Tình hình trâu cái mắc bệnh viêm tử cung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 52)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Tình hình trâu cái mắc bệnh viêm tử cung

4.2.1. Tỷ lệ trâu cái mắc bệnh viêm tử cung

Bằng phương pháp điều tra, theo dõi và dựa vào triệu chứng lâm sàng, trong 305 con trâu cái sinh sản ở 4 xã có 39 con trâu mắc bệnh viêm tử cung chiếm 12,78(%). Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung xã Hóa Quỳ có 10 con mắc bệnh với tỷ lệ 22,22%, xã Xuân Bình 11 con mắc bệnh tỷ lệ 13,92%, xã Bãi Trành 8 con mắc tỷ lệ 9,63% và xã Tân Bình với 11 con mắc bệnh với tỷ lệ 13,92%.

Kết quả được thể hiện qua bảng 4.4

Bảng 4.4. Tỷ lệ trâu cái mắc bệnh viêm tử cung

Tên xã Số trâu được theo dõi (con) Số trâu mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tân Bình 98 10 10,20 Xuân Bình 79 11 13,92 Bãi Trành 83 8 9,63 Hóa Quỳ 45 10 22,22 Tổng 305 39 12,78

Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng sinh sản của đàn trâu cái tại huyện. Qua quá trình theo dõi trực tiếp tôi thấy lý do mà đàn trâu sinh sản có tỷ lệ mắc bệnh ở cơ quan sinh dục cao như thế là do công tác vệ sinh thú y, trước trong và sau khi đẻ không đảm bảo. Chuồng trại

không được vệ sinh thường xuyên kể cả lúc trâu đẻ bị sát nhau không được can thiệp kịp thời hoặc can thiệp thô bạo, không đúng kỹ thuật càng làm xây xát niêm mạc đường sinh dục làm gia tăng cơ hội nhiễm trùng cho bộ phận này gây nên quá trình viêm.

4.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung của trâu cái 4.2.2.1. Ảnh hưởng của mùa vụ 4.2.2.1. Ảnh hưởng của mùa vụ

Đây là chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ, nguồn thức ăn đến khả năng mắc bệnh viêm tử cung của đàn trâu cái. Ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa là miền núi người dân tộc thiểu số chiếm đa số, tập quán chăn nuôi trong vùng chủ yếu mang tính quảng canh, thả rông nên thường xuyên gặp rủi ro về dịch bệnh và thiên tai.

Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo mùa vụ được trình bày ở bảng 4.5 .

Bảng 4.5. Tỷ lệ trâu mắc bệnh viêm tử cung theo mùa vụ

Mùa vụ trong năm Số trâu điều tra Số trâu mắc bệnh Tỷ lệ (%)

Vụ đông xuân 168 26 15,47

Vụ hè thu 137 13 9,48

Tổng 305 39 12,78

Qua kết quả ở bảng 4.5 tôi nhận thấy trâu thường mắc bệnh viêm tử cung vụ đông xuân chiếm tỷ lệ 15,47%, vụ hè thu chiếm tỷ lệ 9,48%

Nguyên nhân trâu mắc bệnh ở vụ đông xuân chiếm tỷ lệ cao, vì từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau thời gian này ở vùng miền núi với mùa đông kéo dài và lạnh, khí hậu rất khắc nghiệt, hanh khô kéo dài, nước ở các con sông suối đều cạn, dẫn đến nguồn thức ăn cho trâu bò bị cạn, các cánh đồng cỏ bị thu hẹp lại. các bãi chăn thả nhiều nơi bị khô do thiếu nước dẫn đến nguồn thức ăn khan hiếm ảnh hưởng sức đề kháng và khả năng sinh sản vào mùa này tỷ lệ bệnh viêm tử cung cao hơn so với vụ hè thu.

Vu hè thu thì khí hậu ở miền núi mát mẻ, mưa thuận gió hòa, các bãi cỏ xanh tốt cung cấp đầy đủ thức ăn cho trâu, nên trâu ở mùa này ít mắc bệnh, sức đề kháng cao.

