PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG
4.3.4. Giải pháp tăng cường quản lý chất thải lỏng trong xâydựng
Yêu cầu chủ đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước thải đây là giải pháp cần thiết để quản lý chất thải lỏng chảy ra môi trường xung quanh đặc biệt là chảy vào hệ thống ao hồ, sông ngòi, rãnh thoát nước sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước, gây lắng đọng chất thải rắn trong hệ thông rãnh thoát nước dẫn đến ùn tắc. Cần thiết lập bể lắng để xử lý nước thải, sau khi nước thải lắng cặn mới được xả vào mạng lưới đường ống thoát nước, nghiêm cấm xả trực tiếp vào hệ thống đường ống thoát nước hay sông hồ.
Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải để xử lý nguồn nước. đối với các loại phương tiện hay thiết bị sử dụng nhiên liệu dầu, dầu động cơ và bôi trơn… cần tăng cường quản lý, tập trung xử lý đối với các loại dầu thải, không được tự ý đổ ra môi trường hay xả vào hệ thống thoát nước và ra sông hồ lân cận.
+ Trong quá trình thi công không xả nước trực tiếp xuống các thủy vực
xung quanh khu vực dự án, dễ gây ô nhiễm nước sông hồ,… do nước thải xây
dựng. Vì vậy dự án cần bố trí các hố thu gom nước xử lý cặn và bùn lắng để
không gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, không gây sụt lở đất các khu vực xung
quanh, không gây lầylội làm ảnh hưởngđến phía ngoài công trình và giao thông
đô thị bằng cách xử lý riêng trong công trường hoặc có hố thu gom và chuyên
chở ra nơi quy định. Các dung dịch khoan hoặc bùn đất phải thu gom và lắng đọngđểnạo vét hoặc thu hồi.
+ Xây dựng các công trình xử lý nước thải tạm thời (ví dụ:bể tự hoạikiểu thấm), quy định bãi rác trung chuyển tạm thời tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do công nhân xây dựng gây ra;
+ Lựachọnthờiđiểm thi công xây dựng chính vào các tháng mùa khô trong
năm để hạn chế lượng chất bẩn sinh ra do nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công xuốngnước sông hồ;
+ Hệ thống thoát nước đảm bảo có lắng cặn và giữ lại các chất thải trong quá trình xây dựngnhư rác, vậtliệu xây dựngtrước khi chảy ra ngoài.