Thử nghiệm 2 phác đồ dựa trên kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 68)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Thử nghiệm 2 phác đồ dựa trên kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của

TÍNH MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN TRONG DỊCH VIÊM TỬ CUNG

Từ kết quả phân lập các vi khuẩn và làm kháng sinh đồ với một số loại kháng sinh thông thường, tôi đã xác định được các thuốc kháng sinh để điều trị các chứng viêm ở đường sinh dục.

Phương pháp điều trị các chứng viêm ở những bộ phận sinh dục cái bên ngoài như: viêm âm đạo và âm môn tiền đình bằnh phương pháp thụt rửa, làm sạch và sát trùng vết thương.

Phương pháp điều trị các chứng viêm các bộ phận sinh dục cái bên trong như, viêm tử cung và các thể cần thiết phải áp dụng những biện pháp vệ sinh, sát trùng từng bộ phận bị bệnh, phương pháp thụt rửa vẫn là phương điều trị hiệu quả và thường dùng.

Tôi đã tiến hành bố trí thí nghiệm 1 nhân tố điều trị thử nghiệm 20 con trâu cái từ 5 đến 10 tuổi bị viêm tử cung bằng sử dụng 2 phác đồ với 2 loại kháng sinh đã chọn là Oxytetracyline và Norfloxacin.

Các thể bệnh viêm trên đều được chẩn đoán dựa trên những triệu chứng mà tôi đã trình bày ở phần “Tình hình mắc bệnh đường sinh dục cái trên đàn trâu”.

Để đánh giá kết quả điều trị tôi dựa vào các chỉ tiêu để đánh giá khỏi viêm là:

Kiểm tra thân nhiệt, tần số mạch và tần số hô hấp của trâu trở lại bình thường, hết chảy dịch ra ngoài, cổ tử cung đóng, trâu không có biểu hiện đau đớn khi khám qua trực tràng.

Sau điều trị kết quả hồi phục khả năng sinh sản của trâu khỏi bệnh, được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Thân nhiệt, mạch đập, tần số hô hấp, dịch viêm ko còn, con vật ăn uống vận động trở lại bình thường.

Phác đồ I:

Liệu trình điều trị từ 5-7 ngày

- Dùng dung dịch lugol 0,1% với 1500ml/ 1 lần, thụt rửa nhiều lần, dung dịch đặc hay loãng tùy theo bệnh nặng hay nhẹ. Thụt rửa lần đầu dùng dung dịch đặc, sau 2 - 3 lần thì pha loãng dần.

- Tiêm kháng sinh Amoxycylline 1ml/ 10kg thể trọng. Tiêm bắp ngày 1 lần. -Tiêm trợ sức trợ lực Calcium, cafein, Vitamin B1, C.

Phác đồ II:

Liệu trình điều trị từ 5-7 ngày

Các bước thụt rửa vệ sinh tương tự như ở phác đồ I, thay kháng sinh bằng Norfloxacin tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng ngày 1 lần.

- Tiêm thuốc trợ sức

Sử dụng dung dịch Calcium, cafein, Vitamin B1, C.

Kết quả sau khi điều trị bằng hai phác đồ khác nhau đều khỏi bệnh. Tôi thấy, phác đồ II đã điều trị cho 10 con đều lành bệnh nhanh, thời gian điều trị từ con lành bệnh sớm nhất là 2 ngày đến con lành bệnh cuối cùng là 4 ngày, trung bình 2,5 ± 0,24 ngày, với phác đồ này nhanh và hiệu quả hơn phác đồ I với thời gian điều trị là từ con lành bệnh sớm nhất là 3 ngày đến con lành bệnh sau cùng là 5 ngày, trung bình 3,5 ± 0,34 ngày.

Bảng 4.15. Kết quả so sánh hiệu quả điều trị của 2 phác đồ dựa trên kết quả xác định tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn trong dịch viêm tử cung trâu

Nội dung so sánh Phác đồ I Phác đồ II

Tổng số con điều trị 10 10

Tổng số con khỏi 9 10

Tỷ lệ khỏi(%) 80,00 100

Số ngày điều trị khỏi 3,5 ± 0,34 2,5 ± 0,24

Qua bảng 4.15. cho kết quả, ở phác đồ I có 10 con trâu được điều trị khỏi bệnh viêm nội mạc tử cung, bằng phác đồ I thì 9 con khỏi bệnh đạt tỷ lệ 80,00(%)

Phác đồ II cũng điều trị 10 con thì 10 con đều khỏi đạt tỷ lệ 100 (%) Với kết quả nghiên cứu trên của tôi phù hợp với kết quả của các giả Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997), những bò bị viêm nội mạc tử cung có thể dùng lutalyse để điều trị. Nhờ tác động của lutalyse tử cung nhu động, co bóp, tống chất bẩn trong tử cung ra ngoài, đồng thời giúp cho bộ máy sinh dục trở lại bình thường, tỷ lệ khỏi viêm đạt 100%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 68)