5.1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “Quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”, có thể rút ra một số kết
luận sau:
i) Để công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng được chặt chẽ hơn thì Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành cần phải có những văn bản pháp lý nhằm quy định rõ ràng, ngắn gọn, cần thiết phải cắt giảm một số thủ tục không cần thiết trong quá trình thực thi công tác quản lý cũng như xử lý vi
phạm về việc gây ô nhiễm môi trường. Do đó chủ đầu tư và nhà thầu thi công
xây dựng công trình mới chấp hành các quy định về luật bảo vệmôi trường và
các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường trong
lĩnh vực xây dựng, do vậy mới đi vào nề nếp, đảm bảo vệ sinh môi trường,
đặc biệt là môi trường trong lĩnh vực xây dựng. Từ phân tích thực trạng công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng của huyện Gia Lâm ở trên,
các công trình xây dựng ngày càng nhiều do tác động đô thị hóa nhanh. Do
vậy tình trạng vi phạm về môi trường ngày càng diễn ra rất phức tạp.
ii) Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng như: nhận thức và hiểu biết của người dân còn hạn chế, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trình độ năng lực của cán bộ chuyên môn còn hạn chế, ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ đầu tư hay như công tác quản lý của cán bộ, làm công tác quản lý môi trường vẫn còn lỏng lẻo. Các yếu tố
này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn.
iii) Để tăng cường công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới cần phải thực hiện nhiều giải pháp: Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế chính sách; Giải pháp về phối hợp giữa các đơn vị; Giải pháp về tăng cường quản lý chất thải rắn; Giải pháp về tăng cường quản lý chất thải lỏng; Giải pháp về tăng cường khói bụi, tiếng ồn; Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng; Giải pháp vềtăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra.
5.2. KIẾN NGHỊ
UBND Thành phố và các Sở ban ngành liên quan phải sớm ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý môi trường đặc biệt là chính sách quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng.
Đề nghị Sở tài nguyên và môi trường tham mưu UBND thành phố sớm quy hoạch các điểm tập kết và xử lý nguồn rác thải trong hoạt động xây dựng cũng như có những biên pháp giảm thiểu ô nhiễm khói, bụi và ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường đất để tạo môi trường sống khỏe mạnh hơn cho cộng đồng dân cư.
Các công trình xây dựng trước khi khởi công xây dựng đều phải có cam kết về bảo vệ môi trường, cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường, trong quá trình thi
công xây dựng, đối với các công trình xây dựng dự án lớn cần phải có đánh giá tác động môi trường. Đề nghị Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở tài nguyên và môi trường có những biện pháp cứng rắn hơn đối với các chủ đầu tư xây dựng các dự án có tính chất gây ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài Nguyên Môi trường – Bộ Xây dựng (2001). Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng số
01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.Hà Nội.
2. Bộ khoa học và công nghệ (2002). Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày
7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại.
3. Bộ Tài chính (2008). Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn. Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia vềngưỡng chất thải nguy hại. Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). QCVN 41: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng. Hà Nội.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp. Hà Nội.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013a). QCVN 02:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Hà Nội.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013b). QCVN 56: 2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải. Hà Nội.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại.
10. Bộ Xây dựng (2007). Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
11. Chính phủ (2007). Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007của Chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến QLCTR.
12. Chính phủ (2008). Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dậy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
13. Chính phủ (2013). Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực BVMT.
14. Chính phủ (2015a). Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
15. Chính phủ (2015b). Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
16. Chính phủ (2015c). Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
17. Minh Anh (2016). Khung pháp lý hoàn chỉnh và nghiêm ngặt. Truy cập lần cuối ngày 20 tháng 10 năm 2017 tại:
http://www.daibieunhandan.vn/default .aspx?tabid=131&NewsId=374930
18. Quốc hội (2014a). Luật số: 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội, Luật Bảo vệ môi trường. Hà Nội.
19. Quốc hội (2014b). Luật số: 73/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, Luật Công an Nhân dân. Hà Nội.
20. Tiêu chuẩn Quốc gia (2000). TCVN 6696/2000: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – các yêu cầu về môi trường.
21. Tiêu chuẩn Quốc gia (2009). TCVN 6706/2009: Chất thải nguy hại – Phân loại. Hà Nội.
22. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (2001). TCXDVN 261-2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn. Tiêu chuẩn thiết kế. Hà Nội.
23. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (2004). TCXDVN 320/2004 bãi chôn lấp chất thải nguy hại – tiêu chuẩn thiết kế. Hà Nội.
24. Thủ tướng Chính phủ (2008). Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10
năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020.
25. Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng
12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050.
26. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.