Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 44)

3.1.1. Địa điểm nghiên cứu

- Huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa

- Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học khoa Thú y- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

3.1.2. Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018.

3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đàn trâu sinh sản được nuôi tại các nông hộ trên huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Tình hình chăn nuôi và tỷ lệ đẻ của trâu, bò trên địa bàn huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa Xuân tỉnh Thanh Hóa

3.3.2. Tình hình trâu cái mắc bệnh viêm tử cung tại huyện

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn trâu cái

Các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến bệnh viêm tử cung trên trâu Các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm tử cung

3.3.3. Phân lập vi khuẩn và xác định tính tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung chủng vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung

3.3.4. So sánh hiệu quả điều trị của 2 phác đồ dựa trên kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn trong dịch viêm tử cung mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn trong dịch viêm tử cung

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều tra cắt ngang tỷ lệ bệnh viêm tử cung

- Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi trong điều tra cắt ngang (Cross Sectional Survey) với các nhóm câu hỏi và câu hỏi chi tiết tương ứng các nội dung nghiên cứu. Dữ liệu phỏng vấn được tổng hợp theo nhóm nội dung và nhóm đối tượng.

3.4.2. Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng thường quy.

- Điều tra tình hình mắc bệnh: Để xác định một số chỉ tiêu lâm sàng chính như: thân nhiệt, màu sắc dịch viêm, tôi đã sử dụng những phương pháp thường quy khám lâm sàng vào một thời điểm quy định và lấy số bình quân.

+ Thân nhiệt: dùng nhiệt kế thủy ngân để đo thân nhiệt, một ngày đêm đo 2 lần: Sáng: 7 – 9h; Chiều: 16-18h. Nhiệt độ trâu khỏe giao động khoảng 38,50C- 39,50C.

+ Mạch đập: Để gia súc ở nơi yên tĩnh và dùng 2 đầu ngón tay trỏ và ngón nhẫn đặt lên phần dưới gốc đuôi (động mạch đuôi) và đếm mạch đập trong 1 phút, tần số bình thường ở trâu bình thường mạch đập là 60-70 nhịp/ phút.

+ Tần số hô hấp: Để trâu yên tĩnh và quan sát cơ hoành, đến độ phình ra và hóp lại của trâu trong 1 phút. Tần số hô hấp của trâu khỏe trung bình từ 18-20 lần/ phút.

+ Màu sắc dịch viêm: theo dõi, quan sát bằng mắt thường và ghi chép. + Bỏ ăn: Kiểm tra thức ăn còn dư thừa và ghi chép.

+ Thể bệnh + Theo tháng

+ Theo phương pháp đỡ đẻ

3.4.3. Các phương pháp phân lập vi khuẩn từ dịch viêm tử cung

Theo các tác giả: Nguyễn Vĩnh Phước (1974), Nguyễn Vĩnh Phước và cs. (1978); Nguyễn Văn Quỳnh (1991), Nguyễn Phú Quý và cs. (1991). Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn được tiến hành theo quy trình.

Sơ đồ 2.1. Phân lập và giám định vi khuẩn

3.4.4. Phương pháp kháng sinh đồ với các loại kháng sinh thông thường

Tôi tiến hành theo phương pháp khuếch tán trên thạch của Heathlay. Các khoanh giấy tẩm kháng sinh do hãng oxoid - Anh sản xuất. Kết quả kiểm tra

Mẫu dịch

Pha loãng

Môi trường thạch thường phân lập thuần khiết nhuộm gram, kiểm tra hình thái, sơ bộ định loại

Môi trường phân lập VK gram (+)

Môi trường phân lập VK gram (-) Đếm số khuẩn lạc

Tính chất sinh học

Đặc tính sinh hóa Hình thái và nuôi cấy

Hình thái gram Nước thịt Saca roza Di động Thạch thường Glu coza Galc toza MR VP Lac toza Kli- ler Sinh H2S Lan tỏa

kháng sinh đồ được đánh giá dựa theo quy ước của Bộ Y tế đã giới thiệu trong tài liệu “Kỹ thuật xét nghiệm” nhà xuất bản Y học 1972 và tiêu chuẩn kiểm tra sự mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới WHO 91127 (1995) quy định.

Nếu đường kính vòng vô khuẩn bình quân > 20mm vi khuẩn đạt mức rất mẫn cảm với thuốc.

Đường kính vòng vô khuẩn từ > 15 - ≤ 20 mm vi khuẩn ở mức mẫn cảm trung bình.

Đường kính vòng vô khuẩn từ > 10 - ≤ 15 mm vi khuẩn ở mức mẫn cảm yếu với thuốc.

Đường kính vòng vô khuẩn từ < 10 mm vi khuẩn kháng thuốc. Kết quả kháng sinh đồ được ứng dụng trong điều trị như sau:

Khi vi khuẩn ở mức rất mần cảm và mẫn cảm trung bình với thuốc, chúng ta sử dụng thuốc ở liều điều trị trung bình.

Khi vi khuẩn ở mức mẫn cảm yếu thì sử dụng thuốc điều trị ở liều cao hơn (dùng liều tối đa).

Vi khuẩn kháng thuốc, tuyệt đối không dùng thuốc đã bị kháng để điều trị bệnh.

3.4.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm theo dõi các phác đồ điều trị. 3.4.6. Phương pháp phân tích số liệu 3.4.6. Phương pháp phân tích số liệu

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TỶ LỆ ĐẺ CỦA TRÂU, BÒ TẠI CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƯ XUÂN. TẠI CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƯ XUÂN.

4.1.1. Kết quả tình hình chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn huyện

Như Xuân là huyện nghèo miền núi của tỉnh Thanh Hóa, được hưởng nhiều ngân sách phát triển kinh tế của Nhà nước, nhiều dự án chăn nuôi rất phát triển, trong đó chăn nuôi trâu, bò chiếm nhiều ưu thế và dần đang là thế mạnh của huyện. Vì chăn nuôi trâu, bò tận dụng được nhiều phụ phẩm của ngành nông nghiệp, vừa góp phần nâng cao thu nhập của bà con nông dân. Trong những năm gần đây cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng hàng hóa, cũng như nhu cầu về thực phẩm sạch chăn nuôi nói chung và nuôi trâu nói riêng cũng có những bước phát triển mạnh mẽ

Qua điều tra cắt ngang từ thời điểm tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 tình hình chăn nuôi trâu, bò tại 14 xã trên địa bàn huyện tôi thấy những xã này chủ yếu là chăn nuôi trâu sinh sản, có chung vùng tiểu khí hậu giống nhau, có điều kiện tự nhiên và phương thức chăn nuôi khá giống nhau.

Nhưng tổng số đàn trâu trên địa bàn huyện cao hơn tổng số đàn bò, do truyền thống chăn nuôi trâu có từ lâu đời. Từ xa xưa người dân sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp lúc đó phương tiện cơ giới còn hạn chế nên trâu thường được sử dụng làm sức kéo.

Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi được thể hiện ở bảng 4.1.

Qua bảng điều tra tình hình chăn nuôi, thì tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Như Xuân có 9268 con, trong đó tổng số trâu 3017 con chiếm 68,89% tổng đàn trâu, bò. Như vậy tình hình chăn nuôi trâu ở đây chiếm đa số so với tổng đàn bò.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi Trâu, bò trên địa bàn huyện Như Xuân sTT Tên xã Tổng số trâu,bò (con) Tổng số bò (con) Tỷ lệ (%) Tổng số trâu (con) Tỷ lệ (%) 1 Thanh Quân 746 132 17,69 614 82,31 2 Yên Cát 440 180 40,91 260 59,09 3 Thanh Lâm 717 231 32,22 486 67,78 4 Thanh Hòa 523 167 31,93 356 68,07 5 Xuân Bình 942 316 33,55 626 66,45 6 Bãi Trành 605 210 34,71 395 65,29 7 Thanh Xuân 498 120 24,01 378 75,09 8 Yên Lễ 660 203 30,76 457 69,24 9 Thượng Ninh 921 309 33,55 612 66,45 10 Cát Vân 778 235 30,21 543 69,79 11 Bình Lương 398 120 30,15 278 69,85 12 Tân Bình 552 201 36,41 351 63,59 13 Hóa Quỳ 930 318 34,19 612 65,81 14 Xuân Quỳ 692 275 39,74 417 60,26 Tổng 9268 3017 32,55 6385 68,89

Tổng số đàn đang dần tăng lên qua các năm tại các địa phương, tập trung nhiều ở các xã có diện tích đất lâm nghiệp, đất trồng trọt như: Thanh Quân, Thanh Quân, Xuân Bình, Thượng Ninh, Hóa Quỳ… và tăng ít về tổng đàn ở các xã có ít diện tích đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp: Thị trấn Yên Cát, Bình Lương, Thanh Xuân (bảng 4.1). Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chênh lệch như vậy là do hình thức chăn nuôi tại địa phương: chăn nuôi trâu theo hình thức chăn thả, trâu tự kiếm thức ăn. Vì vậy, những xã có diện tích đất trồng trọt càng lớn, nguồn thức ăn tự nhiên cho trâu càng dồi dào. Đó là điều kiện tốt cho các hộ nông dân.

