Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Kết quả phân lập, giám định thành phần vi khuẩn và xác định tính mẫn cảm
XÁC ĐỊNH TÍNH MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ DỊCH VIÊM TỬ CUNG.
4.3.1. Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung trâu. viêm tử cung trâu.
Kết quả khảo sát cho thấy trâu ở 4 xã đang theo dõi thường bị viêm âm hộ, tiền đình và âm đạo, viêm tử cung (các thể). Thấy hiện tượng dịch rỉ viêm chảy từ trong ra âm đạo ra ngoài. Như vậy trong tử cung vi khuẩn có thể xâm nhiễm từ trong ra và cũng có thể từ ngoài vào.
Tôi đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm các vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong đường sinh dục trâu cái và tình trạng bội nhiễm của nó khi bị viêm.
Kết quả thành phần các loại vi khuẩn có trong dịch đường sinh dục trâu cái bị viêm được trình bày qua bảng 4.13.
Bảng 4.13. Thành phần các loại vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung trâu cái
Loại dịch Loại vi khuẩn
Dịch tử cung trâu bị viêm
số mẫu kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ (%)
E.coli 14 3 21,42
Staphylococcus spp 14 12 85,71
Streptococcus spp 14 12 85,71
Salmonella spp 14 2 14,28
Qua bảng 4.13. kết quả xét nghiệm 14 mẫu bệnh phẩm cho được kết quả như sau: 12 mẫu bệnh phẩm dương tính với Staphylococcus spp và
Staphylococcus spp chiếm tỷ lệ85,71(%). Có 2 mẫu (+) với Salmonella spp tỷ lệ 14,28 (%), 3 mẫu (+) với E.coli tỷ lệ21,42(%)
Vì vậy việc điều trị các chứng viêm nhiễm ở đường sinh dục trâu cái, nhất là bệnh viêm tử cung cần thiết phải có những biện pháp nhằm vào các loại vi khuẩn trên.
Hình 4.7. Phân lập Salmonella
trên môi trường SS agar
Hình 4.8. Phân lập E.coli
Hình 4.9. Hình ảnh phân lập Staphylococcus và Streptococcus
trên môi trường thạch máu
Hình 4.10. Hình thái Staphylococcus Hình 4.11. Hình thái Streptococcus
4.3.2. Kết quả xác định tính mẫm cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung. phân lập được từ dịch viêm tử cung.
Vi khuẩn Staphylococcus spp và Streptococcus spp phân lập từ 14 mẫu dịch tử cung trâu bị viêm được tiến hành làm kháng sinh đồ nhằm đánh giá tính mẫn cảm của chúng với một số thuốc kháng sinh thường dùng, kết quả được trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Tính mẫn cảm của vi khuẩn Staphylococcus spp và Streptococcus spp với thuốc kháng sinh thường dùng
Vk Ks
Số mẫu
kiểm tra Staphylococcus spp Streptococus spp
n(+) Tỷ lệ n(+) Tỷ lệ Norfloxacin 12 10 83,33 11 91,67 Amoxycillin 12 11 91,67 9 75,00 12 9 75,00 8 66,67 Erythromycin 12 1 8,33 1 8,33 Streptomycin 12 2 16,67 3 25,00 Enrofloxacin 12 7 58,33 7 58,33 Kanamycin 12 9 75,00 8 66,67 Floxy 12 2 16,67 2 16,67 Doxycycline 12 5 41,67 4 33,33 Colistin 12 1 8,33 2 16,67 Lincomycin 12 1 8,33 2 16,67 Tiamulin 12 1 8,33 1 8,33 Tetracyclin 12 8 66,67 8 66,67 Tylosin 12 0 0 1 8,33
Trong tổng số 14 loại kháng sinh được lựa chọn đê thử tính mẫn cảm của vi khuẩn Staphylococcus spp và Streptococcus spp thì Norfloxacin là loại kháng sinh có tính mẫn cảm cao nhất đối với cả 2 loại vi khuẩn: 83,33(%) với
Staphylococcus spp và 91,67 (%) với Streptococus spp. Hai lọai vi khuẩn trên đều mẫn cảm cao với Amoxycillin ở mức 91,67 (%) với Staphylococcus spp và 75,00 (%) với Streptococus spp. Nghiên cứu của chúng tôi giống với công bố trước đây của Nguyễn Văn Thanh và cs. (2007) nghiên cứu thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trâu, bò bằng Norfloxacin là một thuốc có tác dụng tốt trong điều trị viêm tử cung trâu, bò.
Như vậy kết quả của tôi cũng phù hợp với nhận xét của Aspock C, et al.
(1994), ở bệnh viện của thành phố Viên khi nghiên cứu tính kháng của vi khuẩn
Streptococcusspp. Ông cho biết tính kháng thuốc của vi khuẩn phụ thuộc nhiều vào mức độ sử dụng thuốc của từng địa phương đối với các bệnh cụ thể.
Hình 4.12. Hình ảnh độ mẫn cảm của vi khuẩn Staphylococcus spp
với 14 loại kháng sinh thường dùng
Hình 4.13. Hình ảnh độ mẫn cảm của vi khuẩn Streptococcusspp với 14 loại kháng sinh thường dùng