Kinh nghiệm quản lý môi trường trong lĩnh vực xâydựng ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý môi trường trong lĩnh vực xâydựng ở một số

nước trên thế giới

2.2.1.1. Nhật Bản

Trong thập niên 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh đã làm cho Nhật Bản phải chịu những áp lực lớn từ các vấn đề môi trường. Điều đó buộc các nhà quản lý môi trường phải sớm tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu ô

nhiễm môi trường, mà vẫn đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân (Minh Anh, 2016).

Chính từ tư duy là kiểm soát, sản xuất hợp lý, phát thải ít nhất ngay từ đầu vào, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phát thải chất thải, kiểm soát ô nhiễm nước, không khí và giám sát ô

nhiễm chất độc hại. Đặc biệt coi trọng chính sách giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễmmôi trường (Minh Anh, 2016).

Năm 1972, Luật Bảo tồn thiên nhiên chính thức được ban hành. Hệ thống Luật Môi trường cơ bản được ban hành vào năm 1993, đã đưa ra Hệ thống kiểm soát ô nhiễm, bao gồm các chính sách và quy định về Hệ thống kiểm soát ô

nhiễm không khí, Hệ thống kiểm soát ô nhiễm nước, các vấn đề ô nhiễm đất, các tiêu chuẩn quốc gia về chất độc hại; Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; Những biện pháp kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt môi trường sản xuất công nghiệp; Các quy định về trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm... (Minh Anh, 2016).

2.2.1.2 Singapore

Đâu phải ngẫu nhiên mà Singapore trở thành một đất nước xanh

và sạchbậc nhất thế giới. Quốc đảo này đã có một chiến lược quản lý môi trường hợp lý, đồng thời, chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở đi đôi với việc ban hành luật và kiểm tra giáo dục nghiêm ngặt. Vậy chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm gì từ trường hợp của Singapore? (Minh Anh, 2016).

Theo Buildvietinfo, ngay từ những năm 1970, Singapore đã tổ chức riêng Bộ Môi trường và Cục Phòng chống ô nhiễm nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và quản lý chất thải rắn. Tiếp đó, hai tổ chức này lại kiêm thêm trách nhiệm kiểm soát và xử lý các chất độc hại (Minh

Anh, 2016).

Hai vấn đề lớn được chú trọng và cũng là thành công lớn ở Singapore là quản lý hệ thống thoát nước và quản lý chất thải rắn. Đó là việc cung cấp hệ thống thoát nước toàn diện để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất; tổ chức một hệ thống quản lýchất thải rắnrất có hiệu quả (Minh Anh, 2016).

2.2.2. Một số văn bản pháp quy liên quan đến quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)