Thực trạng quản lý mô trường trong lĩnh vực xâydựng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 68 - 90)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC

4.1.2. Thực trạng quản lý mô trường trong lĩnh vực xâydựng trên địa bàn

huyện Gia Lâm

4.1.2.1. Chất thải rắn

a. Văn bản quy định về Quản lý chất thải rắn

Chất thải rắn xây dựng được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư

08/2017/TT-BXD quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng do Bộ trưởng Bộ

Xây dựng ban hành như sau:

Chất thải rắn xây dựng là chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ).

Năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định số: 59/2007/NĐ-CP ngày

09/04/2007 về việc Quản lý chất thải rắn. Trong đó nêu rõ một số nội dung trong

công tác quản lý chất thải rắn như sau:

Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hạiđối với môi trường và sức khoẻ con người.

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.

Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.

Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.

Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng, được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác.

Thu gom chất thải rắnlà hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.

Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.

Địa điểm, cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuậnlà nơi lưu giữ, xử lý, chôn lấp các loại chất thải rắn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Xử lý chất thải rắnlà quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.

Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinhlà hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động phát sinh

chất thải rắn.

Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

Chủ xử lý chất thải rắnlà tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc xử lý chất thải rắn. Chủ xử lý chất thải rắn có thể trực tiếp là chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chuyên môn được chủ đầu tư thuê để vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn.

Cơ sở quản lý chất thải rắnlà các cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ, trang thiết bịđược sử dụng cho hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

Cơ sở xử lý chất thải rắnlà các cơ sở vật chất bao gồm đất đai, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải rắn.

Chủ đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắnlà tổ chức, cá nhân được phép thực hiện đầu tư vào hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng mục công

trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn.

Chi phí xử lý chất thải rắnbao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối lượng chất thải rắn được xử lý.

Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn bao gồm chi phí đầu tư phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở thu gom,

vận chuyển chất thải rắn tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển.

Nguyên tắc quản lý chất thải rắn

Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

Chất thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.

Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn khó phân huỷ, có khả năng giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai.

Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn

Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất thải

rắn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và hướng dẫn thực hiện các văn bản này.

Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý chất thải rắn.

Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn.

Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lý chất thải rắn.

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn.

Các hành vi bị cấm

+ Để chất thải rắn không đúng nơi quy định.

+ Làm phát thải bụi, làm rơi vãi chất thải rắn trong quá trình thu gom, vận chuyển.

+ Để lẫn chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.

+ Nhập khẩu, quá cảnh trái phép chất thải rắn trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Gây cản trở cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo dự án đã được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.

+ Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn

* Quy hoạch quản lý chất thải rắn là công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thải rắn; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến vận chuyển và các cơ sở xử lý chất thải rắn; xác định phương thức thu gom, xử lý chất thải rắn; xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm xử lý triệt để chất thải rắn.

* Nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn:

- Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải, thành phần, tính chất và tổng khối lượng các chất thải rắn thông thường và nguy hại;

- Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn;

- Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trung chuyển, cơ sở xử lý và chôn lấp chất thải rắn;

- Xác định phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải rắn;

- Đề xuất các tiêu chí cần đạt được khi lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn;

- Xây dựng kế hoạch và nguồn lực thực hiện để bảo đảm thống kê đầy đủ và xử lý triệt để tất cả các loại chất thải rắn.

Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ

* Quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn

phải phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Các trạm trung chuyển chất thải rắn phải được bố trí tại các địa điểm thuận tiện giao thông, không gây cản trở các hoạt động giao thông chung, không

gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan đô thị.

* Quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ phải đáp ứng được các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Về vị trí, điều kiện địa chất, địa hình và thuỷ văn:

+ Có khoảng cách phù hợp tới nguồn phát sinh chất thải;

+ Bảo đảm khoảng cách ly an toàn đến khu vực dân cư gần nhất, trung tâm đô thị, các khu vực vui chơi, giải trí, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, sân bay, các nguồn nước, sông, hồ, bờ biển;

+ Có điều kiện địa chất, thuỷ văn phù hợp; không nằm trong khu vực thường xuyên bị ngập sâu trong nước, vùng phân lũ của các lưu vực sông; không nằm ở vị trí đầu nguồn nước; không nằm trong vùng cac-xtơ, các vết nứt gãy

kiến tạo.

- Về quy mô cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ được xác định trên cơ sở:

+ Quy mô dân số, lượng chất thải hiện tại và thời gian hoạt động, có tính đến sự gia tăng dân số và khối lượng chất thải rắn tương ứng;

+ Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị trong suốt thời gian vận hành của cơ sở xử lý chất thải rắn và công trình phụ trợ;

+ Công nghệ xử lý chất thải rắn dự kiến.

- Về phương án tái sử dụng mặt bằng sau khi đóng bãi chôn lấp:

Khi quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, phải tính đến khả năng tái sử dụng mặt bằng sau khi đóng bãi chôn lấp.

Cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ

Cơ sở xử lý chất thải rắn được bố trí theo nhiều hình thức khác nhau tùy

* Hình thức tập trung: bao gồm một hoặc một số công trình xử lý chất thải rắn và các hạng mục công trình phụ trợ được bố trí tại một địa điểm theo quy hoạch. Các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn có thể là:

- Nhà máy đốt rác thông thường;

- Nhà máy đốt rác có thu hồi năng lượng;

- Nhà máy sản xuất phân hữu cơ;

- Nhà máy sản xuất sản phẩm nguyên liệu và chế phẩm từ chất thải;

- Bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường hợp vệ sinh;

- Bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại;

- Khu liên hợp xử lý chất thải rắn.

* Hình thức phân tán: các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ được bố trí phân tán tại các vị trí thích hợp;

* Đối với các điểm dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa: các hình thức tổ hợp vườn, ao, chuồng (VAC), thùng chứa rác tự tạo, hầm chứa rác tự xây, hố chứa rác tự phân huỷ, hố ủ phân rác trát bùn… có thể sử dụng tại hộ gia đình để xử lý chất thải rắn thải ra từ sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.

Bộ xây dựng hướng dẫn quy hoạch xây dựng cac công trình xử lý chất thải rắn, tái sử dụng mặt bằng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ sau khi chấm dứt hoạt động

b. Thực trạng quản lý chất thải rắn trong hoạt động xây dựng trên địa bàn

Trung bình tổnglượngchất thải rắnởhuyện Gia Lâm khoảng 500 tấn/ngày. Huyện Gia Lâm đang phải gánh chịu nguy cơ ô nhiễm môi trường do sự gia tăng độtbiếnvềkhốilượng và thành phần các loạichấtthảirắn.

Gia Lâm đang trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, so với các

quậnhuyện khu vực xung quanh thì mứcđộ công nghiệp hóa khá cao do vậy tình

trạng ô nhiễm cũngtăng, đặc biệt là chất thải rắn. Mặc dù rác thải của Gia Lâm không chứa các kim loại nặng và chất phóng xạ nhưngchất thảirắn lại là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễmnước và không khí. Một số lượng rác thải không nhỏ

còn bị đổ xuống các sông, kênh mương, hồ ao gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chất thải rắn trong quá trình thi công xây dựng: Chất thải này chủ yếu là bao bì đựng xi măng vật liệu, gạch vụn đất đá, đá sỏi vật liệu sử dụng để đổ tấm bê tông,…Lượng chất thải phụ thuộc vào số lượng công trình và sự phát sinh.

+ Chất thải rắn trong xây dựng là các chất thải của vật liệu thừa, đất đá do đào bới, nguyên vật liệu rơi vãi, phế thải, vỏ bao bì, thùng gỗ. Lượng này không nhiều nhưng là những chất khó phân huỷ và có thể tận dụng, thu gom trong quá trình xây dựng tuỳ theo từng chủng loại.

+ Chất thải rắn trong sinh hoạt của lượng cán bộ công nhân trong công

trường với số lượng khoảng 100 người x 0,5 kg/ngày theo tính toán vào khoảng 50 kg/ngày. Thành phần của loại rác sinh hoạt này tương đối đa dạng như chất hữu cơ dễ phân huỷ là chính, bên cạnh đó còn có các bao gói, ni lông, vỏ chai nhựa, đồ hộp,…Tuy không nhiều, nhưng loại rác này bị phân tán trên diện rộng của công trường, cộng với phân và nước tiểu không được thu gom sẽ phát sinh mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân và ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh khu vực.

Bảng 4.1. Số điểm tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn điều tra

Quy mô Trâu Quỳ Đa Tốn Kiêu Kỵ Bát Tràng Tính chung

Lớn 02 02 02 06

Vừa 02 03 02 07

Nhỏ 07 05 05 17

Tổng số 11 08 09 02 30

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua bảng 4.2 có thể nhận thấy rằng số điểm tập kết rác ở các địa bàn rất ít chủ yếu là các chân điểm rác thải sinh hoạt không có các điểm để đổ rác thải xây dựng, duy nhất chỉ có địa bàn xã Kiêu Kỵ có công ty môi trường Gia Lâm là có địa điểm để xử lý nhưng khôi lượng không được nhiều và hiện nay đã tạm ngừng thu gom vì quá tải.

Bảng 4.2. Số điểm tập kết rác thải trên địa bàn điều tra

Quy mô Trâu Quỳ Đa Tốn Kiêu Kỵ Bát Tràng Tính chung

Lớn - - 1 - 1

Vừa 02 - 0 - 2

Nhỏ - 03 0 01 4

Tổng số 02 03 1 01 7

Xí nghiệp môi trường thực hiện thu gom. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom chất thải rắn trong xây dựng khá khiêm tốn, nhiều vị trí chưa được thu gom, nhất là tại khu vực các xã xa trung tâm do năng lực của các tổ, đội rất hạn chế mới chỉ thực hiện phần lớn đối với rác thải sinh hoạt. Qua điều tra cho biết, việc xử lý chất thải rắn trong xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm được xử lý khá đơn giản: 70% chất thải rắn trong xây dựng được đổ thải khá tùy tiện, tại rìa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 68 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)