Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Điều trị bệnh viêm tử cung
2.4.1. Ứng dụng, sử dụng PGF2α trong điều trị viêm tử cung
Trong sinh sản, việc sử dụng kích dục tố đóng vai trò quyết định sự thành công của công nghệ sinh sản. Một trong những kích dục tố đang thông dụng trên thế giới là prostanglandin F2α (PGF2α). Nhờ tác dụng kích thích đối với cơ quan sinh dục cũng như hệ thống điều khiển quá trình sinh sản của cơ thể mà PGF2α được sử dụng như một công cụ đặc biệt của công nghệ sinh sản trong chăn nuôi nhất là đối với đại gia súc lớn.
Trên thế giới, PGF2α đã được nghiên cứu sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của công nghệ sinh sản và thu được nhiều kết quả cao.
Ở Việt Nam trong nhưng năm gần đây, nhiều nhà khoa học như Nguyễn Tấn Anh và cs. (1984), Trịnh Quang Phong, Đào Đức Thà (1993), Đỗ Kim Tuyên (1995), Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997)…đã nghiên cứu ứng dụng PGF2α trong chăn nuôi thú y. Tuy nhiên, những tư liệu về việc sử dụng PGF2α điều trị bệnh sản khoa của trâu còn rất ít. Do đó việc tiến hành thử nghiệm sử dụng PGF2α điều trị các bệnh sản khoa cho trâu là cần thiết.
Trong điều trị những trâu bị viêm tử cung có thể dùng PGF2α để điều trị. Nhờ tác động của PGF2α, tử cung nhu động, co bóp, tống chất bẩn trong tử cung ra ngoài, đồng thời giúp cho sự hoạt động của bộ máy sinh dục trở lại bình thường. Theo phương pháp này, tỷ lệ khỏi viêm đạt 70 – 90%. Cũng có thể tiêm kết hợp như tiêm GnRH 48 giờ sau khi tiêm PGF2α, sự kết hợp này
đã giúp 100% trâu, bò viêm khỏi bệnh. Theo Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997).
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng tích cực của PGF2α không phụ thuộc vào nồng độ progesteone. Sử dụng mấy liều PGF2α và tần xuất sử dụng PGF2α ra sao? Trong nghiên cứu của Rico et al. (1991).
Ngoài ra có thể sử dụng hormon để điều trị viêm tử cung
Mục đích của việc sử dụng hormone điều trị viêm tử cung sau đẻ là để kích hoạt chu kỳ động dục do đó sẽ làm tăng hàm lượng oestrogen. Hormone này có tác dụng lên tử cung theo các cơ chế sau:
Nó kích thích sự phục hồi của tử cung tăng cường quá trình đẩy dịch viêm trong tử cung ra ngoài;
Nó tăng cường quá trình tạo ra chất nhày trong tử cung, cách chất nhày này có chứa các thành phần tham gia quá trình phòng vệ cho cơ thể;
Oestrogen làm giảm hàm lượng progesterone, do đó làm tăng quá trình thực bào của bạch cầu đa nhân trung tính và do đó làm tăng khả năng chống lại nhiễm trùng trong tử cung.
