tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ, đồng thời thúc đẩy tiến trình đàm phán với Sudan nhằm đạt được thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến an ninh, dầu mỏ và quyền công dân giữa hai nước này. Ngoại trưởng Hillary Clinton là quan chức cấp cao nhất đến Nam Sudan kể từ khi nước này tuyên bố độc lập hồi tháng 7/2011.

Tại các cuộc hội đàm với các quan chức cấp cao của Kenya, Ngoại trưởng Hillary Clinton cam kết ủng hộ chính phủ Kenya tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng vào năm 2013. Bà cũng khẳng định cam kết của Mỹ hỗ trợ Chính phủ Kenya để đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra một cách công bằng, minh bạch và tự do, đồng thời kêu gọi các cơ quan chức năng Kenya hợp tác với nhau để tránh tình trạng bạo lực xảy ra sau cuộc bầu cử hơn 4 năm trước đây. Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng nhấn mạnh vai trò của Kenya trong việc ổn định tình hình tại nước láng giềng Somalia và vùng Sừng châu Phi, đồng thời khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với các sáng kiến của Kenya trong lĩnh vực này. Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi Tổng thống Mwai Kibaki duy trì các nỗ lực hòa giải và thúc đẩy hòa bình khu vực. Mỹ coi Kenya là một đồng minh chủ chốt và liên quan chặt chẽ với các nỗ lực của Mỹ trong việc truy quét các nhóm vũ trang Hồi giáo ở vùng Sừng châu Phi. Về phần mình, Tổng thống Kibaki nhấn mạnh hòa bình và ổn định trong khu vực là yếu tố then chốt trong việc duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của ông. Tổng thống Kibaki cũng hối thúc Mỹ đóng vai trò tích cực vào lộ trình chuyển giao chính trị tại Somalia[15].

Có thể thấy trong chính sách ngoại giao mới của Mỹ về các vấn đề ổn định chính trị, bầu cử công bằng, nỗ lực chống tham nhũng và chống vi phạm nhân

quyền thì châu Phi đang dần chiếm một vị trí ưu tiên. Nhưng đằng sau đó có thể dễ dàng nhận thấy một “chiến dịch ngoại giao toàn diện” nhằm bảo vệ và tăng cường các lợi ích kinh tế, khai thác tài nguyên và an ninh của Mỹ trong hợp tác với châu Phi[13].

Đối với vấn đề phát triển xã hội, nước Mỹ chủ trương kết hợp chặt chẽ với bạn bè châu Phi để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về y tế, giáo dục và kinh tế, cũng như các mục tiêu đề ra khác của Liên Hợp Quốc nhằm chấm dứt đói nghèo; phổ cập giáo dục phổ thông, bình đẳng giới, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng chống HIV/AIDS và thúc đẩy phát triển bền vững môi trường và quan hệ đối tác toàn cầu. Chính quyền Obama nhận ra rằng ngay cả khi không thể hoàn toàn đồng ý với một số chính phủ, thì nước Mỹ vẫn chia sẻ trách nhiệm với những người dân của họ. Bằng cách đầu tư vào con người, nước Mỹ đã thúc đẩy an ninh chung của mình. Trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ, với những nỗ lực của mình, Mỹ đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong các cuộc thăm dò dư luận ở nhiều nước châu Phi. Ngay cả trong cộng đồng người Hồi giáo tại Tanzania và Kenya, Mỹ cũng được xem như một nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống AIDS, sốt rét và bệnh lao. Và để tiếp nối cho sự thành công này, Mỹ đã hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để mở rộng cơ sở y tế ở châu Phi, giúp nhiều người tiếp cận với các loại thuốc chữa bệnh và giảm các trường hợp lây từ mẹ sang con.

