Ảnh hưởng của giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 34)

Mỗi giống trâu có nguồn gốc xuất xứ khác nhau và thích nghi với điều kiện khí hậu cũng như điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đặc trưng của vùng đó.

Khi di chuyển hay thay đổi môi trường sống, gia súc thể không thích nghi được hoặc bị xáo trộn nặng dẫn đến giảm sức đề kháng. Từ đó, những nguyên nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho trâu, những giống trâu lai dễ bị viêm tử cung hơn.

Hı̀nh 2.4. Hình ảnh trâu giống của huyện Như Xuân 2.3.2. Ảnh hưởng của mùa vụ

Khí hậu của nước ta bao gồm 4 mùa với các đặc tính từng mùa khác nhau, xong thể hiện sự phân hóa rõ ràng là: xuân- hạ và thu- đông. Trong mùa thu – đông khí hậu mưa nhiều, thời tiết hanh khô và lạnh làm nguồn thức ăn khan hiếm, khả năng thu nhận thức ăn giảm, sức khỏe, sức đề kháng của trâu giảm nên tỷ lệ trâu mắc bệnh cao trong đó có các bệnh về đường sinh dục.

2.3.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ

Những lứa đầu tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung khá cao là do trong lần sinh đẻ lần đầu tiên do các bộ phận của cơ quan sinh dục giãn nở chưa hoàn toàn, thường dẫn đến hiện tượng đẻ khó và phải dùng biện pháp can thiệp bằng tay hay dụng cụ để kéo thai ra ngoài từ đó làm trầy xước niêm mạc đường sinh dục tạo điều kiện thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào qua những vết thương trên niêm mạc tử cung. ở những trâu đã đẻ nhiều lứa, trưng lực của cơ tử cung giảm dẫn đến sự co bóp tử cung giảm không đủ cường độ để

đẩy hết các sản phẩm trung gian sau đẻ ra ngoài, sự hồi phục tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

2.3.4. Ảnh hưởng của vệ sinh thú ý

+ Vệ sinh bao gồm: vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máng ăn máng uống, sát khuẩn chuồng trại.

+ Vệ sinh trong quá trình sinh sản bao gồm: Vệ sinh các dụng cụ thụ tinh, các dụng cụ trước và sau khi đỡ đẻ…

+ Do trâu được chăn nuôi theo hình thức thả rông nhiều nên khi trâu chuyển dạ chủ không biết trước để đem về nhà đỡ đẻ, trâu đẻ ở bất cứ chỗ nào trên cánh đồng, trong rừng hoặc trên cách bãi chăn thả, gây ảnh hưởng đến công tác vệ sinh dễ dẫn tới viêm nhiễm sau sinh.

Hı̀nh 2.5. Hình ảnh chuồng trâu tại một số nông hộ của huyện 2.3.5. Ảnh hưởng của phương pháp phối giống

Các phương pháp và kỹ thuật phối giống cũng ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung. Thụ tinh dễ gây xây sát khi đưa dụng cụ phối vào con cái, quá trình dịch chuyển gây xây sát niêm mạc, dụng cụ phối không được vô trùng, kỹ thuật phối dẫn tinh không chuẩn gây dễ gây viêm nhiễm.

Hı̀nh 2.6. Hình ảnh thụ tinh nhân tạo cho trâu 2.3.6. Ảnh hưởng của quá trình đẻ

Trâu đẻ bình thường sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh đường sinh dục thấp hơn khi trâu đẻ phải can thiệp của người chăn nuôi, cán bộ kỹ thuật. Người chăn nuôi hoặc cán bộ kỹ thuật dùng tay hoặc dây kéo, các thiết bị hỗ trợ khác để đưa thai ra ngoài đều có thể làm xây xát niêm mạc và dễ nhiễm vi khuẩn từ môi trường ngoài vào gây viêm tử cung.

Theo tác giả Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) cho rằng phương pháp đỡ đẻ thô bạo, không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung. Đặc biệt là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay và các loại dụng cụ.

2.3.7. Ảnh hưởng của một số bệnh sản khoa

2.3.7.1. Ảnh hưởng của bệnh sát nhau

Ở trâu bò nói chung khi sổ thai quá 12 giờ nhau thai con không được đẩy ra khỏi tử cung cơ thể mẹ thì được gọi là bệnh sát nhau (Retain placenta). Căn cứ vào mức độ của bệnh có thể chia sát ra thành các thể như sau:

- Thể sát nhau hoàn toàn:Toàn bộ hệ thống nhau thai còn dính với niêm mạc tử cung ở cả hai sừng tử cung.

- Thể sát nhau không hoàn toàn: Phía sừng tử cung không chứa không chứa thai thì nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung. Sừng tử cung bên có thai thì nhau thai con còn dính chặt với niêm mạc tử cung mẹ

- Thể sát nhau từng phần: Một phần của màng nhung hay một ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần màng thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung.

Triệu chúng của bệnh: Tùy vào mức độ bệnh mà toàn bộ nhau thai còn nằm trong tử cung hoặc một phần màng thai, núm nhau con đã tách khỏi núm nhau mẹ và được đẩy ra treo lòng thòng ở mép ngoài âm môn, có khi một phần của màng ối đã rời hẳn ra ngoài. Con vật xuất hiện trạng thái đau đớn, bồn chồn, khó chịu trong trạng thái bị kích thích và cong lưng, cong đuôi rặn. Sau khi sổ thai 2-3 ngày mà nhau thai không đẩy ra ngoài thì các loại vi khuẩn phát triển mạnh trong tử cung làm cho nhau thai bị thối rữa gây viêm tử cung và từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch bao gồm dịch nhau thai, máu mủ, niêm dịch, mảnh vụn tổ chức, tế bào bị phân giải có mùi hôi thối, khó chịu. Càng về sau mức độ biến đổi của nhau thai càng nặng hơn và càng hôi thối hơn. Lúc này con mẹ xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ rệt:

Thân nhiệt cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Nếu thời gian càng lâu mà không được can thiệp kịp thời khi con vật trở nên trầm trọng hơn như bỏ ăn, ngừng nhai lại, chướng bụng đầy hơi, ngừng tiết sữa, nhiễm trùng huyết hoặc huyết nhiễm mủ và con vật có thể bị tử vong.

2.3.7.1. Ảnh hưởng của hiện tượng đẻ khó

Trong quá trình sinh đẻ của gia súc, thời gian sổ thai bị kéo dài, những bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ gọi là hiện tượng đẻ khó, hiện tượng trâu đẻ khó do rất nhiều nguyên nhân dẫn tới và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có 2 nguyên nhân gây ra đẻ khó:

- Đẻ khó do cơ thể mẹ: Do tử cung co bóp và sức rặn của con mẹ quá yếu. Các phần mềm đường sinh dục như cổ tử cung, âm đạo, âm môn dãn nở không bình thường. Hệ thống khung xoang chậu hẹp hay biến dạng, khớp bán động háng phát triển không bình thường hay bị cốt hóa. Tử cung bị xoắn ở thời gian có chửa chu kỳ cuối.

- Đẻ khó do bào thai: Do thai quá to không phù hợp với xoang chậu và đường sinh dục, do chiều, hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai dị hình hay quái thai.

Hiện tượng đẻ khó do bào thai gây nên thường chiếm 3/4 các trường hợp đẻ khó ở gia súc lớn nói chung và trâu cái sinh sản nói riêng. Các ca đẻ khó có thể xảy ra một cách đơn độc và cũng có thể kết hợp lại với nhau. Ví dụ như trường hợp những thai đã quá to mà đầu, cổ thai lại quay sang bên hay úp xuống ngực hoặc trường hợp đầu thai quay sang một bên đồng thời hai chân một chân thẳng, một chân bị gấp khúc. Trong quá trình tiến hành thủ thuật đỡ đẻ, do không nắm vững các thao tác kỹ thuật nên làm xây sát niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào gây viêm. Có thể nói đẻ khó là nguyên nhân chính gây viêm tử cung ở gia súc sinh sản nói chung và trâu cái sinh sản nói riêng.

2.4. ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG

2.4.1. Ứng dụng, sử dụng PGF2α trong điều trị viêm tử cung

Trong sinh sản, việc sử dụng kích dục tố đóng vai trò quyết định sự thành công của công nghệ sinh sản. Một trong những kích dục tố đang thông dụng trên thế giới là prostanglandin F2α (PGF2α). Nhờ tác dụng kích thích đối với cơ quan sinh dục cũng như hệ thống điều khiển quá trình sinh sản của cơ thể mà PGF2α được sử dụng như một công cụ đặc biệt của công nghệ sinh sản trong chăn nuôi nhất là đối với đại gia súc lớn.

