Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng VSV nội sinh và chế phẩm sinh học trên
2.4.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng VSV nội sinh và chế phẩm sinh học trên Thế giới trên Thế giới
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu sử dụng các tác nhân phòng trừ sinh học hệ rễ cho thấy rằng 5 trong số 6 vi khuẩn hệ rễ cảm ứng kháng hệ thống ở dưa chuột có khả năng tạo dòng rễ cả trong và ngoài. Vi khuẩn nội sinh có hoạt tính đối kháng chống lại một số mầm bệnh thực vật như Clavibacter michiganensis subsp. sepedonicum, tác nhân gây bệnh thối vòng trên khoai tây (Van Buren AM. et al., 1993) và P. fluorescens 89B-27 và Serratia marcescens 90-166 cảm ứng kháng với P. syringae pv. lachrymans, Fusarium oxyporum
f.sp. cucumerium và Colletrotrichum orbiculare (Liu L. et al., 1995). Ứng dụng vi khuẩn nội sinh vào cây bông bằng tiêm cành làm giảm thối rễ gây ra bởi
Rhizoctonia solani và héo mạch gây ra bởi F. oxysporum f.sp. vasinfectum
(Chen C. et al., 1994). Xử lý hạt cà chua với chủng vi khuẩn nội sinh Bacillus pumilus SE4 cản trở đường vào của nấm bệnh gây héo mạch F. oxysporum f.sp. radicislycospersici và sự sinh trưởng của khuẩn ty chỉ hạn chế ở biểu bì và bao rễ ngoài. Ứng dụng chủng P. fluorescens 63-28 hạn chế sự sinh trưởng của
Pythium ultimum ở đậu và F. oxysporum f.sp.radici-lycopersici ở cà chua. Chủng Pseudomonas fluorescent (CCA90) có thể tạo dòng cả bên trong và bên ngoài mô rễ và cành. Và các chủng vi khuẩn nội sinh phân lập từ cây sồi có hoạt tính sinh học chống lại mầm bệnh gây héo sồi Ceratocystis fagacearum
(Brooks DS. et al., 1994).
Hiện nay, các nước trên thế giới đang quan tâm đến việc sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng, phân ủ, phân xanh...
Ấn Độ hàng năm sản xuất 286 triệu tấn phân ủ compost từ chất thải nông thôn và thành phố, ước tính thu được 3,5- 4,0 triệu tấn NPK (Lê Văn Tri, 2001). Sử dụng phân VSV cho lúa, cao lương, bông làm tăng năng suất trung bình 11,4; 18,2 và 6,8triệu tấn/ha mang lại lợi nhuận khoảng 1,105; 1,149; 3,43 rupi/ha (Lê Văn Tri, 2004).
Hiện nay, Trung Quốc, Ấn Độ là hai quốc gia đang đẩy mạnh chương trình phát triển ứng dụng công nghệ sản xuất lân vi sinh ở quy mô lớn với diện tích sử dụng hàng chục ha. Trung Quốc sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn
rơm rạ, phân xanh, khô dầu ước tính tương đương 65 kg (N + P2O5 + K2O) (Lê Văn Tri, 2001).
Các kết quả nghiên cứu từ Canada, Ấn độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản cho thấy sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh có thể cung cấp cho cây trồng 30- 60 kg/ha/năm hoặc thay quặng phốt phát ngoài ra thông qua các hoạt động sống của VSV cây trồng được nâng cao khả năng trao đổi chất khả năng chống chịu bệnh và qua đó góp phần nâng cao chất lượng nông sản (Nguyễn Thị Lẫm, 1999). Chế phẩm VSV có thể sử dụng như phân bón hoặc phối trộn với phân hữu cơ tạo thành phân bón hữu cơ VSV.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và sản xuất ra chế phẩm sinh học, hữu cơ chức năng được đẩy mạnh để dần thay thế phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học đã được hầu hết các nước quan tâm và khuyến khích vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, giúp cân bằng hệ sinh thái (VSV, dinh dưỡng…). Sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ thường có giá trị thương mại cao, thậm chí cao gấp hàng chục lần so với các sản phẩm canh tác thông thường. Nhiều nước đã nghiên cứu thành công các chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ vi sinh đa chức năng từ VSV nội sinh và được lưu hành trên thị trường. Ví dụ như dịch phân bón dinh dưỡng Sumagrow của Mỹ với tập hợp nhiều loại VSV hữu ích ở mật độ cao không những có khả năng làm tăng năng suất cây trồng từ 20-200%, thay thế được từ 50-100% lượng phân bón sử dụng mà còn làm giảm tỷ lệ sâu bệnh, cung cấp dinh dưỡng và góp phần cải tạo đất (Sumagrow org., 2014). Chế phẩm dinh dưỡng Kurojiru của Nhật Bản có chứa các VSV có lợi giúp cải tạo đất, tăng độ phì cho đất, làm rễ cây phát triển tốt, hạn chế tối đa dịch bệnh và việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu: tạo các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt có thể giúp tăng năng suất cây trồng lên gấp 2 lần và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng…(Giải pháp hiệu quả cho nhà nông, 2014).