STT Kí hiệu Đường kính vòng
phân giải (cm) STT Kí hiệu
Đường kính vòng phân giải (cm) 1 6LN2 2,1 21 3TMT2 0,2 2 6TCCH1 2,0 22 6LDC2 0,1 3 7LDC3 1,8 23 3RDC2 - 4 6TCCH2 1,2 24 3RMT - 5 7RCC3 1,2 25 3TN1 - 6 10NS8 1,2 26 6LDC3 - 7 3LDC 1,1 27 6RCC2 - 8 3TCCH1 0,8 28 6RCCH - 9 7LCCH2 0,7 29 6RN1 - 10 7RN1 0,7 30 6RN2 - 11 7RCCH 0,6 31 6RN3 - 12 3TCC 0,5 32 6RN4 - 13 6TDC3 0,4 33 6TDC1 - 14 3LMT2 0,3 34 7TCC1 - 15 6LMT 0,3 35 7TCCH - 16 6TDC2 0,3 36 8LCCH - 17 6TN1 0,3 37 8RCCH1 - 18 7RX 0,3 38 8RCCH2 - 19 3RN2 0,2 39 8TCCH - 20 3TCCH2 0,2 40 1TX -
Từ bảng số liệu cho thấy có 22 trong số 40 chủng vi sinh vật nội sinh có khả năng phân giải tinh bột (chiếm 55%). Đường kính vòng phân giải tinh bột của các chủng vi sinh vật nội sinh nằm trong khoảng 0,1 – 2,1cm. Trong đó, có 12 chủng có đường kính phân giải tinh bột đạt trên 0,5cm (3LDC, 3TCC, 3TCCH1, 6TCCH1, 6TCCH2, 6LN2, 7LCCH2, 7LDC3, 7RCC3, 7RCCH, 7RN1, 10NS8), đặc biệt 2 chủng 6TCCH1 và 6LN2 có hoạt tính phân giải tinh bột cao nhất (đạt >= 2cm).
So với các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy tinh bột được phân lập bởi Nguyễn Hữu Hiệp (2012) thì hoạt tính phân giải tinh bột của các chủng này gần tương đương. Chủng VK10 của Nguyễn Hữu Hiệp có vòng phân giải tinh bột cao nhất là 1,6cm thì 2 chủng 6TCCH1 và 6LN2 trong nghiên cứu này có khả năng phân giải tinh bột tốt hơn (vòng phân giải đạt 2cm và 2,1cm lớn hơn 0,4cm) nên có tiềm năng ứng dụng vào sản xuất chế phẩm vi sinh.
Hầu hết các chủng có vòng phân giải tinh bột đều có hoạt tính sinh học cao thể hiện ở các chỉ tiêu đánh giá ở trên, vì vậy các chủng này đều có thể được tuyển chọn để sản xuất chế phẩm vi sinh.
Như vậy, trong số 40 chủng được tuyển chọn có:
- 17 chủng có đầy đủ cả 4 hoạt tính phân giải xenlulo, tinh bột, phân giải lân và khả năng sinh IAA.
- 6 chủng 6TCCH1; 7TCCH; 7RCCH; 8TCCH; 8RCCH1; 8RCCH2 có khả năng sinh IAA cao nhất.
- 3 chủng 6TCCH1; 6TCCH2; 6RCC2 có khả năng phân giải lân cao nhất. - 3 chủng 3RMT; 3TMT2; 6RCC2 có khả năng phân giải xenlulo tốt nhất. - 5 chủng 3LDC;6TCCH1;6TCCH2; 7LDC3; 7RCC3 có khả năng phân giải tinh bột tốt nhất.
4.1.2. Đánh giá khả năng chịu nhiệt và thích ứng pH của các chủng vi sinh vật 4.1.2.1. Đánh giá khả năng chịu nhiệt của các chủng vi sinh vật 4.1.2.1. Đánh giá khả năng chịu nhiệt của các chủng vi sinh vật
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các vi sinh vật. Chính vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng của các chủng vi sinh vật là cần thiết. Để khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến các
chủng vi sinh vật đề tài tiến hành nuôi cấy 40 chủng vi sinh vật nội sinh ở các mức nhiệt độ khác nhau: 20oC, 30oC, 35oC và 40oC.
Tất cả các chủng vi sinh vật nội sinh được khảo sát sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện 30oC. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đó là các loại vi sinh vật nội sinh sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ 30oC. Tuy nhiên có một số chủng thì lại sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện 35oC như: 3RMT, 3TMT2, 6TCCH1, 7TCCH, 8TCCH hay ở 20oC như: 3RMT, 6RN1, 6TCCH2, 7TCCH, 10NS8.
Đặc biệt các chủng 3RMT, 3TMT2, 6TCCH1, 6TCCH2, 6RCC2, 8RCCH2, 8TCCH là những chủng có thể sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau vì vậy khi sử dụng các chủng này để sản xuất chế phẩm vi sinh đa chức năng thì chúng có thể phát huy hiệu quả trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.5. Khả năng chịu nhiệt của các chủng vi sinh vậtĐơn vị: CFU/ml*107