Hình 4.3. Hình ảnh bãi trăn thả của trâu vụ hè thu

4.2.2.2. Ảnh hưởng của lứa đẻ

Qua khảo sát trực tiếp 305 con trâu tại huyện có 39 con trâu mắc bệnh viêm tử cung, tôi thấy có sự khác nhau về tỷ lệ viêm ử cung theo các lứa đẻ (Đẻ lứa 1, lứa 2, lứa 3, lứa 4) (Bảng 4.6)

Bảng 4.6. Tỷ lệ trâu mắc bệnh viêm tử cung theo các lứa đẻ (n=39)

Lứa đẻ Số trâu mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 11 28,20 2 6 15,38 3 9 23,07 4 13 33,33 Tổng 39 100

Tỷ lệ viêm tử cung trâu bị viêm tử cung ở các lứa đẻ khác nhau được so sánh bằng phương pháp Chi-quare

Qua kết quả của bảng 4.6 thấy có sự khác nhau về tỷ lệ viêm tử cung ở các lứa đẻ như:

Theo dõi tổng số 39 con trâu mắc bệnh viêm tử cung thì có 11 con mắc ở lứa đẻ thứ nhất với tỷ lệ 28,20%, lứa 2 chỉ có 6 con mắc với tỷ lệ 15,38%, đến lứa 3 và lứa 4, số con mắc tăng lên dần lên 13 con với tỷ lệ 33,33%.

Như vậy theo kết quả bảng 4.6 nhận thấy tỷ lệ đẻ của trâu mắc bệnh viêm tử cung có khác nhau giữa các lứa đẻ, càng về các lứa sau tỷ lệ mắc bệnh càng tăng lên. Theo tôi kết quả như vậy là do trâu đẻ lứa đầu thường khó đẻ, trong quá trình đỡ đẻ phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, nhưng do can thiệp thô bạo, hoặc không đúng cách, dẫn đến xây sát niêm mạc từ đó vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Đối với đàn trâu đẻ nhiều lứa do trương lực cơ tử cung giảm, dẫn tới co bóp yếu, không đủ đẩy các sản phẩm trung gian ra ngoài, do sự phục hồi của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

4.2.2.3. Ảnh hưởng của trâu đẻ khó

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của đẻ khó đối với bệnh viêm tử cung ở trâu

Hình thức sinh

sản Số con theo dõi

Số con mắc bệnh viêm tử cung Tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung (%) Đẻ khó 33 27 81,81 Đẻ bình thường 78 12 15,38 Tính chung 111 39 35,13

Qua bảng 4.8 ta thấy trâu bị đẻ sẽ bị viêm tử cung cao. Trong nghiên cứu 27/33 con trâu đẻ khó thì tỷ lệ mắc viêm tử cung chiếm 81,81(%) Do trong quá trình sinh đẻ của gia súc, thời gian sổ thai bị kéo dài, những bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ phải nhờ đến cụ thú y. Trong quá trình can thiệp không tránh khỏi xây sát vào niêm mạc tử cung dẫn đến viêm nhiễm gây nên vi,xêm tử cung.

Hình 4.5. Hình ảnh trâu đẻ khó 4.2.2.4. Ảnh hưởng của trâu sát nhau 4.2.2.4. Ảnh hưởng của trâu sát nhau

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của sát nhau đối với bệnh viêm tử cung ở trâu

Sinh thức sinh

sản Số con theo dõi

Số con mắc bệnh viêm tử cung Tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung (%) Sát nhau 35 31 88,57 Đẻ bình thường 76 8 10,52 Tính chung 111 39 35,13

Ở bảng 4.8. ta thấy tương tự như trâu đẻ khó thì sát nhau cũn chiếm tỷ lệ mắc biêm tử cung cao chiếm tỉ lệ 88,57(%).

Về cơ chế của hiện tượng đẻ khó và sát nhau ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở trâu, nhiều nghiên cứu cho thấy đẻ khó và sát nhau đều làm tăng thời gian mở cổ tử cung, hơn nữa đẻ khó và sát nhau còn có thể tăng nguy cơ phải can thiệp bằng tay để đỡ đẻ và bóc nhau. Các hành động hỗ trợ sinh sản này sẽ làm tăng nguy cơ xây xước tổ chức niêm mạc tử cung cũng như các tổ chức khác của cơ quan sinh sản. Điều này không những làm tăng thời gian cần thiết để cho tử cung phục hồi sau đẻ, làm giảm khả năng tái sinh của niêm mạc tử cung, mà còn làm tăng cơ hội cho vi sinh vật xâm nhập vào tử cung làm tăng nguy cơ viêm tử cung (Sheldon et al., 2006). Theo Kimura et al. (2002) cho thấy: ở bò bị sát nhau, chức năng của tế bào bạch cầu đa nhanh trung tính còn bị suy giảm mà khả năng thực bào, tiêu diệt vi khuẩn sẽ bị suy giảm, nguy cơ mắc viêm tử cung sẽ cao.

Hình 4.6. Trâu bị sát nhau 4.3.3. Những chỉ số lâm sàng của bệnh viêm tử cung 4.3.3. Những chỉ số lâm sàng của bệnh viêm tử cung

Theo các tác giả Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) đã công bố viêm tử cung có thể chia làm 3 thể: Viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.