Trên thế giới, PGF2α đã được nghiên cứu sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của công nghệ sinh sản và thu được nhiều kết quả cao.

Ở Việt Nam trong nhưng năm gần đây, nhiều nhà khoa học như Nguyễn Tấn Anh và cs. (1984), Trịnh Quang Phong, Đào Đức Thà (1993), Đỗ Kim Tuyên (1995), Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997)…đã nghiên cứu ứng dụng PGF2α trong chăn nuôi thú y. Tuy nhiên, những tư liệu về việc sử dụng PGF2α điều trị bệnh sản khoa của trâu còn rất ít. Do đó việc tiến hành thử nghiệm sử dụng PGF2α điều trị các bệnh sản khoa cho trâu là cần thiết.

Trong điều trị những trâu bị viêm tử cung có thể dùng PGF2α để điều trị. Nhờ tác động của PGF2α, tử cung nhu động, co bóp, tống chất bẩn trong tử cung ra ngoài, đồng thời giúp cho sự hoạt động của bộ máy sinh dục trở lại bình thường. Theo phương pháp này, tỷ lệ khỏi viêm đạt 70 – 90%. Cũng có thể tiêm kết hợp như tiêm GnRH 48 giờ sau khi tiêm PGF2α, sự kết hợp này

đã giúp 100% trâu, bò viêm khỏi bệnh. Theo Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997).

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng tích cực của PGF2α không phụ thuộc vào nồng độ progesteone. Sử dụng mấy liều PGF2α và tần xuất sử dụng PGF2α ra sao? Trong nghiên cứu của Rico et al. (1991).

Ngoài ra có thể sử dụng hormon để điều trị viêm tử cung

Mục đích của việc sử dụng hormone điều trị viêm tử cung sau đẻ là để kích hoạt chu kỳ động dục do đó sẽ làm tăng hàm lượng oestrogen. Hormone này có tác dụng lên tử cung theo các cơ chế sau:

Nó kích thích sự phục hồi của tử cung tăng cường quá trình đẩy dịch viêm trong tử cung ra ngoài;

Nó tăng cường quá trình tạo ra chất nhày trong tử cung, cách chất nhày này có chứa các thành phần tham gia quá trình phòng vệ cho cơ thể;

Oestrogen làm giảm hàm lượng progesterone, do đó làm tăng quá trình thực bào của bạch cầu đa nhân trung tính và do đó làm tăng khả năng chống lại nhiễm trùng trong tử cung.

Từ năm 1960, estradiol được cấp phép sử dụng cho điều trị các bệnh không động dục và thể vàng tồn lưu ở trâu, bò sinh sản. nghiên cứu cho thấy rằng oegtrogen thúc đẩy quá trình thải dịch viêm trong tử cung của trâu mắc bệnh viêm tử cung hóa mủ, nó cũng giúp cho quá trình đào thải nhau thai tốt hơn ở trâu sinh sản, mà sót nhau có mối quan hệ trực tiếp với viêm tử cung. Do đó oegtrogen có thể dùng để phòng bệnh viêm tử cung. Estradiol cypionate được sử dụng để điều trị bệnh viêm tử cung, có thể dùng 4mg estradio tiêm bắp cho trâu trong những ngày 10-25 sau khi đẻ. Phương pháp điều trị trên dựa trên giả thiết cho rằng trâu, bò dưới tác động của estrogen thường có khả năng kháng lại nhiễm trùng tử cung tốt hơn những trâu, bò khác. Giả thiết này dựa trên những quan sát trâu, bò có chu kỳ động dục bình thường sau đẻ thường ít mắc bệnh viêm tử cung hơn là các trâu, bò không có chu kỳ bình thường và khi dùng estrogen thì khả năng thực bào ở tử cung sẽ tăng lên.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy oetradiol kích thích tử cung chống lại nhiễm trùng thông qua sự tăng cường chuyển động của tử cung cũng như sự tăng cường sự sản xuất dịch nhày do đó kích thích quá trình đào thải sản dịch và sự co bóp, phục hồi của tử cung. Sử dụng oetradiol để điều trị viêm tử

cung cũng còn nhiều tranh cãi. Sự ảnh hưởng oetradiol đối với trâu việc thiếu các bằng chứng khoa học và hiệu quả của oestrogen trong điều trị viêm tử cung là do sự lo ngại sử dụng hormon này một cách bừa bãi trên trâu, bò đặc biệt là bò khai thác sữa.

