3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố Hà Nội, huyện có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.
- Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai.
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội và
giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những thuận lợi vềđịa lý kinh tế.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Gia Lâm thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo
hướng dòng chảy của sông Hồng. Tuy vậy, địa hình của huyện khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của huyên.
3.1.1.3. Khí hậu
Huyện Gia Lâm mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng:
- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 10, mùa khô hanh keo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa
nóng ẩm và mùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí
hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,40C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất là 1.150 giờ, cao
nhất là 1.970 giờ. Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng
4.272Kcal/m2/tháng.
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió
mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường gây ra lạnh và khô. Rét đậm trong tháng 12 và tháng 1 và thường gây ra những thiệt hại cho sản xuất (Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm, 2017).
3.1.1.4. Thuỷ văn
Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sông Hồng. Tuyến sông Đuống từ phía Tây Bắc chạy qua trung tâm sang phía Đông Nam huyện và sông Bắc Hưng Hải ở phía Nam huyện. Đây là hai con sông đang làm nhiệm vụ tưới tiêu cho huyện.
Sông Đuống chia huyện thành hai vùng: Bắc Đuống và Nam Đuống. Vùng
Nam Đuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngăn lũ của sông Hồng và sông Đuống(Theo chi cục thống kê huyện Gia Lâm năm 2017).
* Khu vực Bắc sông Đuống:
- Phần đất phía Tây Bắc đường 1A: Cao độ giảm dần từ ven sông vào phía trong đồng, từ Tây Nam sangĐông Bắc và thay đổi cao độ trung bình từ 7, 20m đến 5,5m.
- Phần đất phía Đông Nam đường 1A: Cao độ cũng giảm dần từ ven sông vào phía trong đồng, từ Tây Bắc xống Đông Nam và thay đổi cao độ trung bình từ 6, 2m đến 4,2m(Theo chi cục thống kê huyện Gia Lâm năm 2017). .
*Khu vực Nam sông Đuống:
Cao độ giảm dần từ ven sông vào trong đồng, từ Tây Bắc xuống Đông Nam và thay đổi trung bình từ 7, 2m đến 3, 2m. Tại các điểm dân cư cao độ nền thường cao hơn từ 0,4 đến 0,7m so với cao độ ruộng lân cận. Đê sông Hồng có cao độ thay đổi trong khoảng 13,5-14,0m. Đê sông Đuống có cao độ 12,5-13,0m.
Huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của các sông:
- Sông Hồng: lưu lượng trung bình nhiều năm 2710m3/s mực nước lũ thường cao 9-12m. Mực lũ cao nhất là 12, 38m vào năm 1904; 12,60m (1915);
13,9m (1945); 12,23m (1968); 13,22m (1969); 14,13m (1971); 13,2m (1983)
13,30m (1985) 12,25m (1986) và 12,36m (1996) (Theo chi cục thống kê huyện
- Sông Đuống: Mực nước lớn nhất tại Thượng Cát trên sông Đuống là 13,68m (1971). Tỷ lệ phần nước sông Hồng vào sông Đuống khoảng 25%.
- Sông Cầu Bây: Mực nước ở cao độ 3m với tần suất 10%.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hôi
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2016), kinh tế huyện Gia Lâm trong những năm gần đây tăng trưởng khá, giai đoạn 2010-
2015 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,29%. Trong đó ngành thương mại dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh nhất (15,5%), ngành nông nghiệp thấp nhất với 1,61%.
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lâm đang từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh như: Vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt ở các xã
ven đê Sông Đuống và ven sông Hồng như: Phù Đổng, Văn Đức, Lệ Chi, Trung Mầu, Dương Hà. Vùng nuôi lợn nạc được hình thành ở các xã: Đa Tốn, Dương Quang, Văn Đức, Đặng Xá, Yên Thường. Vùng rau an toàn được hình thành tại các xã: Văn Đức, Đông Dư, Đặng Xá, Lệ Chi. Vùng cây ăn quả tập trung ở các xã:
Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Đông Dư. Vùng lúa cao sản, chất lượng cao tập trung ở các xã:
Đa Tốn, Dương Xá, Yên Thường, Phù Đổng, Trung Mầu.Vùng trồng hoa, cây cảnh hình thành ở một số xã: Lệ Chi, Đa Tốn, Ninh Hiệp, Phù Đổng (Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm, 2016).
Nông nghiệp ở huyện Gia Lâm trong những năm qua đã có bước phát triển đáng khích lệ song vẫn còn thể hiện một số hạn chế, cụ thể là: Sản xuất nhỏ lẻ, các mô hình trang trại còn ít; Đầu tư thâm canh và ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng là một địa bàn ở gần các trung tâm đào tạo, nghiên cứu lớn về nông nghiệp; Chưa thật sự quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hoạt động dịch vụ tiêu thụ sản phẩm còn non yếu, chủyếu do nông dân tự sản tự tiêu (Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm, 2016).
