Khả năng kháng bệnh của các chủng vi sinh vật tuyển chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nội sinh để sản xuất chế phẩm dinh dưỡng vi sinh đa chức năng từ phế thải chăn nuôi dạng lỏng (Trang 62 - 63)

Vi sinh vật đánh

giá

Vi sinh vật kiểm định

Nấm Fusarium sp Salmonella Ecoli

3RMT + + + 3TMT2 - + + 6TCCH1 - + + 6TCCH2 + + + 6RCC2 + - + 7TCCH + - + 8TCCH - + + 8RCCH2 + + +

Ghi chú: (-) Không thể hiện khả năng kháng bệnh (+) Thể hiện khả năng kháng bệnh

Hình 4.5. Vòng kháng bệnh nấm của chủng 6TCCH1 và Ecoli của chủng 3RMT của chủng 3RMT

Kết quả thí nghiệm khảo sát khả năng kháng bệnh cho thấy cả 8 chủng vi sinh vật tuyển chọn đều kháng được một số loại bệnh. Đặc biệt, chủng 3RMT, 6TCCH2, 8RCCH2 kháng được cả 3 loại bệnh. Kết quả trên hoàn toàn tương đương với nghiên cứu của Phạm Quang Thu, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Xuân Hưng, Nguyễn Văn Nam (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) và Nguyễn Thị Thúy Nga (2015) về tính kháng bệnh nấm; Nghiên cứu của Vũ Văn Định (2014) về tính kháng bệnh đốm lá, khô cành của vi sinh vật nội sinh. Ngoài ra có một số nghiên cứu chứng minh vi khuẩn nội sinh có khả năng kháng bệnh như: Chủng Pseudomonas nội sinh trong cây bắp cải ức chế vi khuẩn E.coli và Salmonella typhi. Chủng Enterobacter

sp YRL01 và B. subtilis YRL02 có khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở người trong khi chủng B. subtilis YRR10 lại ức chế nấm gây bệnh thực vật.

Nhiều cơ chế đã được đưa ra để lý giải sự ức chế các tác nhân gây bệnh. Các cơ chế này dựa trên tác động bảo vệ ở vùng rễ chống lại các vi khuẩn gây bệnh thực vật thông qua sinh tổng hợp các chất chuyển hóa như biosurfactants (hydrogen cyanide), các enzyme phân cắt như β- 1,3 glucanase và protease, hóc-môn thực vật và các chất kích thích sinh trưởng thực vật như auxins, IAA và siderophores.

Như vậy qua đánh giá đặc tính sinh học, khả năng kháng bệnh và kiểm tra tính đối kháng của các vi sinh vật, nghiên cứu đã chọn ra được 8 chủng để sản xuất chế phẩm sinh học. Các vi sinh vật nội sinh được tuyển chọn này có đặc điểm sinh học cụ thể (Bảng 4.8).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nội sinh để sản xuất chế phẩm dinh dưỡng vi sinh đa chức năng từ phế thải chăn nuôi dạng lỏng (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)