Các chỉ tiêu lâm sàng chủ yếu của trâu bị viêm nội mạc tử cung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 60)

Chỉ tiêu theo dõi

Trâu khỏe (n=20)

Trâu viêm nội mạc tử cung (n=20) Chênh lệch giữa trâu khỏe và trâu bệnh Thân nhiệt (0C) 38,26 ± 0,14 39,01 ± 0,26 0,75 Tần số mạch đập (lần/phút) 70,77 ± 2,66 82,46 ± 1,95 11,69 Tần số hô hấp (lần/phút) 18,28 ± 0,19 24,97 ± 0,31 6,59

Thân nhiệt 39,01 ± 0,260C so với trâu khỏe (38,26 ± 0,140C) có tăng (p > 0,05) nhưng không vượt quá giới hạn 39,50C.

Tần số mạch đập là 82,46 ± 1,95 lần/phúttăng so với mức sinh lý bình thường là (70,77 ± 2,66; p< 0,05).

Tần số hô hấp của trâu bệnh là 24,97 ± 0,31 lần/phút tăng so với mức sinh lý bình thường là (18,28 ± 0,19; p< 0,05).

Triệu chứng tại chỗ:

Dịch viêm chảy ra nhiều khi con vật nằm xuống. Tử cung sưng to, dùng mỏ vịt mở rộng âm đạo, cổ tử cung mở, dịch viêm chảy nhiều từ tử cung qua âm đạo ra ngoài.

Khám qua trực tràng, sừng tư cung to, mềm hai sừng tử cung không cân đối, phản ứng đàn hồi tử cung giảm hẳn. Ấn nhẹ gia súc có phản ứng đau, có con do chứa nhiều dịch rỉ viêm, dùng tay ấn có cảm giác ba động.

Về nguyên nhân của bệnh có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nội mạc tử cung, qua theo dõi trên thực tế tôi nhận thấy bệnh thường xẩy ra vào thời kỳ sau khi đẻ, những trường hợp đẻ khó do can thiệp bằng tay hay dụng cụ đã làm xây sát niêm mạc tử cung. Bệnh viêm nội mạc tủ cung thường gặp ở những địa phương có tập quán chăn nuôi lấy phân, chuồng trại mất vệ sinh.

4.3.3.2. Viêm cơ tử cung

Theo dõi triệu chứng lâm sàng khi khám trâu bị bệnh viêm tử cung tôi thấy các triệu chứng chủ yếu: con vật sốt cao, vật mệt mỏi, ăn uống kém. Con vật có biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục có những cơn rặn khan đau. Quan sát thấy nhiều dịch viêm màu đục, lợn cợn các mảnh tổ chức hoại tử, mùi tanh thối

chảy ra từ âm đạo, khi dùng mỏ vịt mở rộng âm hoặc khi sờ tử cung qua trực tràng con vật đau đớn, rên rỉ.

Khám qua trực tràng thì tử cung do viêm tử cung sưng to, hai sừng tử cung to nhỏ không đều nhau, thành tử cung dày và cứng mất khả năng co bóp đàn hồi, sờ qua trực tràng có thể phát hiện được những triệu chứng trên. Kết quả một số chỉ tiêu lâm sàng được trình bày ở bảng 4.11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)