trưởng và phát triển của cây trồng
Việc đánh giá hiệu quả của chế phẩm trên cây mồng tơi được thực hiện theo phương pháp của Vicent gồm 3 công thức với 5 lần nhắc lại. Trong điều kiện nền đất, chăm sóc và hạt giống ở các công thức thí nghiệm là như nhau.
Kết quả (bảng 4.15) cho thấy tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây trồng (chiều cao cây, số lá, diện tích lá, năng suất) ở Công thức 2: Sử dụng chế phẩm dinh dưỡng vi sinh đa chức năng cao hơn nhiều so với Công thức 1: Cây trồng chỉ bổ sung dịch dinh dưỡng và Công thức 0: Công thức đối chứng, ở mức sai số có ý nghĩa LSD5%. Trong đó:
- Chiều cao cây: chiều cao cây ở CT2 cao gấp 1,24 lần so với CT1 và gấp 1,52 lần so với CT0.
- Số lượng lá trên CT2 cao gấp 1,20 lần số lá trên CT1 và gấp 1,32 lần so với CT0
- Diện tích lá ở CT2 cao gấp 1,32 lần so với diện tích lá trên CT1, gấp 1,82 lần CT0.
- Năng suất (g/cây) ở CT2 cao gấp 1,37 lần so với CT1 và gấp1.93 lần năng suất trên CT0.
Một số nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh cũng cho kết quả tương đương về hiệu quả của chế phẩm như phân bón dinh dưỡng Sumagrow cho năng suất cây trồng tăng 20-200% (Sumagrow org, 2014). Nghiên cứu của Trần Thị Xuân Phương (2016) cũng cho kết quả tương tự khi tạo ra chế phẩm BIO-09 sử dụng bón cho cây lúa cho hiệu quả tốt với tổng thời gian sinh trưởng rút ngắn 1-5 ngày, chiều cao cây tăng 5,63 cm; đồng thời năng suất tăng 20%.
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng sau thí nghiệm Công thức Chiều cao cây (cm) Số Lá Diện tích lá (cm2)
Năng suất (Gam) CT0 16,42 7,18 22,17 39,74 CT1 20,08 7,92 30,28 55,87 CT2 24,98 9,5 40,07 76,68 LSD0,05 1,26 0,96 1,32 1,95 CV% 4,2 3,3 3,0 2,3