PHẦN 1 MỞ ĐẦU
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.2. Một số văn bản pháp quy liên quan đến quản lý môi trường trong lĩnh
Theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BTNMT ngày 05/7/2004 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục bảo vệ môi trường thì Cục bảo vệ môi trường là tổ chức thuộc Bộ tài nguyên môi trường, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: Kiểm tra và đề xuất giải pháp xử lý tiêu huỷ chất thải các lưu vực sông, khu công nghiệp, đô thị làng nghề, khu vực bị ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng. Như vậy Cục bảo vệ môi trường thuộc Bộ
Tài nguyên và môi trường là cơ quan trực tiếp nhất trong việc triển khai thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của chính quyền Nhà nước cấp trên và của Bộ tài nguyên và môi trường.
Thanh tra Bộ tài nguyên môi trường và đặc biệt là bộ phận thanh tra của Cục bảo vệ môi trường kiểm tra các cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bộ Tài Nguyên và Môi trường Các Bộ khác Các sở khác Sở Tài nguyên và Môi trường Cục Bảo vệ Môi trường Phòng Môi trường Các Phòng chức năng Các vụ khác Các vụ khác Phòng Môi trường Vụ KHCN MT
Bộ xây dựng có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và UBND
cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương: chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình và của hội đồng nhân dân cùng cấp.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ có liên quan để chỉ đạo, tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn quản lý của mình (Quyết định số 15/2004/QĐ-BTNMT ngày 05/7/2004 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường).
Theo Thông tư số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/3003 của Bộ tài
nguyên và môi trường, Sở tài nguyên môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật đối với các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, định kỳ báo cáo UBND tỉnh, và Bộ tài nguyên và môi trường theo quy định tham gia công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
Thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn đơn vị các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các dự án thuộc thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của Bộ tài nguyên và môi trường trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003).
- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Ban quản lý các khu công nghiệp là cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đơn vị khu công nghiệp, tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đơn vị dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh trong khu công nghiệp; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong khu công nghiệp (Chính Phủ, 2008).
- Quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA ngày 29/11/2006 thành lập Cục cảnh sát môi trường trực thuộc Tổng cục cảnh sát để tổ chức điều tra hình sự và xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. - Các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.
– Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
– Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
– Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
– Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007của chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến QLCTR.
– Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi
– Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
– Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050.
– Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạtđộng trong lĩnh vực giáo dục, dậy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
– Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung, Namđến năm 2020.
– Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại
– Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
– Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại.
– Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng số
01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy
định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
– Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợtài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.
– QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
– QCVN 02:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt
chất thải rắn y tế.
– QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt
– QCVN 41: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng.
– QCVN 56: 2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải.
– TCXDVN 261-2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn. Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 6696/2000: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – các yêu cầu về môi trường.
– TCVN 6706/2009: Chất thải nguy hại – Phân loại.
– TCXDVN 320/2004 bãi chôn lấp chất thải nguy hại – tiêu chuẩn thiết kế.
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra huyện Gia Lâm trong quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng
Trong những năm gần đây, công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến, nhất là ý thức chấp hành kỷ cương trong quản lý TTXD, chỉnh trang đô thị và giữ gìn vệ sinh môi trường của nhân dân từng bước được nâng cao.
Nhiều xã, thị trấn xây dựng và quản lý được những tuyến phố, khu dân cư văn minh “xanh, sạch, đẹp” và từng bước hình thành hệ thống các đô thị theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, qua kiểm tra của ngành chức năng trên địa bàn 22 xã, thị trấn cho thấy tình hình vi phạm về Bảo vệ môi trường một số nơi vẫn còn phổ biến. Tại các xã Đa Tốn, Bát Tràng, Trâu Quỳ, Kiêu Kỵ và một số xã xa trung tâm huyện hiện tượng đổ chộm phế thải vật liệu xây dựng trên một số tuyến đường, đồng ruộng và ao hồ diễn ra rất phức tạp, nhiều công trình xây dựng trong đó cả những công trình thuộc dự án của thành phố không có các biện pháp che chắn chống bụi và tiếng ồn, các phương tiện chở vật liệu xây dựng không có biện pháp che chắn để vật liệu rơi vãi trên đường gây bức xúc cho nhân dân sống trong khu vực và người tham gia giao thông. Hiện tượng chất thải lỏng không được quản lý để chảy xuống hệ thống mương máng, ao hồ ảnh hưởng đến môi trường sống và ô nhiễm môi trường nước.
Thực trạng này là do ý thức chấp hành về quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng của các tổ chức, cá nhân chưa đầy đủ. Hay tác động từ quy định thu phí khi xin cấp GPXD cũng ảnh hưởng đến việc chủ đầu tư không muốn hoặc né tránh xin cấp GPXD để tránh việc phải mất phí cho việc xử lý chất thải trong
hoạt động xây dựng. Trong khi đó, nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng tại các địa phương còn hạn chế, có biểu hiện buông lỏng. Có vi phạm được phát hiện nhưng không giải quyết, hoặc xử lý thiếu triệt để, nhiều trường hợp “phạt cho tồn tại”.
Ngoài ra, nănglực cán bộ quản lý môi trường đặc biệt là môi trường trong lĩnh vực xây dựng của các chính quyền địa phương chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao cả về số lượng lẫn chất lượng. Cán bộ thậm chí phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác.
Toàn huyện Gia Lâm đang phấn đấu lên Quận do vậy đặt ra nhiều thách
thức cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó quản lý môi trường đặc biệt là môi trường trong lĩnh vực xây dựngcó vai trò quan trọng để tạo dựng lên diện mạo văn minh đô thị.
Để quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựngđi vào nền nếp, các phòng
ban của huyện Gia Lâmvà các địa phương thống nhất một số giải pháp như: Tích cực phổ biến, hướng dẫn pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng và đẩy mạnh hoạt động kiểm tra. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền các cấp, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với nhiệm vụ quản lý môi trường trên địa bàn. Đồng thời, tập trung kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy làm công tác quản lý môi trường đặc biệt là quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng của các địa phương. Thường xuyên có kế hoạch, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng. Không để xảy ra tình trạng
các cơ quan quản lý thiếu cán bộ có chuyên môn về quản lý môi trường trong
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU