PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ MÔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 99 - 103)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ MÔ

TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

GIA LÂM

4.2.1. Các yếu tố bên trong

*Nhân lực tham giaquản lý môi trường

Qua bảng 4.21 ta thấy số cán bộ làm công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm là 96 cán bộ, trong đó có 23 cán bộ có bằng chuyên môn là xây dựng. 22 cán bộ có bằng quản lý đất đai và môi trường. Đối với địa bàn điều tra thí điểm, số cán bộ làm công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựnglà 30 cán bộ (100%) thì trong đó 13 người có trình độ chuyên môn đúng ngành xây dựng tương đương với 43,3% và 13 người có trình độ chuyên môn ngành Quản lý đất đai và môi trường tường đường với 43.3% được phân bổ tương đối đồng đều trên các địa bàn.

Bảng 4.21. Số lượng cán bộ quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm

ĐVT: Người

Stt Diễn giải huyệnToàn

Các xã thị trấn Tổng

số

Địa bàn điều tra

Thị trấn

Tổng số cán bộ quản lý môi

trường và quản lý xây dựng 96 30 10 20

1 Theo ngành

1.1 Xây dựng 23 13 4 9

1.2 Quản lý đất đai và môi trường 22 13 2 11

1.5 Một số ngành khác 51 4 4

2 Thời gian công tác

2.1 Dười 5 năm 46 11 5 6

2.2 Từ 5 đến 10 năm 24 8 4 9

2.3 Từ 10 đến 15 năm 15 7 1 3

2.4 Trên 15 năm 11 4 2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

* Kinh phí và năng lực bộ phận thu gom, vận chuyển rác thải

Nguồn kinh phí chủ yếu lấy từ nguồn thu phí vệ sinh của các hộ trong xã. Mức phí phổ biến là 3000đ/người/tháng; tỷ lệ thu đạt trung bình 83,7%. Hiện nay, tất cả các xã trên địa bàn huyện đã tổ chức được lực lượng vệ sinh viên thực hiện công tác thu gom rác thải tới từng ngõ xóm. Tổng số vệ sinh viên do các xã đang quản lý là: 347 người. Nhân sự và trang bị của các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng của 3 khu vực nghiên cứu.

Bảng 4.22. Nhân sự và trang bị chủ yếu của tổ thu gom vận chuyển rác

Nhân sự và thiết bị Số lượng

Trâu Quỳ Đa Tốn Kiêu Kỵ Bát Tràng

1. Nhân sự 35 20 17 15

2. Thiết bị

Xe đẩy 40 27 25 20

Xe chuyên dùng 2 2 2 2

Số lượng xe đẩy tay được trang bị phụ thuộc vào lượng rác từng khu vực, khu vực thị trấn Trâu Quỳ được trang bị nhiều nhất là 35 xe có dung tích 0,4 m3 /xe. Mỗi khu vực sẽ được 2 xe chuyên dụng có dung tích chứa 8m3 /xe luân phiên nhau vận chuyển rác tới khu vực xử lý chôn lấp, nếu phát sinh sẽ được điều thêm xe.Trên các tuyến đường, tuyến phố các khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn chưa được trang bị thùng rác công cộng phục vụ việc thu gom rác nơi công cộng của người dân, mới chỉ có thùng rác thu gom trong các cơ quan nhà nước, trường học, công sở. Mỗi năm các vệ sinh viên được bảo hộ lao động 2 bộ quần áo nhựa, 1 mũ bảo hộ lao động nhựa, 6 cái khẩu trang, 4 đôi gang tay, 1 đôi giày vải, 1 áo lưới phản quang. được phân dụng cụ lao động gồm xe, chổi, xẻng theo tổ, trung bình mỗi người 5 cái chổi và 1 cái xẻng.

* Ý thức pháp luật của các chủ đầu tư xây dựng

Tình trạng thiếu hiểu biết về quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng còn khá phổ biến nên nhiều chủ đầu tư chưa xác định được việc thực hiện pháp luật môi trường là quyền và nghĩa vụ của mình. Đa số là chưa nắm vững về những quy định của luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường trong lĩnh vực xây dựng. Thực tế cho thấy nhiều chủ đầu tư còn chưa hiểu rõ thế nào là rác thải rắn, chất thải lỏng và ô nhiễm tiếng ồn thì làm sao có thể thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó nhận thức của các chủ đầu tư xây dựng về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường nhìn chung đã được nâng lên một bước, nhưng về chiều sâu thì vẫn chưa hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn vị trí vai trò của tài nguyên môi trường đối với sự phát triển kinh tế xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Do đó giữa nhận thức và hành động chấp hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên chưa có sự đồng bộ. Hầu như các chủ đầu tư xây dựng và kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý đều nhận rõ được sự tác hại của ô nhiễm môi trường, nhưng trong hành động thực tế còn tuỳ tiện theo ý chí chủ quan của mình, chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

*Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật môi trường

Trong lĩnh vực xây dựng ở huyện Gia Lâm, công tác này còn nhiều hạn chế, nên các chủ đầu tư xây dựng còn thiếu nhiều thông tin về môi trường nên không biết được trong trường hợp này mình làm đúng hay sai, quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện pháp luật môi trường là như thế nào…?