Việc chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng những phác đồ điều trị thích hợp với từng thể viêm nhằm

đạt kết quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn, chi phí cho điều trị thấp đặc biệt là đảm bảo khả năng sinh sản cho gia súc cái. Dựa vào những biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình của những con trâu cái mắc bệnh viêm tử cung kết hợp với việc khám tử cung bằng phương pháp khám trực tiếp thông qua trực tràng tôi đã phân loại ra các thể viêm ở tử cung. Kết quả các thể viêm được trình bày tại bảng 4.9.

Bảng 4.9. Các thể viêm ở tử cung (n=39)

Thể bệnh Số trâu mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)

Viêm nội mạc tử cung 31 79,49

Viêm cơ tử cung 6 15,38

Viêm tương mạc tử cung 2 5,12

Tổng 39 100

Qua kết quả phân loại các thể bệnh ở bảng 4.9 trong số 39 con trâu mắc bệnh ở tử cung có tới 31 con bị viêm nội mạc tử cung, chiếm tỷ lệ 79,49%, 6 con mắc bệnh viêm cơ tử cung với tỷ lệ 15,38% và 2 con mắc bệnh viêm tương mạc tử cung với tỷ lệ 5,12%.

Theo tác giả Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) cho rằng phương pháp đỡ đẻ thô bạo, không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm tử cung. Đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay và các dụng cụ sản khoa.

Bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi gia súc đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ làm niêm niêm mạc tử cung bị xây xát, tổn thương. Viêm cơ tử cung thường kế phát viêm nội mạc tử cung và viêm tương mạc tử cung thường kế phát viêm cơ tử cung.

4.3.3.1. Viêm nội mạc tử cung

Theo dõi khi khám thấy trâu có biểu hiện triệu chứng lâm sàng chủ yếu: thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi khi cong lưng rặn, mệt mỏi. Quan sát thấy cơ quan sinh dục có niêm dịch lẫn với dịch rỉ viêm, dịch rỉ viêm có thể trong hoặc đục, màu trắng hoặc màu trắng xám, lợn cợn có những mảng tổ chức chết. Kết quả một số chỉ tiêu lâm sàng được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Các chỉ tiêu lâm sàng chủ yếu của trâu bị viêm nội mạc tử cung

Chỉ tiêu theo dõi

Trâu khỏe (n=20)

Trâu viêm nội mạc tử cung (n=20) Chênh lệch giữa trâu khỏe và trâu bệnh Thân nhiệt (0C) 38,26 ± 0,14 39,01 ± 0,26 0,75 Tần số mạch đập (lần/phút) 70,77 ± 2,66 82,46 ± 1,95 11,69 Tần số hô hấp (lần/phút) 18,28 ± 0,19 24,97 ± 0,31 6,59

Thân nhiệt 39,01 ± 0,260C so với trâu khỏe (38,26 ± 0,140C) có tăng (p > 0,05) nhưng không vượt quá giới hạn 39,50C.

Tần số mạch đập là 82,46 ± 1,95 lần/phúttăng so với mức sinh lý bình thường là (70,77 ± 2,66; p< 0,05).

Tần số hô hấp của trâu bệnh là 24,97 ± 0,31 lần/phút tăng so với mức sinh lý bình thường là (18,28 ± 0,19; p< 0,05).

Triệu chứng tại chỗ:

Dịch viêm chảy ra nhiều khi con vật nằm xuống. Tử cung sưng to, dùng mỏ vịt mở rộng âm đạo, cổ tử cung mở, dịch viêm chảy nhiều từ tử cung qua âm đạo ra ngoài.

Khám qua trực tràng, sừng tư cung to, mềm hai sừng tử cung không cân đối, phản ứng đàn hồi tử cung giảm hẳn. Ấn nhẹ gia súc có phản ứng đau, có con do chứa nhiều dịch rỉ viêm, dùng tay ấn có cảm giác ba động.

Về nguyên nhân của bệnh có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nội mạc tử cung, qua theo dõi trên thực tế tôi nhận thấy bệnh thường xẩy ra vào thời kỳ sau khi đẻ, những trường hợp đẻ khó do can thiệp bằng tay hay dụng cụ đã làm xây sát niêm mạc tử cung. Bệnh viêm nội mạc tủ cung thường gặp ở những địa phương có tập quán chăn nuôi lấy phân, chuồng trại mất vệ sinh.

4.3.3.2. Viêm cơ tử cung

Theo dõi triệu chứng lâm sàng khi khám trâu bị bệnh viêm tử cung tôi thấy các triệu chứng chủ yếu: con vật sốt cao, vật mệt mỏi, ăn uống kém. Con vật có biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục có những cơn rặn khan đau. Quan sát thấy nhiều dịch viêm màu đục, lợn cợn các mảnh tổ chức hoại tử, mùi tanh thối

chảy ra từ âm đạo, khi dùng mỏ vịt mở rộng âm hoặc khi sờ tử cung qua trực tràng con vật đau đớn, rên rỉ.