Từ năm 1960, estradiol được cấp phép sử dụng cho điều trị các bệnh không động dục và thể vàng tồn lưu ở trâu, bò sinh sản. nghiên cứu cho thấy rằng oegtrogen thúc đẩy quá trình thải dịch viêm trong tử cung của trâu mắc bệnh viêm tử cung hóa mủ, nó cũng giúp cho quá trình đào thải nhau thai tốt hơn ở trâu sinh sản, mà sót nhau có mối quan hệ trực tiếp với viêm tử cung. Do đó oegtrogen có thể dùng để phòng bệnh viêm tử cung. Estradiol cypionate được sử dụng để điều trị bệnh viêm tử cung, có thể dùng 4mg estradio tiêm bắp cho trâu trong những ngày 10-25 sau khi đẻ. Phương pháp điều trị trên dựa trên giả thiết cho rằng trâu, bò dưới tác động của estrogen thường có khả năng kháng lại nhiễm trùng tử cung tốt hơn những trâu, bò khác. Giả thiết này dựa trên những quan sát trâu, bò có chu kỳ động dục bình thường sau đẻ thường ít mắc bệnh viêm tử cung hơn là các trâu, bò không có chu kỳ bình thường và khi dùng estrogen thì khả năng thực bào ở tử cung sẽ tăng lên.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy oetradiol kích thích tử cung chống lại nhiễm trùng thông qua sự tăng cường chuyển động của tử cung cũng như sự tăng cường sự sản xuất dịch nhày do đó kích thích quá trình đào thải sản dịch và sự co bóp, phục hồi của tử cung. Sử dụng oetradiol để điều trị viêm tử
cung cũng còn nhiều tranh cãi. Sự ảnh hưởng oetradiol đối với trâu việc thiếu các bằng chứng khoa học và hiệu quả của oestrogen trong điều trị viêm tử cung là do sự lo ngại sử dụng hormon này một cách bừa bãi trên trâu, bò đặc biệt là bò khai thác sữa.
2.4.2. Điều trị viêm tử cung bằng hóa dược
Các chất hóa dược được điều trị trong viêm tử cung bao gồm Iodine, Chlorhexidine và Saline (Pulfer and Riese, 1991). Tuy vậy ít có các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các chất này trong điều trị bệnh viêm tử cung. Hiện nay chỉ có duy nhất một hóa dược duy nhất không phải là kháng sinh được cấp phép để điều trị viêm tử cung trên trâu ở Mỹ đó là Chlorhexidine (Bouters and Vandeplassche, 1977; Bretzlaff,1987). Không chỉ trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn, các chất này còn kích ứng niêm mạc của tử cung và sẽ được cho là làm tăng sự co bóp, cung cấp máu và kích thích hệ miễn dịch ở tử cung của trâu. Khả năng tiêu diệt vi khuẩn và phản ứng viêm được gây ra bởi Chlorhexidine được cho là giảm số lượng vi khuẩn ở trong tử cung và giúp cho quá trình loại thải dịch viêm ở tử cung ra ngoài. Các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các hóa chất kích ứng tử cung có thể rút ngắn quãng thời gian khi điều trị đến khi bò động dục trở lại. Tuy nhiên nhìn chung việc sử dụng các hóa chất để điều trị viêm tử cung không được khuyến khích, việc điều trị này có thể gây ra tổn thương trên đường sinh dục của trâu cái sinh sản và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát bởi các loại vi khuẩn khác.
2.4.3. Điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh
Hiện nay để điều trị cho trâu bị viêm tử cung người ta sử dụng kháng sinh để điều trị là phổ biến, và có nhiều loại kháng sinh được sử dụng. Các kháng sinh nhóm Sulfonamides, Tetracyclines, Beta- lac tam (β-lactam), Aminoglycosides, Cephalosporins được dùng kết hợp nhưng đối với bò sữa thì không được khuyến khích vì người ta lo ngại sự tồn dư kháng sinh trong thịt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hiện nay chỉ có oxytetracyline được khuyến cáo dùng trong các trường hợp viêm tử cung cấp tính gây ra bởi các chủng Staphylococcus và Streptococcus.
Việc sử dụng kháng sinh bơm vào trong tử cung để điều trị viêm tử cung rất phổ biến và được dùng để điều trị tất cả các thể viêm tử cung. Bơm kháng sinh vào trong tử cung có tác dụng cấp kháng sinh trực tiếp vào tử cung, thuốc có
thể tác dụng trực tiếp mau chóng đến các tổ chức viêm ở tử cung, mau chóng tiêu diệt vi khuẩn, duy trì nồng độ thuốc điều trị cao tại tổ chức bị viêm và hạn chế hấp thu thuốc kháng sinh vào toàn thân.