* Khu vực kinh tế công nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Gia Lâm cũng chủ yếu phát triển theo mô hình kinh tế hộ gia đình. Toàn vùng có 6325 hộ cá thể tham gia các hoạt động công nghiệp, TTCN và xây dựng. Số doanh nghiệp tại 20 xã hiện có 200 doanh nghiệp Công nghiệp - TTCN, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ (Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm, 2016).
Bảng 3.1. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm (theo giá so sánh 2014) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) GTSX (tỷđồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷđồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷđồng) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Tổng giá trị sản xuất 6827,1 100,00 7499,5 100,00 8304,9 100,00 109,85 110,74 110,29 - Công nghiệp, XD 3764,4 55,14 4108,9 54,79 4511,4 54,32 109,15 109,80 109,47 - Thương mại, dịch vụ 2058,8 30,16 2367,6 31,57 2743,9 33,04 115,00 115,89 115,45 - Nông, lâm, thủy sản 1003,9 14,70 1023,0 13,64 1049,6 12,64 101,90 102,60 102,25 * Nông nghiệp 952,5 94,88 970,8 94,90 995,4 94,84 101,92 102,53 102,23 + Trồng trọt 449,0 47,14 454,4 46,81 465,9 46,81 101,20 102,53 101,86 + Chăn nuôi 468,8 49,22 481,2 49,57 493,4 49,57 102,65 102,54 102,59 + DVNN 34,7 3,64 35,0 3,61 36,1 3,63 100,86 103,14 102,00 * Lâm nghiệp 0,1 0,01 0,1 0,01 0,1 0,01 100,00 100,00 100,00 * Thủy sản 51,2 5,10 52,0 5,08 54,0 5,14 101,56 103,85 102,70
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2017)
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế do huyện Gia Lâm quản lý (theo giá hiện hành) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) GTSX (tỷđồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷđồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷđồng) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân I. Tổng giá trị sản xuất 8163,5 100,0 9681,5 100,0 10540,9 100,0 118,59 108,88 113,63 - Công nghiệp, xây dựng 4397,4 53,9 5008,9 51,7 5456,7 51,8 113,91 108,94 111,40 - Thương mại, dịch vụ 2499,7 30,6 3289,6 34,0 3693,5 35,0 131,60 112,28 121,56 - Nông, lâm, thủy sản 1266,5 15,5 1383,0 14,3 1390,7 13,2 109,20 100,56 104,79 * Nông nghiêp 1191,7 94,1 1308,1 94,6 1308,2 94,1 109,77 100,01 104,77 + Trồng trọt 506,7 42,5 583,5 44,6 583,3 44,6 115,16 99,97 107,29 + Chăn nuôi 622,8 52,3 655,6 50,1 655,7 50,1 105,27 100,02 102,61 + Dịch vụ nn 62,3 5,2 69,0 5,3 68,5 5,2 110,75 99,28 104,86 * Lâm nghiệp 0,2 0,0 0,2 0,0 0,2 0,0 100,00 100,00 100,00 * Thủy sản 74,6 5,9 74,8 5,4 82,3 5,9 100,27 110,03 105,03
II. Chỉ tiêu bình quân
- Giá trị sản xuất NN-TS trên 1ha đất (triệu
đồng/ha) 198,6 - 203,4 - 208,6 - 102,42 102,56 102,49
- Thu nhập bình quân đầu người (triệu
đồng/người/năm) 28,8 - 30,6 - 32,8 - 106,25 107,19 106,72
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2017)
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2016), dân số toàn huyện là 272.022 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2014 – 2016 là 3,4
%. Số hộ gia đình là 77.102 hộ. Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, năm 2016 cơ cấu hộ nông thôn chiếm 86,3% tổng số hộ toàn huyện. Tổng số lao động đang trong các ngành kinh tế năm 2016 của huyện là 110.577 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 21,6% năm 2014 xuống còn 18,3% năm 2016. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 41,1% năm 2014 lên 42,2% năm 2016, ngành thương mại dịch vụ tăng từ 36,7% năm 2014 lên 39,1% năm 2016.
Lao động chủ yếu được đào tạo thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hay học nghề ngắn hạn tại cơ sở nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn bất cập trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, năm 2011 là 20,7 triệu đồng/người; năm 2016 đạt 32,8 triệu đồng/người (Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm, 2017).
3.1.2.3. Đất đai
Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 11.672 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 423m2/người. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 6.118,5ha chiếm 53,3%, đất phi nông nghiệp có 5.179 ha, chiếm 45,1%. Diện tích đất chưa sử dụng còn 175,6ha, chiếm 1,5% (UBND huyện Gia Lâm, 2016). Nông thôn huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên đất sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm làm cho một bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất. Mặt khác dân số ngày càng gia tăng nên diện tích đất ở, đất chuyên dùng có xu hướng được mở rộng, tăng dần từ 5.142,7 ha năm 2014 lên 5.179 ha năm 2016 (UBND huyện Gia Lâm, 2016).