Trên thực tế chúng ta vẫn biết việc thiếu thông tin sẽ khó khăn cho việc thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả. Khi có được đầy đủ, chính xác các thông tin về môi trường sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể nắm được thực trạng môi trường, những biến đổi về chất lượng môi trường, sự tương tác giữa môi trường với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cũng như những quy định của pháp luật môi trường để từ đó chủ động trong việc phòng ngừa ô nhiễm và xử lý

ô nhiễm môi trường.

* Ảnh hưởng của nguồn tài chính

Ảnh hưởng của nguồn tài chính cũng dẫn đến công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng .

Nguồn tài chính rồi rào giúp cho các chủ đầu tư xây dựng mạnh dạn đầu tư công nghệ, kỹ thuật tiến bộ áp dụng trong quá trình thi công xây dựng nhằm bảo vệ môi trường được tốt hơn tránh được những nguồn thải gây ô nhiễm môi trường như khói bụi, tiếng ồn.

Để tạo điều kiện cho chủ đầu tư không vi phạm về Bảo vệ môi trường thì, nhà nước cần có chính sách đầu tư hoặc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải rắn đặc biệt là chất thải từ hoạt động xây dựng.

4.2.2. Các yếu tố bên ngoài

* Ảnh hưởng của các chính sách

Hệ thống văn bản chính sách có vai trò quan trọng trong công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng ở thành phố hà nội nói chung và ở khu vực huyện Gia Lâm nói riêng, góp phần thực hiện bảo vệ môi trường ở địa phương.

Các chính sách áp dụng trong quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng được ban hành như: Luật bảo vệ môi trường hay một số các nghị định, quyết định, chỉ thị ...Việc đưa các chính sách vào thực hiện trong quá trình quản lý môi trường được đánh giá còn nhiều bất cập bởi các chính sách, quy định quản lý môi trường ít được công bố rộng rãi. Chính sách, văn bản hướng dẫn chủ yếu còn trên giấy tờ, công tác quản lý, kiểm tra chưa được cán bộ địa phương quan tâm, thực hiện đồng bộ.

* Sự vào cuộc của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương

Tại huyện Gia Lâm, sự phối hợp các bộ phận liên quan chưa thật chặt chẽ, các cấp các ngành chưa thật sự quan tâm đầy đủ về vấn đề môi trường và việc

thực hiện pháp luật môi trường trong xây dựng. Các chủ trương, chính sách, quy định chưa thực sự tạo ra sựbảo đảm về pháp lý cho việc thực hiện pháp luật môi trường của các chủ đầu tư xây dựng có hiệu quả. Còn thiếu khá nhiều các quy định trong việc bảo vệ môi trường nên vẫn tồn tại nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật nhiều năm nhưng không hề bị xử lý như hành vi đổ phế thải rắn xuống ao hồ, sông ngòi, đồng ruộng, khói bụi thải vượt tiêu chuẩn cho phép trực tiếp ra ngoài môi trường.. chưa có quy định cụ thể để khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng thực hiện tốt các quy phạm pháp luật môi trường nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công xây dựng cuãng như xử lý chat thải rắn. Đặc biệt là địa phương chưa có quy định cụ thể về nghĩa vụ của những tổ chức, cá nhân phải khôi phục lại hiện trạng môi trường nên vẫn xảy ra tình trạng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với đơn vị gây ô nhiễm môi trường nhưng sau khi xử phạt môi trường vẫn tiếp tục bị ô nhiễm.Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn hẹp nên khó khăn cho hoạt động triển khai các chủ trương đường lối, chính sách về môi trường. Năng lực của nhiều cán bộ làm công tác quản lý môi trường còn thiếu kiến thức chuyên môn. Có không ít cán bộ thanh tra về môi trường chỉ được đào tạo về khoa học pháp lý chứ chưa qua một lớp đào tạo nào về môi trường vì thế dẫn đến tình trạng xử lý chưa nghiêm minh, chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước đôi khi chưa có sự phối hợp đồng bộ với nhau trong công tác

thanh tra, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường đối

với chủ đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)