Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến số lượng vi khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nội sinh để sản xuất chế phẩm dinh dưỡng vi sinh đa chức năng từ phế thải chăn nuôi dạng lỏng (Trang 69 - 70)

Chủng vi khuẩn Số lượng vi khuẩn (10

7CFU/ml) 24h 48h 72h 3RMT 10,50 38,18 28,10 3TMT2 14,48 25,40 24,61 6RCC2 7,92 17,64 18,75 6TCCH1 18,18 42,85 40,16 6TCCH2 19,20 49,15 38,20 7RCCH 2,453 18,35 9,75 8RCCH2 12,60 27,50 25,14 8TCCH 17,63 52,85 30,12

Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh tổng hợp IAA được thể hiện ở Hình 4.9. Hầu hết các chủng đều đạt giá trị cao nhất sau 48h, trong khi lượng IAA sinh bởi chủng 6RCC2 đạt giá trị cao nhất sau 72h.

Hình 4.9. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến hàm lượng IAA

Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sinh tổng hợp IAA cho thấy nồng độ IAA trong dịch nuôi tăng cùng với thời gian nuôi cấy bởi

chúng là sản phẩm trao đổi chất thứ cấp. Sự phụ thuộc vào thời gian của quá trình tổng hợp IAA có thể có ý nghĩa lớn vì IAA tác động đến sinh trưởng thực vật. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Jasim và cộng sự lại cho kết quả hoàn toàn khác, các chủng VSV nội sinh trong nghiên cứu này có khả năng sinh IAA tốt nhất sau 15 ngày nuôi cấy, cao nhất là chủng Kl. Pneumoniae với hàm lượng IAA đạt 103,66 ± 18,23µg/ml.

4.2.5. Ảnh hưởng của nồng độ muối

Ảnh hưởng của các nồng độ muối khác nhau đến phát triển và sinh tổng hợp IAA đã được nghiên cứu. Kết quả số lượng vi khuẩn các chủng ở các nồng độ muối khác nhau được thể hiện ở Bảng 4.13. Kết quả cho thấy 8 chủng nghiên cứu đều sinh trưởng tốt ở nồng độ muối 0,5 – 3%. Nồng độ muối cao hơn làm giảm sự phát triển của các chủng, số lượng tế bào chỉ đạt khoảng 0,25x107-5,6 107 CFU/ml. Riêng ở nồng độ NaCl 5%, chủng 3TMT2, 7RCCH, 8RCCH2, 8TCCH không phát triển được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nội sinh để sản xuất chế phẩm dinh dưỡng vi sinh đa chức năng từ phế thải chăn nuôi dạng lỏng (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)