1.2 .Tầm quan trọng của châu Phi trên bản đồ thế giới
2.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi dưới thời Tổng thống
2.2.5. Cải cách chính trị và định hướng dân chủ hóa cho châu Phi
Những tác động của Mỹ đến tương lai dân chủ hóa ở châu Phi được đánh giá như một trong những chính sách đối ngoại tất yếu của Mỹ, hầu hết quá trình này được thông qua hoạt động của tổ chức phi chính phủ.
Tháng 3/2002, tại hội thảo quốc tế về hỗ trợ tổ chức tại Monterrey, Mexico, Tổng thống Bush đã thành lập Tài khoản Thách thức Thiên niên kỷ (MCA), trong
đó Mỹ đóng góp 50% tổng ngân sách của quỹ trong vòng 3 năm và đến năm 2006, tổng kinh phí của quỹ là khoảng 5 tỷ USD[3]. Mục tiêu của quỹ này nhằm “hỗ trợ các quốc gia kém phát triển bài trừ tệ nạn, khôi phục nhân quyền, thực thi luật pháp… thông qua đầu tư cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng cường giáo dục, phát triển kinh tế thị trường mở, hỗ trợ phát triển bền vững…”. Ngoài ra còn có Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cũng đã hỗ trợ châu Phi củng cố nguyên tắc dân chủ hóa và điều hành chính phủ hiệu quả nhằm tìm kiếm hòa bình, đảm bảo an ninh không chỉ của châu Phi mà còn của Mỹ và toàn thế giới. Trước hết, USAID chia sẻ thông tin với châu Phi trong hoạt động nghiên cứu kỹ năng điều hành chính phủ; kỹ thuật hỗ trợ công tác; hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ trong đảm bảo nhân quyền và xây dựng dân chủ hóa qua hỗ trợ bầu cử, giáo dục công dân; xóa bỏ hủ tục; liên kết thực thi nguyên tắc điều hành hiệu quả… USAID cũng giúp châu Phi thực hiện dân chủ hóa thông qua một số chương trình như đẩy mạnh thực thi luật pháp, bầu cử tự do công bằng, xây dựng xã hội dân sự năng động, củng cố chính phủ hiệu quả…
Mục tiêu xây dựng môi trường dân chủ hóa đồng nghĩa với việc thành lập các cơ quan dân chủ; cải thiện quyền con người; xây dựng và thúc đẩy quyền công dân; trao quyền cho những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội như phụ nữ, trẻ em… Với mục tiêu xây dựng dân chủ hóa trong từng gia đình, từng chương trình quản lý, từng nhiệm vụ công tác… Quỹ Dân chủ và Nhân quyền đã cấp vốn và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội dân sự quy mô nhỏ đều được tham gia vào các dự án xây dựng, củng cố, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Quỹ này ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng dân chủ hóa ở châu Phi, bởi nó hỗ trợ hiệu quả những người đứng đầu các tổ chức xã hội dân sự nhằm tạo sự linh hoạt, nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Trong một thập kỷ, hơn 2/3 trong số 48 quốc gia châu Phi cận Sahara đã tổ chức bầu cử tự do. Ngoài ra, trong năm 1990 tổ chức Freedom House (một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái có mục đích thúc đẩy tự do dân chủ trên toàn thế giới) đã phân loại có 4 nước châu Phi cận Sahara có bầu cử tự do, 20 nước gần như tự do
và 24 nước không có bầu cử tự do thì trong năm 2006 con số này đã đảo ngược: 34 quốc gia có bầu cử tự do hoặc gần tự do, và chỉ có 14 quốc gia được nhận định là không có bầu cử tự do. Xu hướng này mở ra một tia hi vọng cho châu Phi cận Sahara với 34 trong số 48 quốc gia hiện nay đi theo con đường tự do[25].
Chính phủ Mỹ còn hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật nhằm xây dựng các viện nghiên cứu dân chủ và nhân quyền. Các viện này sẽ đảm bảo hỗ trợ xây dựng nền tảng cơ sở, phát triển năng lực lãnh đạo, thúc đẩy sự quan tâm và liên kết của các tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng chính sách.