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân 1. Tổng số hộ hộ 69386 71729 77102 103,42 107,52 105,41 - Hộ Nông thôn hộ 60272 62553 67870 103,81 108,54 106,12 - Hộ thành thị hộ 9114 9176 9232 100,74 100,61 100,65 2. Số nhân khẩu người 253800 257767 271022 101,62 105,14 103,34 - Nhân khẩu Thành thị người 36066 36486 37033 101,24 101,51 101,33 - Nhân khẩu nông thôn người 217734 221281 233989 101,59 105,73 103,67 3. Tổng sốlao động người 107104 106973 110577 99,89 103,42 101,61 - Lao động nông nghiệp người 23134 20539 20236 88,88 98,49 93,53 - Lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp người 44020 44715 46664 101,63 104,38 102,96 - Lao động thương mại dịch vụ người 39307 41185 43235 104,81 105,05 104,88
- Lao động khác người 643 535 442 83,27 82,72 82,91
4. Một số chỉ tiêu bình quân
- Số nhân khẩu bình quân 1 hộ người 3,7 3,6 3,5 98,24 97,82 98,04 - Số nhân khẩu bình quân 1 lao động người 2,4 2,4 2,5
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2017)
Bảng 3.4. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014- 2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2014 Bình quân Tổng số 11.672,0 100,0 11.672,0 100,0 11.672,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Đất nông nghiệp 6153,4 53,6 6138,5 53,5 6118,5 53,3 99,8 99,7 99,7 - Đất sản xuất nông nghiệp 5861,4 51,1 5847,2 51,0 5829,3 50,8 99,8 99,7 99,7 + Đất trồng cây hàng năm 5670,5 49,4 5656,2 49,3 5638,4 49,1 99,7 99,7 99,7
+ Đất trồng cây lâu năm 190,9 1,7 190,9 1,7 190,9 1,7 100,0 100,0 100,0 - Đất lâm nghiệp có rừng 39,2 0,3 39,0 0,3 39,0 0,3 99,6 100,0 99,8 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 197,0 1,7 196,5 1,7 196,2 1,7 99,7 99,9 99,8 - Đất nông nghiệp khác 55,9 0,5 55,9 0,5 53,9 0,5 100,0 96,5 98,3 2. Đất phi nông nghiệp 5142,7 44,8 5158,9 45,0 5179,0 45,1 100,3 100,4 100,4 - Đất ở 1290,3 11,2 1298,4 11,3 1304,2 11,4 100,6 100,4 100,5 - Đất chuyên dùng 2633,3 23,0 2639,3 23,0 2653,7 23,1 100,2 100,5 100,4 - Đất tôn giáo, tín ngưỡng 23,8 0,2 23,8 0,2 23,8 0,2 100,0 100,0 100,0 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 94,1 0,8 94,1 0,8 94,1 0,8 100,0 100,0 100,0 - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1093,6 9,5 1093,6 9,5 1093,6 9,5 100,0 100,0 100,0 - Đất phi nông nghiệp khác 7,6 0,1 9,6 0,1 9,6 0,1 127,4 100,0 113,7 3. Đất chưa sử dụng 176,9 1,5 175,6 1,5 175,6 1,5 99,3 100,0 99,6
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2017)
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
a. Địa điểm nghiên cứu
Việc chọn điểm nghiên cứu được xem là một công việc rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài, chọn điểm mang tính chất đại diện và nó quyết định tới sự thành công của đề tài, huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì:
- Đời sống dân cư đã và đang phát triển nhu cầu xây dựng ngày càng tăng;
- Về phát triển kinh tế- xã hội: huyện Gia Lâm phát triển kinh tế ở mức trung bình so với các quận huyện trong thành phố, không quá khó khăn và cũng không quá thuận lợi.
b. Chọn mẫu điều tra
Huyện Gia Lâm có Xí nghiệp môi trường là đơn vị trực tiếp quản lý về môi trường , Đội Thanh tra xây dựng, công an huyện Gia Lâm là 2 lực lượng phối hợp chính trong công tác xử lý và ngăn chặn do vậy tôi tập trung nghiên cứu tại
04 xã: Thị trấn Trâu Quỳ, xã Đa Tốn, xã Bát Tràng, xã Kiêu Kỵ trong đó có
công tác lãnh đạo chỉ đạo và công tác của cán bộ trực tiếp quản lý trên địa bàn
toàn huyện trong quá trình thực hiện.
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu đã được công bố tại Xí nghiệp môi trường đô thị huyện, UBND các xã, thị trấn có mức độ đô thị hóa nhanh.
3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cán bộ quản lý môi trường cán bộ thanh tra xây dựng một số địa bàn xã – thị trấn, người dân thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi đã được lập sẵn từ đó thống nhất các số liệu đã thu thập được
Chọn mẫu: 115 mẫu
Loại mẫu và số lượng mẫu
Phòng quản lý đô thị huyện Gia Lâm có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng cấp phép xây dựng.
+ Cán bộlãnh đạo đội Thanh tra xây dựng huyện 03 mẫu
Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện là tổ chức Thanh tra trực thuộc Sở xây