Khám qua trực tràng thì tử cung do viêm tử cung sưng to, hai sừng tử cung to nhỏ không đều nhau, thành tử cung dày và cứng mất khả năng co bóp đàn hồi, sờ qua trực tràng có thể phát hiện được những triệu chứng trên. Kết quả một số chỉ tiêu lâm sàng được trình bày ở bảng 4.11

Bảng 4.11. Các chỉ tiêu lâm sàng chủ yếu của trâu bị viêm cơ tử cung

Chỉ tiêu theo dõi

Trâu khỏe (n=20)

Trâu viêm cơ tử cung

(n=6)

Chênh lệch giữa trâu khỏe

và trâu bệnh

Thân nhiệt (0C) 38,26 ± 0,14 39,86 ± 0,27 1,60 ± 0,13 Tần số mạch đập (lần/phút) 70,77 ± 2,66 83,00 ± 1,00 12,23 ± 1,66 Tần sô hô hấp (lần/phút) 18,28 ± 0,19 33,37 ± 0,24 15,09 ±0,05

Qua bảng 4.11. các chỉ tiêu lâm sàng chủ yếu của bệnh viêm cơ tử cung tôi thấy ở thể này có sự chênh lệch về các chỉ tiêu lâm sàng cao như; thân nhiệt giữa trâu mắc bệnh với trâu khỏe tăng 1,60 ± 0,13oC. tần số mạch đập tăng 12,23 ± 1,66lần/phút so với trâu khỏe, tần số hô hấp tăng 15,09 ±0,05 lần/phút so với trâu khỏe.

Như vậy: trâu cái khi mắc bệnh viêm cơ tử cung, các chỉ tiêu lâm sàng như thân nhiệt, tần số mạch đập và tần số hô hấp đều tăng, vì ở thể bệnh này thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung, niêm mạc bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập, viêm phát triển sâu làm cho các tổ chức, tế bào bị phân giải, hệ thống mạch quản, lâm ba bị tổn thương, do lớp cơ, lớp tương mạc bị hoại tử, thậm chí thủng từng đám. Vì vậy các chỉ tiêu lâm sàng của trâu đều tăng.

4.3.3.3. Viêm tương mạc tử cung

Quan sát triệu chứng lâm sàng chủ yếu là con vật: thân nhiệt tăng cao, con vật ủ rũ, đại tiện khó khăn, ăn uống kém, một số bỏ ăn, nhu động dạ cỏ giảm, con vật có biểu hiện đau đớn, cong đuôi, rặn liên tục. Quan sát âm hộ thấy thải ra nhiều hỗn dịch lẫn mủ, có tổ chức hoại tử, có mùi tanh, thối. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung mất cân đối, không đều nhau, khi kích thích trâu có biểu hiện càng đau đớn mạnh hơn và càng rặn liên

tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có màu nâu và mùi tanh, thối khắm.

Kết quả các chỉ tiêu lâm sàng chủ yếu như thân nhiệt, tần số mạch và tần số hô hấp thay đổi rõ rệt được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.12. Các chỉ tiêu lâm sàng chủ yếu của trâu bị viêm tương mạc tử cung mạc tử cung

Chỉ tiêu theo dõi

Trâu khỏe (n=20)

Trâu viêm tương mạc tử cung (n=5) Chênh lệch giữa trâu khỏe và trâu bệnh Thân nhiệt (0C) 38,26 ± 0,14 41,30 ± 0,20 3,10 ± 0,06 Tần số mạch đập (lần/phút) 70,30 ± 2,34 85,43 ± 3,14 15,13 ± 0,80 Tần sô hô hấp (lần/phút) 18,28 ± 0,19 30,00 ± 1,0 11,72 ± 0,09

Trâu mắc bệnh viêm tương mạc tử cung sốt 41,30 ± 0,200C, so với mức sinh lý bình thường 38,26 ± 0,140C, chênh lệch giữa trâu khỏe và trâu bệnh là hơn 3,10 ± 0,06 0C.

Tần số mạch đập giữa trâu khỏe và trâu mắc bệnh viêm tương mạc tử cung là 15,13 ± 0,80 lần/phút.

Tần số hô hấp trâu khỏe và trâu mắc bệnh viêm tương mạc tử cung là 11,72 ± 0,09 lần/phút.

Trâu mắc bệnh ở thể này, dịch rỉ viêm có màu nâu rỉ sắt. Phản ứng trâu ở thể này có biểu hiện rất đau.

4.3. KẾT QUẢ PHÂN LẬP, GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN VI KHUẨN VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)