Hình 4.1. Hình ảnh đàn trâu tại huyện Như Xuân 4.1.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ của đàn trâu tại

4.1.2.1. Tỷ lệ đẻ của trâu

Qua kết quả điều tra tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Như Xuân ở bảng 4.1 tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ đẻ của đàn trâu trong năm, đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ và khả năng sinh sản của đàn trâu. Qua theo dõi 305 con trâu ở 4 xã, Tân Bình, Xuân Quỳ, Bãi Trành, Hóa Quỳthuộc huyện Như Xuân. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ đẻ của đàn trâu

Tên xã Số trâu được theo dõi (con) Số trâu đẻ trong năm (con) Tỷ lệ (%) Tân Bình 98 42 42,86 Xuân Bình 79 29 36,71 Bãi Trành 83 29 34,94 Hóa Quỳ 45 11 24,44 Tổng 305 111 36,39

Kết quả bảng 4.2 cho thấy trong năm có 111 con đẻ, tỷ lệ đẻ trung bình của 4 xã là 36,39%.

Kết quả bảng 4.2 tôi thấy qua theo dõi 305 con trâu trong năm có 111 con đẻ tỷ lệ đẻ trung bình của 4 xã là 36,39%.

Hình 4.2. Hình ảnh trâu sinh sản của huyện

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đẻ trung bình ở miền núi cao hơn các vùng đồng bằng, theo tôi phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tập quán chăn nuôi. Ở miền núi có nhiều bãi chăn thả tự nhiên, nguồn thức ăn phong phú với tập quán chăn nuôi, chăn thả gia súc, trâu thả từng đàn, trâu đực và trâu cái cùng bãi chăn thả trâu có nhiều thời gian tiếp xúc cùng nhau nên trâu ở miền núi có tỷ lệ đẻ cao hơn các vùng khác.

4.1.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu

Ở trâu cái, khi cơ thể đã phát triển đến tuổi thành thục, dưới sự điều khiển của thần kinh dịch thể, chu kỳ tính sẽ xuất hiện. Nếu được phối giống đúng lúc thì quá trình thụ tinh sẽ xảy ra. Sau đó trâu chuyển sang giai đoạn mang thai khoảng 11 tháng thì sinh con lứa đầu. Tuổi sinh con lứa đầu tiên được gọi là tuổi đẻ lứa đầu.

Tôi đã tiến hành khảo sát 305 con trâu cái tại 4 xã huyện Như Xuân. Kết quả theo dõi tuổi đẻ lứa đầu của trâu được thể hiện qua bảng 4.3.

Qua bảng 4.3 theo dõi tuổi đẻ lứa đầu của trâu tôi nhận thấy kết quả: Tuổi đẻ lứa đầu từ 36 – 48 tháng tuổi, ở lứa đầu này tỷ lệ trâu đẻ chiếm tỷ lệ 7,87% so với số trâu theo dõi, lứa tuổi này.

Tỷ lệ trâu đẻ chủ yếu ở lứa tuổi 48 – 60 tháng tuổi, trâu cái chủ yếu đẻ con lần đầu với tỷ lệ đẻ 49,18% so với tổng số trâu theo dõi.

Bảng 4.3. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu

Tên xã theo dõi Số trâu (con)

36 – 48 tháng tuổi 48 - 60 tháng tuổi > 60 tháng tuổi Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Tân Bình 98 24 24,49 58 59,18 16 16,33 Xuân Bình 79 19 30,03 38 48,01 22 27,85 Bãi Trành 83 23 28,92 31 37,35 29 34,94 Hóa Quỳ 45 12 53,33 23 51,11 10 22,22 Tổng 305 78 7,87 150 49,18 77 25,25

4.2. TÌNH HÌNH TRÂU CÁI MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG 4.2.1. Tỷ lệ trâu cái mắc bệnh viêm tử cung 4.2.1. Tỷ lệ trâu cái mắc bệnh viêm tử cung

Bằng phương pháp điều tra, theo dõi và dựa vào triệu chứng lâm sàng, trong 305 con trâu cái sinh sản ở 4 xã có 39 con trâu mắc bệnh viêm tử cung chiếm 12,78(%). Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung xã Hóa Quỳ có 10 con mắc bệnh với tỷ lệ 22,22%, xã Xuân Bình 11 con mắc bệnh tỷ lệ 13,92%, xã Bãi Trành 8 con mắc tỷ lệ 9,63% và xã Tân Bình với 11 con mắc bệnh với tỷ lệ 13,92%.

Kết quả được thể hiện qua bảng 4.4

Bảng 4.4. Tỷ lệ trâu cái mắc bệnh viêm tử cung

Tên xã Số trâu được theo dõi (con) Số trâu mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tân Bình 98 10 10,20 Xuân Bình 79 11 13,92 Bãi Trành 83 8 9,63 Hóa Quỳ 45 10 22,22 Tổng 305 39 12,78

Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng sinh sản của đàn trâu cái tại huyện. Qua quá trình theo dõi trực tiếp tôi thấy lý do mà đàn trâu sinh sản có tỷ lệ mắc bệnh ở cơ quan sinh dục cao như thế là do công tác vệ sinh thú y, trước trong và sau khi đẻ không đảm bảo. Chuồng trại

không được vệ sinh thường xuyên kể cả lúc trâu đẻ bị sát nhau không được can thiệp kịp thời hoặc can thiệp thô bạo, không đúng kỹ thuật càng làm xây xát niêm mạc đường sinh dục làm gia tăng cơ hội nhiễm trùng cho bộ phận này gây nên quá trình viêm.

4.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung của trâu cái 4.2.2.1. Ảnh hưởng của mùa vụ 4.2.2.1. Ảnh hưởng của mùa vụ

Đây là chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ, nguồn thức ăn đến khả năng mắc bệnh viêm tử cung của đàn trâu cái. Ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa là miền núi người dân tộc thiểu số chiếm đa số, tập quán chăn nuôi trong vùng chủ yếu mang tính quảng canh, thả rông nên thường xuyên gặp rủi ro về dịch bệnh và thiên tai.

Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo mùa vụ được trình bày ở bảng 4.5 .

Bảng 4.5. Tỷ lệ trâu mắc bệnh viêm tử cung theo mùa vụ

Mùa vụ trong năm Số trâu điều tra Số trâu mắc bệnh Tỷ lệ (%)

Vụ đông xuân 168 26 15,47

Vụ hè thu 137 13 9,48

Tổng 305 39 12,78

Qua kết quả ở bảng 4.5 tôi nhận thấy trâu thường mắc bệnh viêm tử cung vụ đông xuân chiếm tỷ lệ 15,47%, vụ hè thu chiếm tỷ lệ 9,48%

Nguyên nhân trâu mắc bệnh ở vụ đông xuân chiếm tỷ lệ cao, vì từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau thời gian này ở vùng miền núi với mùa đông kéo dài và lạnh, khí hậu rất khắc nghiệt, hanh khô kéo dài, nước ở các con sông suối đều cạn, dẫn đến nguồn thức ăn cho trâu bò bị cạn, các cánh đồng cỏ bị thu hẹp lại. các bãi chăn thả nhiều nơi bị khô do thiếu nước dẫn đến nguồn thức ăn khan hiếm ảnh hưởng sức đề kháng và khả năng sinh sản vào mùa này tỷ lệ bệnh viêm tử cung cao hơn so với vụ hè thu.

Vu hè thu thì khí hậu ở miền núi mát mẻ, mưa thuận gió hòa, các bãi cỏ xanh tốt cung cấp đầy đủ thức ăn cho trâu, nên trâu ở mùa này ít mắc bệnh, sức đề kháng cao.

Hình 4.3. Hình ảnh bãi trăn thả của trâu vụ hè thu

4.2.2.2. Ảnh hưởng của lứa đẻ

Qua khảo sát trực tiếp 305 con trâu tại huyện có 39 con trâu mắc bệnh viêm tử cung, tôi thấy có sự khác nhau về tỷ lệ viêm ử cung theo các lứa đẻ (Đẻ lứa 1, lứa 2, lứa 3, lứa 4) (Bảng 4.6)

Bảng 4.6. Tỷ lệ trâu mắc bệnh viêm tử cung theo các lứa đẻ (n=39)

Lứa đẻ Số trâu mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 11 28,20 2 6 15,38 3 9 23,07 4 13 33,33 Tổng 39 100

Tỷ lệ viêm tử cung trâu bị viêm tử cung ở các lứa đẻ khác nhau được so sánh bằng phương pháp Chi-quare

Qua kết quả của bảng 4.6 thấy có sự khác nhau về tỷ lệ viêm tử cung ở các lứa đẻ như:

Theo dõi tổng số 39 con trâu mắc bệnh viêm tử cung thì có 11 con mắc ở lứa đẻ thứ nhất với tỷ lệ 28,20%, lứa 2 chỉ có 6 con mắc với tỷ lệ 15,38%, đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 44)