Chủng vi
khuẩn
Số lượng vi khuẩn (107CFU/ml) ở các nồng độ NaCl
0,5% 1% 2% 3% 4% 5% 3RMT 28,46 30,85 15,42 8,450 2,068 0,52 3TMT2 36,52 26,48 13,64 6,52 0,89 - 6RCC2 25,623 26,125 15,8 3,10 1,630 0,75 6TCCH1 40,55 46,68 28,4 13,26 5,600 1,018 6TCCH2 36,05 30,52 21,42 9,21 1,034 0,12 7RCCH 6,520 5,138 2,053 0,620 - - 8RCCH2 13,75 11,562 7,406 3,205 0,75 - 8TCCH 8,762 5,126 1,425 0,361 0.250 -
Sinh tổng họp IAA của các chủng ở các điều kiện mặn khác nhau cũng đã được xác định (Hình ). Mặc dù các chủng vẫn phát triển tốt dưới các nồng độ muối nghiên cứu nhưng hàm lượng IAA sinh ra lại giảm dần cùng với sự tăng của nồng độ NaCl. Hàm lượng IAA cao nhất chủ yếu xác định được ở nồng độ 0,5% NaCl.
Hình 4.10. Ảnh hưởng của nồng độ muối đến hàm lượng IAA
Ở thực vật, tín hiệu auxin và di chuyển cực đóng vai trò quan trọng trong sự tái cấu trúc rễ và cơ chế thích nghi với điều kiện mặn của môi trường. Các chủng vi khuẩn nội sinh từ cây cỏ voi đã giúp cải thiện 58,3% chiều dài thân và 116% trọng lượng tươi của thân cây trồng trong điều kiện mặn (100mM NaCl) so với mẫu đối chứng.
4.3. CHẤT LƯỢNG CỦA CHẾ PHẨM DINH DƯỠNG VI SINH ĐA CHỨC NĂNG TỪ VSV NỘI SINH ĐA CHỨC NĂNG VÀ PHẾ THẢI CHĂN NĂNG TỪ VSV NỘI SINH ĐA CHỨC NĂNG VÀ PHẾ THẢI CHĂN NUÔI DẠNG LỎNG
Với mục tiêu sản xuất được chế phẩm dinh dưỡng vi sinh đa chức năng từ VSV nội sinh và phế thải chăn nuôi dạng lỏng vừa kích thích sinh trưởng, tạo nguồn dinh dưỡng cho cây dễ hấp thụ, giúp cây trồng có khả năng kháng bệnh cao vừa có hiệu quả trong cải tạo đất. Chế phẩm dinh dưỡng vi sinh đa chức năng được sản xuất dựa theo nguyên tắc hợp chủng trên nền chất mang không thanh trùng đối với 8 chủng VSV đã được tuyển chọn, phối trộn theo tỉ lệ 1:3 với dịch dinh dưỡng từ phế thải chăn nuôi dạng lỏng (dịch dinh dưỡng đã được xử lý bằng công nghệ UASB và bổ sung thêm một số phụ gia cần thiết).
Kết quả chất lượng chế phẩm dinh dưỡng vi sinh đa chức năng được thể hiện ở bảng 4.14: