PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC
4.1.1. Các cơ quan liên quan đến quản lý môi trường trong lĩnh vực xây
4.1.1. Các cơ quan liên quan đến quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm
Hệ thống tổ chức quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm được thể hiện ở sơ đồ 4.1.
Sơ đồ 2.1. Các cơ quan tham gia quản lý môi trường của huyện Gia Lâm
Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2017)
4.1.1.1. Đội Thanh tra xây dựng huyện Gia Lâm
Thanh tra xây dựng được thành lập theo Quyết định 89/2007/TTg của Thủ tướng chính phủ bước đầu thí điểm trên hai địa bàn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.Thanh tra xây dựng được thành lập hai cấp huyện và xã, thị trấn. Căn cứ vào Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND thành phố “về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của thanh tra sở xây dựng Hà Nội” thay thế cho quyết đinh 89/2007/TTg với các chức năng nhiệm vụ khác nhau như sau:
a. Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện Gia Lâm
Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện là tổ chức Thanh tra trực thuộc Sở Các hộ xây dựng và công trình xây dựng
trên địa bàn UBND Huyện Gia Lâm
Phòng quản lý đô thị
Phòng TN&MT
Đội thanh tra xây dựng
UBND xã, thị trấn Công an huyện
xây dựng Hà Nội có chức năng phối hợp, tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Đội Thanh tra xây dựng huyện Gia Lâm, có tổng số 75 cán bộ công chức hợp đồng, trong đó có 7 cán bộ công chức là Thanh tra viên, 45 cán bộ là Chuyên viên, 07 cán bộ là Cán sự và 13 cán bộ hợp đồng đều có trình độ đại học, sau đại học và một số cán bộ có bằng trung cấp và cao đẳng được đào tạo đúng chuyên môn công việc. Đội ngũ lãnh đạo phòng bao gồm: Đội trưởng phụ trách chung; 01 Đội phó phụ trách cụm Bắc Đuống, 01 Đội phó phụ trách cụm Nam Đuống kiêm chủ tịch Công Đoàn đội (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
Thanh tra xây dựng cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Sở Xây dựng. Thanh tra xây dựng cấp huyện có trụ sở làm việc, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, được trang bị phương tiện làm việc cần thiết theo quy định của pháp luật
Theo Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm (2017) thanh tra xây dựng cấp huyệncó chín nhiệm vụ chính những như sau:
Một là: Lập chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và về thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xây dựng trên địa bàn để trình Sở thanh tra xây dựng phê duyệt và phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyệntổ chức thực hiện.
Hai là: Thực hiện thanh tra, kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công
trình trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng;
xử lý các hành vi phạm theo thẩm quyền; quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với các công trình vi phạm thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không xử lý kịp thời hoặc do buông lỏng quản lý; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý những vụ vi phạm vượt quá thẩm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ba là: Được yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các tài liệu như: hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng và các tài liệu liên quan khác phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra; yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng, các tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình.
Bốn là: Lập hồ sơ vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng của chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có dấu hiệu cấu thành tội phạm để kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển sang cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm là: Kiến nghị Sở thanh tra xây dựng xử lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý cóhành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Sáu là: Tổng hợp và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Thanh tra Sở Xây dựng về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.
Bảy là: Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hoạt động xây dựng trên địa bàn.
Tám là: Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện và pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Chín là: Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao
b. Tổ Thanh tra xây dựng địa bàn các xã, thị trấn (gọi tắt là cấp xã)
Tổ thanh tra xây dựng các xã, thị trấn; có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và các lĩnh vực khác theo quy định củapháp luật.
Thanh tra xây dựng cấp xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và công tác, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra xây dựng cấp huyện. Thanh tra xây dựng cấp xã có địa điểm làm việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí, được trang bị các phương tiện làm việc cần thiếttheo quy định của pháp luật, được sử dụng con dấu và tài khoản của Ủy ban nhân dân cấp xã để hoạt động (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
Theo UBND huyện Gia Lâm (2017) thanh tra xây dựng cấp xã có 9 nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là: Chủ trì, phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã.
Hai là: Tiếp nhận và xác nhận việc chủ đầu tư xây dựng công trình nộp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình trên địa bàn theo quy định.
Ba là: Thanh tra, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phát hiện và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như: xây dựng không phép; xây dựng sai giấy phép; xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ của công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác theo quy định của pháp luật; lấn chiếm vỉa hè, đường phố; cơi nới, lấn chiếm không gian; vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về quản lý, sử dụng đất đai và các vi hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động xây dựng.
Bốn là:Lập biên bản vi phạm pháp luật về xây dựng (có yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình ngừng thi công xây dựng công trình và tháo dỡ ngay đối với công trình vi phạm); trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm theo trình tự quy định tại các Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP. Hồ sơ xử lý vụ vi phạm phải được gửi về Thanh tra xây dựng cấp huyện để báo cáo và lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Năm là: Thông báo công khai hàng ngày trên đài truyền thanh cấp xã và các phương tiện thông tin đại chúng về tất cả các trường hợp vi phạm liên quan đến xây dựng trên địa bàn quản lý và hình thức xử lý.
