Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

a. Địa điểm nghiên cứu

Việc chọn điểm nghiên cứu được xem là một công việc rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài, chọn điểm mang tính chất đại diện và nó quyết định tới sự thành công của đề tài, huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì:

- Đời sống dân cư đã và đang phát triển nhu cầu xây dựng ngày càng tăng;

- Về phát triển kinh tế- xã hội: huyện Gia Lâm phát triển kinh tế ở mức trung bình so với các quận huyện trong thành phố, không quá khó khăn và cũng không quá thuận lợi.

b. Chọn mẫu điều tra

Huyện Gia Lâm có Xí nghiệp môi trường là đơn vị trực tiếp quản lý về môi trường , Đội Thanh tra xây dựng, công an huyện Gia Lâm là 2 lực lượng phối hợp chính trong công tác xử lý và ngăn chặn do vậy tôi tập trung nghiên cứu tại

04 xã: Thị trấn Trâu Quỳ, xã Đa Tốn, xã Bát Tràng, xã Kiêu Kỵ trong đó có

công tác lãnh đạo chỉ đạo và công tác của cán bộ trực tiếp quản lý trên địa bàn

toàn huyện trong quá trình thực hiện.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu đã được công bố tại Xí nghiệp môi trường đô thị huyện, UBND các xã, thị trấn có mức độ đô thị hóa nhanh.

3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cán bộ quản lý môi trường cán bộ thanh tra xây dựng một số địa bàn xã – thị trấn, người dân thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi đã được lập sẵn từ đó thống nhất các số liệu đã thu thập được

Chọn mẫu: 115 mẫu

Loại mẫu và số lượng mẫu

Phòng quản lý đô thị huyện Gia Lâm có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng cấp phép xây dựng.

+ Cán bộlãnh đạo đội Thanh tra xây dựng huyện 03 mẫu

Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện là tổ chức Thanh tra trực thuộc Sở xây

dựng Hà Nội có chức năng phối hợp, tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác thanh tra, các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý trật tự xây dựng phố hợp với địa phương các phòng ban chuyên môn kiểm ra công

tác bảo vệ môi trường trong hoạt đông xâydựng và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

+ Cán bộphòng tài nguyên môi trường 04 mẫu

+ Cán bộ xí nghiệp môi trường huyện 05 mẫu

+ Cán bộ ban quản lý dựán đầu tư xây dựng 02 mẫu + Công an phụ trách quản lý môi trường 02 mẫu

+ Cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng tại UBND Thị Trấn: 5 mẫu.

+ Cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng và môi

trường tại UBND xã: 12 mẫu

+ Các hộ dân xây dựng 80 mẫu

Bảng 3.5. Tổng hợp sốlượng mẫu điều tra

Nội dung Thị Trấn Cấp huyện Tổng cộng

Số chủ hộ 20 60 - 80 Chuyên môn xã, thị trấn 5 12 - 17 Chuyên môn huyện - - 18 18

Cộng 25 72 18 115

Phương pháp sử dụng chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến của cán bộ

làm công tác quản lý môi trường trên địa bàn, một số lực lượng phối hợp, một số đoàn thể xã hội, các ông bà trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và người dân một số địa phương có mức đô thị hóa nhanh.

- Phương pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia của người dân, cán bộ xã trực tiếp làm công tác quản lý môi trường, quản lý xây dựng. Đồng thời nghiên cứu thực tế trên địa bàn huyện Gia Lâm để tổng hợp, phân tích đánh giá và khái quát vấn đề cần nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để tham khảo của các cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm, trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng, quản lý môi trường đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện dần chất lượng quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng ở các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)