Quan hệ Ấn Độ châu Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 34 - 37)

1.2 .Tầm quan trọng của châu Phi trên bản đồ thế giới

1.5. Tác động từ mối quan hệ của châu Phi với các nước đến chính sách đối ngoạ

1.5.3. Quan hệ Ấn Độ châu Phi

Châu Phi, thị trường rộng lớn với những tiềm năng sẵn có đã và đang thu hút ngày càng nhiều các cường quốc khác trên thế giới. Ấn Độ, một cường quốc khác cũng đã và đang tích cực tăng cường hợp tác với lục địa Đen. Ấn Độ hợp tác với châu Phi chủ yếu trong thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, chính trị. Châu Phi

đã trở thành một trong những thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Ấn Độ. Trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và châu Phi đã tăng từ 967 triệu USD năm 1991 lên 35 tỷ USD năm 2008 và đến năm 2010 con số này là 40 tỷ USD[58]. Tiếp đó, theo số liệu của Bộ Công thương Ấn Độ, trong năm tài chính 2011-2012, trao đổi thương mại song phương giữa Ấn Độ và châu Phi đã đạt 67 tỷ USD, tăng 28% so với năm tài chính 2010-2011. Vì thế, mục tiêu đạt 100 tỷ USD trao đổi thương mại vào năm 2015 là điều không khó thực hiện. Mặt khác, Ấn Độ cũng dự kiến tăng gấp đôi khoản tín dụng cho châu Phi, lên đến 5,4 tỷ USD trong 5 năm từ 2010 đến 2015 và đã cấp 500 triệu USD từ ngân sách “Hỗ trợ châu Phi” của mình[59]. Ấn Độ dự kiến mở rộng đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp, mỏ, công nghệ thông tin-liên lạc, đường ống dẫn dầu, hoá chất, sản xuất, dẫn điện và cơ sở hạ tầng tại châu Phi.

Trong những năm gần đây, Ấn Độ và châu Phi đã có nhiều cuộc gặp được tổ chức nhằm tạo dựng một khuôn khổ đối tác chiến lược. Vào tháng 10/2007, Thủ tướng Manmohan Singh đã đến Nigeria, thực hiện chuyến thăm đầu tiên của một người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ tới châu Phi kể từ sau chuyến thăm của Jawaharlal Nehru vào năm 1962. Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - châu Phi đầu tiên diễn ra vào tháng 4/2008 tại New Delhi, còn Diễn đàn khu vực Trung Phi - Ấn Độ diễn ra vào cuối tháng 3/2009 tại thành phố Brazzaville (Congo). Đáng chú ý là Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ- châu Phi được tổ chức ba năm một lần. Đây là nền tảng kinh tế và chính trị quan trọng cho hai nước - trong lịch sử từng là đồng minh kề vai sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập, công bằng và tự do từ ách cai trị thực dân. Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2008 với sự tham gia của 14 Nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng của châu Phi là tiền đề cho sự phát triển mối quan hệ hợp tác sâu rộng của Ấn Độ- châu Phi. Mục đích của Ấn Độ qua hội nghị này là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh, khoa học công nghệ, xã hội và văn hóa… nhiều hơn với châu Phi - một thị trường lớn, tăng trưởng nhanh, có nhiều tài nguyên. Nhất là về năng lượng Ấn Độ và châu Phi cùng cam kết chung tay giải quyết những vấn đề của các nước đang phát triển, đồng thời nhấn

mạnh những vấn đề quan trọng như thay đổi khí hậu, đàm phán thương mại đa phương, có vai trò và tiếng nói quan trọng hơn trong Liên hợp quốc (kể cả trong việc cải cách tổ chức này), trong các tổ chức khác như IMF, WB...[47]