Sáu là: Tổng hợp tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Thanh tra xây dựng cấp huyện.
Bảy là:Thông báo đến cơ quan, đơn vị công tác của cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở, quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường tại địa phương trong quá trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Tám là: Chịu trách nhiệm trước Thanh tra sở xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc không phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Chín là: Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
4.1.1.2. Phòng quản lý Đô thị huyện Gia Lâm
Phòng quản lý Xây dựng - Đô thị huyện Gia Lâm được thành lập vào tháng 3 năm 2005 trên cơ sở tách Phòng địa chính - Nhà đất và đô thị các quận huyện tại quyết định số 201/2004/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội.
Phòng Xây dựng - Đô thị là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở, Ngành thành phố. Phòng có
tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước Phòng Xây dựng- Đô thị trực thuộc UBND huyện Gia Lâm, phòng có tổng số 13 cán bộ trong đó có 09 cán bộ biên chế 01 lãnh đạo và 02 cán bộ hợp đồng đều có trình độ đại học và sauđại học được đào tạo đúng chuyên môn công việc. Đội ngũ lãnh đạo phòng bao gồm: Trưởng phòng phụ trách chung; phó phòng phụ trách quy hoạch và cấp phép xây dựng và một phó phòng phụ trách giải phóng mặt bằng (Phòng Xây dựng – Đô thị huyện Gia Lâm, 2017).
Phòng có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nhà ở và công sở, giao thông, bưu chính viễn thông.
Theo Phòng Xây dựng – Đô thị huyện Gia Lâm (2017) thì phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất: Quản lý quy hoạch kiến trúc
Trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị theo phân cấp của Thành phố; lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch xây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông
đô thị của địa phương.
Quản lý các mốc lộ giới, chỉ giới, cốt xây dựng theo quy hoạch đã được xác định trên địa bàn; công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt tại địa phương tại trụ sở của UBND huyện và trên phương tiện thông tin đại chúng.
Hướng dẫn việc kiểm tra các công trình xây dựng theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và các quy định và các quy định về các quản lý kiến trúc; phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn xác định và xây dựng những quy định cụ thể quản lý cáccông trình có giá trị kiến trúc được bảo tồn.
Thứ hai: Quản lý xây dựng giao thông đô thị
Thụ lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, hồ sơ xin cấp phép đào đường, hè, ngõ,trình UBND huyện quyết định theo phân cấp của UBND Thành phố.
Quản lý về chất lượng các công trình xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc quận quản lý. Quản lý hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàn thành công trình thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện.
Hướng dẫn lập dự án đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình xây
dựng, cải tạo sử chữa kiểm tra thiết kế kỹ thuật những công trình được Thành phố phân cấp.
Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc quản lý khai thác sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với
những công trình bị hư hỏng cần sửa chữa với UBND huyện, Sở chuyên ngành. Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản; giúp UBND huyện tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu đối với các công trình thuộc nguồn vốn phân cấp cho huyện quản lý; tham gia Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng của huyện.
Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra chuyên ngành xây dựng và Công an huyện, UBND xã, thị trấn kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ và sử dụng các công trình công cộng ở địa phương, giữ gìn trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
Quản lý trật tự vệ sinh môi trường trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, vận chuyển vật liệu xây dựng, vệ sinh công cộng và giao thông.
Thứ ba: Quản lý kinh doanh xây dựng
Kiểm tra tư cách hành nghề kinh doanh xây dựng dịch vụ tư vấn xây dựng, thiết kế và sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của Thành phố và Nhà nước
Phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường quản lý và kiểm tra các đối tượng khai thác tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định của Nhà nước và Thành phố.
Thứ tư: Hướng dẫn UBND xã, thị trấn và các tổ chức cá nhân trên địa bàn quận thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị, kỹ thuật xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, các công tác giữ gìn vệ sinh công cộng và trật tự an toàn giao thông, tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.
Thứ năm: Báo cáo UBND huyện hoặc cấp có thẩm quyền cảu lý các vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông, đô thị trên địa bàn huyện.
Thứ sáu: Tổ chức hướng dẫn kiểm tra công tác chuyên môn theo hướng dẫn của sở Bưu chính viễn, Viễn thông Thành phố
Thứ bẩy: Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND huyện, Sở Xây dựng, Sở Giao thông- Công chính, Sở Quy hoạch- Kiến trúc, Sở Bưu chính- Viễn thông về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
4.1.1.3. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Gia Lâm
a. Vị trí và chức năng
Theo Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Gia Lâm (2017) thì phòng có vị trí chức năng sau:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân huyện.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng; thủy văn; đo đạc, bản đồ và các vấn đề về biển; vệ sinh môi trường; rác thải.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường Gia Lâm (2017), phòng có nhiệm
vụ và quyền hạn sau đây:
- Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường.
- Trình Ủy ban nhân dân huyện quy hoạch, kế hoạch về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện sau khi quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
- Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các xã - thị trấn; kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt; Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch sử dụng đất, kế