2.4.2. Điều trị viêm tử cung bằng hóa dược

Các chất hóa dược được điều trị trong viêm tử cung bao gồm Iodine, Chlorhexidine và Saline (Pulfer and Riese, 1991). Tuy vậy ít có các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các chất này trong điều trị bệnh viêm tử cung. Hiện nay chỉ có duy nhất một hóa dược duy nhất không phải là kháng sinh được cấp phép để điều trị viêm tử cung trên trâu ở Mỹ đó là Chlorhexidine (Bouters and Vandeplassche, 1977; Bretzlaff,1987). Không chỉ trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn, các chất này còn kích ứng niêm mạc của tử cung và sẽ được cho là làm tăng sự co bóp, cung cấp máu và kích thích hệ miễn dịch ở tử cung của trâu. Khả năng tiêu diệt vi khuẩn và phản ứng viêm được gây ra bởi Chlorhexidine được cho là giảm số lượng vi khuẩn ở trong tử cung và giúp cho quá trình loại thải dịch viêm ở tử cung ra ngoài. Các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các hóa chất kích ứng tử cung có thể rút ngắn quãng thời gian khi điều trị đến khi bò động dục trở lại. Tuy nhiên nhìn chung việc sử dụng các hóa chất để điều trị viêm tử cung không được khuyến khích, việc điều trị này có thể gây ra tổn thương trên đường sinh dục của trâu cái sinh sản và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát bởi các loại vi khuẩn khác.

2.4.3. Điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh

Hiện nay để điều trị cho trâu bị viêm tử cung người ta sử dụng kháng sinh để điều trị là phổ biến, và có nhiều loại kháng sinh được sử dụng. Các kháng sinh nhóm Sulfonamides, Tetracyclines, Beta- lac tam (β-lactam), Aminoglycosides, Cephalosporins được dùng kết hợp nhưng đối với bò sữa thì không được khuyến khích vì người ta lo ngại sự tồn dư kháng sinh trong thịt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hiện nay chỉ có oxytetracyline được khuyến cáo dùng trong các trường hợp viêm tử cung cấp tính gây ra bởi các chủng Staphylococcus Streptococcus.

Việc sử dụng kháng sinh bơm vào trong tử cung để điều trị viêm tử cung rất phổ biến và được dùng để điều trị tất cả các thể viêm tử cung. Bơm kháng sinh vào trong tử cung có tác dụng cấp kháng sinh trực tiếp vào tử cung, thuốc có

thể tác dụng trực tiếp mau chóng đến các tổ chức viêm ở tử cung, mau chóng tiêu diệt vi khuẩn, duy trì nồng độ thuốc điều trị cao tại tổ chức bị viêm và hạn chế hấp thu thuốc kháng sinh vào toàn thân.

Có nhiều kháng sinh có thể được hấp thu qua tử cung tới toàn thân như Sulfonamides, Penicillins, nitrofurazone, Aminoglycosides và chloramphenicol. Thời gian bị mắc bệnh, thời điểm điều trị, tình trạng của tử cung, khả năng hấp thu thuốc ở các mô bào tử cung, sự phân bố thuốc là các yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của các thuốc vào các mô bào của tử cung sau khi dùng thuốc. Tử cung ở tình trạng hồi phục càng nhiều thì khả năng hấp thu thuốc càng tốt so với tử cung ở tình trạng sau đẻ. Đối với các trường hợp viêm tử cung từ 21 ngày sau đẻ trở đi thường cho kết quả hấp thu thuốc vào các mô bào của tử cung thấp hơn. Nồng độ thuốc quá cao ở niêm mạc sẽ dẫn tới kích ứng niêm mạc. Môi trường của tử cung sau đẻ cũng làm giảm/ mất hiệu quả của nhiều thuốc. Các yếu tố như thiếu oxy, các enzyme phân giải kháng sinh, chảy mủ, chảy dịch, các mảnh mô bào chết có thể làm giảm hiệu quả của một số kháng sinh khi chúng được bơm vào tử cung ngay sau đẻ. Hơn nữa, khi bơm các kháng sinh vào tử cung của trâu các kháng sinh này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng của bạch cầu. Chỉ khi nào viêm tử cung tương đối nặng thì mới nên sử dụng kháng sinh bơm vào trong tử cung để điều trị. Tuy nhiên để chẩn đoán thể bệnh này không phải là dễ về mặt thực hành. Những trường hợp viêm tử cung nặng như viêm mủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình bệnh viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn trâu nuôi tại các nông hộ huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)