Tiếp đó Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ- châu Phi lần thứ hai được tổ chức vào ngày 24 và 25/5 /2011 tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia với sự tham gia của 15 Nguyên thủ các nước châu Phi và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Theo khung hợp tác Ấn-Phi được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh Ấn-Phi lần I tại New Delhi (Ấn Độ), năng lượng là một trong bảy lĩnh vực mà cả hai phía cam kết hợp tác. Nền kinh tế khát năng lượng và có dân số đang gia tăng của Ấn Độ đang thúc đẩy nước này hướng về châu Phi. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán đến năm 2050, sự tăng trưởng nhanh chóng của Ấn Độ sẽ khiến nước này phải nhập khẩu 90% nguồn cung cấp dầu mỏ[58]. IEA cũng dự đoán Ấn Độ sẽ tăng cường hợp tác với châu Phi để đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng. Trong ba năm qua, Ấn Độ đã ký các thỏa thuận khai thác dầu mỏ với Nigeria, Angola và nhiều nước châu Phi khác bao gồm Sudan, Libya, Ai Cập và Gabon để đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực khai thác khí tự nhiên và dầu mỏ. Các công ty dầu mỏ của Ấn Độ cũng đã bày tỏ sự quan tâm lớn trong các dự án năng lượng tại Bờ Biển Ngà, Ghana, Chad và Nigeria.

Đầu tư và thương mại cũng sẽ là vấn đề Ấn Độ quan tâm ở châu Phi. Ấn Độ và châu Phi từ thời cổ đại đã giao thương qua đường hàng hải. Ngày nay, sự hợp tác giữa hai phía đang đi vào chiều sâu. Ấn Độ đang xây dựng chính sách trọng tâm đối với châu Phi. Tính đến năm 2009, đầu tư của Ấn Độ tại châu Phi chiếm gần 1/3 tổng giá trị đầu tư tại nước ngoài của Ấn Độ, chủ yếu tập trung vào ngành dầu khí, viễn thông, giao thông công cộng và công nghệ thông tin. Xe Mahindra và xe buýt Tata của Ấn Độ đang hiện diện ngày càng nhiều trên đường phố của các nước châu Phi. Xe máy Bajaj của Ấn Độ là sở thích của nhiều thanh niên châu Phi. Các cửa hàng tại châu Phi tràn ngập mỹ phẩm của Ấn Độ, các hiệu dược phẩm cũng không thiếu các nhãn thuốc do công ty Ấn Độ sản xuất. Nhiều doanh nghiệp tên tuổi của Ấn Độ đang dốc những khoản đầu tư lớn vào một số nước châu Phi. Một thương vụ đình đám gần đây là tập đoàn viễn thông lớn nhất Ấn Độ Bharti Airtel mua lại tài

sản của công ty viễn thông Zain (Kuwait) tại châu Phi với giá 10,7 tỉ USD năm 2010. Các công ty Ấn Độ mua sản phẩm và hàng hóa của châu Phi từ hạt điều, đậu Hà Lan cho đến gỗ, than và dầu thô. Các doanh nghiệp kinh doanh hoa của Ấn Độ cũng sang châu Phi trồng hoa để xuất khẩu sang các thị trường châu Âu.

Tóm lại, sự hiện diện chính trị của Ấn Độ tại châu Phi hiện vẫn còn hạn chế với 25 cơ quan ngoại giao tại các nước châu Phi cận Sahara, cùng với việc Ấn Độ mong muốn trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vì thế Ấn Độ quan tâm đến châu Phi để tìm kiếm sự ủng hộ của hơn 50 phiếu từ châu lục này là điều tất yếu. Ngoài ra, còn có các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm bao gồm an ninh, phối hợp chống cướp biển tại Ấn Độ Dương và hợp tác chống khủng bố sau tình hình biến động chính trị tại các nước Bắc Phi và cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden. Vị thế của châu Phi đang lên và nền kinh tế của nhiều nước châu Phi có mức tăng trưởng cao cộng với nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và năng lượng dồi dào đã thu hút sự quan tâm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)