* Ảnh hưởng của các chính sách
Hệ thống văn bản chính sách có vai trò quan trọng trong công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng ở thành phố hà nội nói chung và ở khu vực huyện Gia Lâm nói riêng, góp phần thực hiện bảo vệ môi trường ở địa phương.
Các chính sách áp dụng trong quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng được ban hành như: Luật bảo vệ môi trường hay một số các nghị định, quyết định, chỉ thị ...Việc đưa các chính sách vào thực hiện trong quá trình quản lý môi trường được đánh giá còn nhiều bất cập bởi các chính sách, quy định quản lý môi trường ít được công bố rộng rãi. Chính sách, văn bản hướng dẫn chủ yếu còn trên giấy tờ, công tác quản lý, kiểm tra chưa được cán bộ địa phương quan tâm, thực hiện đồng bộ.
* Sự vào cuộc của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương
Tại huyện Gia Lâm, sự phối hợp các bộ phận liên quan chưa thật chặt chẽ, các cấp các ngành chưa thật sự quan tâm đầy đủ về vấn đề môi trường và việc
thực hiện pháp luật môi trường trong xây dựng. Các chủ trương, chính sách, quy định chưa thực sự tạo ra sựbảo đảm về pháp lý cho việc thực hiện pháp luật môi trường của các chủ đầu tư xây dựng có hiệu quả. Còn thiếu khá nhiều các quy định trong việc bảo vệ môi trường nên vẫn tồn tại nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật nhiều năm nhưng không hề bị xử lý như hành vi đổ phế thải rắn xuống ao hồ, sông ngòi, đồng ruộng, khói bụi thải vượt tiêu chuẩn cho phép trực tiếp ra ngoài môi trường.. chưa có quy định cụ thể để khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng thực hiện tốt các quy phạm pháp luật môi trường nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công xây dựng cuãng như xử lý chat thải rắn. Đặc biệt là địa phương chưa có quy định cụ thể về nghĩa vụ của những tổ chức, cá nhân phải khôi phục lại hiện trạng môi trường nên vẫn xảy ra tình trạng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với đơn vị gây ô nhiễm môi trường nhưng sau khi xử phạt môi trường vẫn tiếp tục bị ô nhiễm.Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn hẹp nên khó khăn cho hoạt động triển khai các chủ trương đường lối, chính sách về môi trường. Năng lực của nhiều cán bộ làm công tác quản lý môi trường còn thiếu kiến thức chuyên môn. Có không ít cán bộ thanh tra về môi trường chỉ được đào tạo về khoa học pháp lý chứ chưa qua một lớp đào tạo nào về môi trường vì thế dẫn đến tình trạng xử lý chưa nghiêm minh, chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước đôi khi chưa có sự phối hợp đồng bộ với nhau trong công tác
thanh tra, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường đối
với chủ đầu tư xây dựng.