Hình ảnh trâu giống của huyện Như Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 36)

2.3.2. Ảnh hưởng của mùa vụ

Khí hậu của nước ta bao gồm 4 mùa với các đặc tính từng mùa khác nhau, xong thể hiện sự phân hóa rõ ràng là: xuân- hạ và thu- đông. Trong mùa thu – đông khí hậu mưa nhiều, thời tiết hanh khô và lạnh làm nguồn thức ăn khan hiếm, khả năng thu nhận thức ăn giảm, sức khỏe, sức đề kháng của trâu giảm nên tỷ lệ trâu mắc bệnh cao trong đó có các bệnh về đường sinh dục.

2.3.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ

Những lứa đầu tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung khá cao là do trong lần sinh đẻ lần đầu tiên do các bộ phận của cơ quan sinh dục giãn nở chưa hoàn toàn, thường dẫn đến hiện tượng đẻ khó và phải dùng biện pháp can thiệp bằng tay hay dụng cụ để kéo thai ra ngoài từ đó làm trầy xước niêm mạc đường sinh dục tạo điều kiện thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào qua những vết thương trên niêm mạc tử cung. ở những trâu đã đẻ nhiều lứa, trưng lực của cơ tử cung giảm dẫn đến sự co bóp tử cung giảm không đủ cường độ để

đẩy hết các sản phẩm trung gian sau đẻ ra ngoài, sự hồi phục tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

2.3.4. Ảnh hưởng của vệ sinh thú ý

+ Vệ sinh bao gồm: vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máng ăn máng uống, sát khuẩn chuồng trại.

+ Vệ sinh trong quá trình sinh sản bao gồm: Vệ sinh các dụng cụ thụ tinh, các dụng cụ trước và sau khi đỡ đẻ…

+ Do trâu được chăn nuôi theo hình thức thả rông nhiều nên khi trâu chuyển dạ chủ không biết trước để đem về nhà đỡ đẻ, trâu đẻ ở bất cứ chỗ nào trên cánh đồng, trong rừng hoặc trên cách bãi chăn thả, gây ảnh hưởng đến công tác vệ sinh dễ dẫn tới viêm nhiễm sau sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 36)