Có nhiều kháng sinh có thể được hấp thu qua tử cung tới toàn thân như Sulfonamides, Penicillins, nitrofurazone, Aminoglycosides và chloramphenicol. Thời gian bị mắc bệnh, thời điểm điều trị, tình trạng của tử cung, khả năng hấp thu thuốc ở các mô bào tử cung, sự phân bố thuốc là các yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của các thuốc vào các mô bào của tử cung sau khi dùng thuốc. Tử cung ở tình trạng hồi phục càng nhiều thì khả năng hấp thu thuốc càng tốt so với tử cung ở tình trạng sau đẻ. Đối với các trường hợp viêm tử cung từ 21 ngày sau đẻ trở đi thường cho kết quả hấp thu thuốc vào các mô bào của tử cung thấp hơn. Nồng độ thuốc quá cao ở niêm mạc sẽ dẫn tới kích ứng niêm mạc. Môi trường của tử cung sau đẻ cũng làm giảm/ mất hiệu quả của nhiều thuốc. Các yếu tố như thiếu oxy, các enzyme phân giải kháng sinh, chảy mủ, chảy dịch, các mảnh mô bào chết có thể làm giảm hiệu quả của một số kháng sinh khi chúng được bơm vào tử cung ngay sau đẻ. Hơn nữa, khi bơm các kháng sinh vào tử cung của trâu các kháng sinh này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng của bạch cầu. Chỉ khi nào viêm tử cung tương đối nặng thì mới nên sử dụng kháng sinh bơm vào trong tử cung để điều trị. Tuy nhiên để chẩn đoán thể bệnh này không phải là dễ về mặt thực hành. Những trường hợp viêm tử cung nặng như viêm mủ nặng thường không có phản ứng với việc sử dụng kháng sinh tại chỗ. Một lý do có thể đó là do các tình trạng viêm nặng như vậy đã hạn chế sự hấp thu kháng sinh vào các mô bào của tử cung nên không thể điều trị được bệnh. Vì có nhiều nhược điểm như vậy mà phương pháp điều trị tại chỗ nếu dùng đơn lẻ thường sẽ thất bại khi điều trị viêm tử cung sau đẻ.
Oxytetracyline cũng được sử dụng nhiều trong điều trị viêm tử cung nhẹ (Gilbert and Schwark, 1992). Việc sử dụng Oxytetracyline điều trị toàn thân có thể gây ra các lo ngại. Nghiên cứu bởi Bretzlaff et al. (1992) cho thấy liều 11mg/kg tiêm tĩnh mạch, 2 lần/ ngày mới đủ để điều trị bệnh. Khi sử dụng liều trên, tiêm 1 lần/ ngày, hiệu quả điều trị sẽ thấp, đây là 1 liệu trình không có tính thực tiễn cao. Chính vì vậy, mặc dù là thuốc duy nhất được Cục quản lý thực phẩm và dược Mỹ cấp phép cho sử dụng để điều trị viêm tử cung sau đẻ, nhưng Oxytetracyline không phải là kháng sinh ưa thích trong điều trị viêm tử cung ở đối tượng này.
Các kháng sinh có thể được kết hợp với nhau để điều trị viêm tử cung. Nhiều tác giả khuyến cáo việc dùng Penicilin toàn thân kết hợp với Oxytetracyline tại chỗ để điều trị bệnh (Thurmod et al., 1993). Tuy nhiên việc sử dụng liệu trình này gây ra tồn dư kháng sinh.
Nồng độ thuốc trong tử cung cần phải đủ để tiêu diệt một cách hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh và việc sử dụng kháng sinh Penicillin hoặc Ceftiofur có thể đạt được điều đó. Hơn nữa, việc điều trị toàn thân giúp loại nguy cơ gây tổn thương đối với mô bào tử cung. Điều trị toàn thân cũng giúp loại bỏ nguy cơ giảm hiệu quả của kháng sinh do tác động cản trở của nhau thai, các chất thải và mủ trong tử cung. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, để Penicillin và Oxytetracyline có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm tử cung thì chúng sẽ phải được dùng cao hơn liều khuyến cáo. Ngoài ra khi sử dụng kháng sinh để điều trị viêm tử cung cần phải quan tâm đến việc tồn dư kháng sinh và giá thành điều trị.