Về đầu tư giáo dục và xã hội, Mỹ đã tạo ra thiện chí hơn bằng cách hợp tác với các tập đoàn quốc tế và các tổ chức phi chính phủ để xây dựng trường học và đào tạo giáo viên. Tổng thống Obama đã hỗ trợ một quỹ giáo dục toàn cầu nhằm tăng cường giáo dục trên toàn thế giới. Đầu tư vào con người thông qua phát triển xã hội không liên quan đến chính sách đối ngoại của nhưng lại cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của Mỹ.

Tại Hội nghị thượng đỉnh L' Aquila năm 2009, Mỹ đã dẫn đầu G -8 và sau đó một nhóm rộng hơn các nước đặt trọng tâm mới về an ninh lương thực - không chỉ bằng cách đáp ứng nhu cầu cấp bách trong thời gian khủng hoảng, mà còn bằng cách cải thiện năng suất nông nghiệp và thị trường nông nghiệp. Và đã có những kết

quả khả quan. Sáng kiến Lương thực cho tương lai đã ảnh hưởng đến 2,5 triệu hộ gia đình, thông qua các chương trình lương thực trường học cho 400.000 trẻ em ở Tanzania, giúp nông dân Ethiopia có được giấy chứng nhận sở hữu đất, hoặc thúc đẩy quan hệ đối tác nhà nước- tư nhân ở Ghana để cung cấp công nghệ mới hoặc mở rộng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp [70]. Mỹ ủng hộ kế hoạch mà chính phủ châu Phi đã cam kết tăng cường đầu tư trong nước và tạo ra môi trường chính sách thuận lợi để đạt được an ninh lương thực lớn hơn.

Tháng 7/2010, Tổng thống Obama đưa ra Sáng kiến lãnh đạo châu Phi trẻ, cùng nhau đưa các doanh nghiệp có triển vọng và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự nhằm đóng góp thêm tiếng nói quan trọng để thúc đẩy cải cách. Sáng kiến này nhằm trao quyền cho các thế hệ tiếp theo của lãnh đạo châu Phi bằng cách hỗ trợ phát triển lãnh đạo, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, và kết nối các nhà lãnh đạo trẻ với nhau và với Mỹ. Mỹ đã tổ chức hơn 2000 sự kiện để mang họ lại với nhau, và hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo châu Phi trẻ, những người có tác động tích cực đến cộng đồng của họ. Tiếp đó là Sáng kiến Y tế Toàn cầu với trọng tâm là phụ nữ và các bé gái vì chính sức khỏe của họ mới có tác động lớn nhất đối với gia đình và cộng đồng, đồng thời cũng nhấn mạnh việc tiếp cận với nước sạch, vệ sinh môi trường để tránh các bệnh truyền nhiễm. Sáng kiến Lương thực cho tương lai và Y tế toàn cầu được phối hợp chặt chẽ để tối ưu hóa một cách có hiệu quả những can thiệp về dinh dưỡng và đầu tư. Ngoài ra, thông qua ngân hàng di động và các sáng kiến sáng tạo khác được sáng lập bởi các nhà hoạt động và các doanh nghiệp châu Phi, Mỹ cũng đã tiến hành giúp nhiều người hơn ở nhiều nơi tham gia vào nền kinh tế chính thức.

Đến tháng 6/2012, chính quyền Obama đưa ra chương trình Kêu gọi hành động vì sự sống sót của trẻ em (Child Survival Call to Action), quy tụ hơn 80 chính phủ, xã hội dân sự, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân nhằm đẩy nhanh tiến độ trong việc kết thúc tử vong có thể ngăn chặn được ở trẻ em. Một nửa các ca tử vong này xảy ra ở năm quốc gia trong đó có Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo và Ethiopia, điều này sẽ trở thành một phần ngày càng quan trọng trong cam kết của Mỹ với những quốc gia này.

Tiếp đó, trong chuyến công du châu Phi lần đầu tiên sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai, Tổng thống Obama đã đến thủ đô Dakar (Senegal) vào ngày 27/6/2013, tại đây ông Obama cam kết Mỹ sẽ vẫn là đối tác tin cậy giúp các nước châu Phi củng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)